Trang chủChữa bệnh tại nhàCách chữa trẻ con bị ỉa chảy tại nhà

Cách chữa trẻ con bị ỉa chảy tại nhà

Ỉa chảy là một loại bệnh do chức năng dạ dày và đường ruột rối loạn gây nên thường thấy ở trẻ con, đặc trưng lâm sàng của bệnh này là, số lần đi ỉa tăng lên nhiều, phân loãng hoặc như bọt lòng đỏ trứng gà và kèm theo cặn bã khác.

Bệnh này vào mùa hè và mùa thu trẻ con mắc nhiều, nhất là trẻ con trong vòng 2 tuổi, dễ làm cho trẻ con mất nước, bị choáng. Mắc bệnh nhiều lần sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng, ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của trẻ con. Nguyên nhân thường thấy ở bệnh này là ăn uống không hợp vệ sinh, bị nhiễm lạnh hoặc bị nhiễm vi rút V. V…

Nội dung chữa trẻ con bị ỉa chảy

Tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tìm phương pháp chữa bệnh đúng nguyên nhân gây bệnh.

Điều chỉnh và hạn chế ăn uống, giảm bớt gánh nặng cho đường ruột và dạ dày. Trẻ mới bắt đầu bị nặng, nên nhịn ăn từ 8 – 24 giờ, đồng thời cho uống nước muối, đường nhạt. Căn cứ vào bệnh tình mà tăng dần mức ăn uống của trẻ. Tăng thức ăn mới cũng phải dần dần.

Thức ăn và bát đĩa đều phải chú ý khử trùng. Thức ăn ướp lạnh không được quá 2 ngày, trước khi ăn cũng phái hâm nóng hoặc nấu chín.

Động viên mẹ cho con bú, không nên thôi cho con bú vào mùa hè.

Cách chữa ỉa chảy do rối loạn cơ năng
Cách chữa ỉa chảy do rối loạn cơ năng

Phương pháp trị bên trong

Phương thuốc hiệu nghiệm.

  1. Hoa lựu 25 gam, ngó sen, 4 đoạn, mạch nha 10 gam, sắc uống, ngày 2 lần.
  2. Rau dền 15 gam, kim anh tử 15 gam, cỏ bờm ngựa 10 gam, sắc uống, ngày 2 lần.
  3. Thương truật, bạch truật, trạch tả, phòng phong, cam thảo, mỗi thứ 3 gam, trần bì, hậu phác, phục linh, trư linh, thăng ma. nhục đậu khấu mỗi thứ 6 gam, sắc uống ngày 2 lần. Dùng cho trẻ hư hàn tả (triệu chứng: phân loãng, không thối, chân tay không ấm).
  4. Sơn tra, thần khúc, chế bán hạ, hạt cải củ, trần bì mỗi thứ 6 gam, mạch nha, phục linh, mỗi thứ 9 gam, liên kiều 5 gam, sắc uống, ngày 2 lần. Dùng cho trẻ thương thực tả (triệu chứng: phân dẻo dính, chua thối, nôn mửa v.v…)
  5. Cát căn 9 gam, xa tiền tử 9 gam, trạch tả, phục linh, mỗi thứ 9 gam, hoàng cầm, thần khúc, mỗi thứ 6 gam, xuyên phác, cam thảo, mỗi thứ 3 gam. Xuyên liên 2 gam, sắc uống, ngày 2 lần. Dùng cho trẻ thấp nhiệt tả (triệu chứng: phân màu vàng lục, ỉa như rót nước, đít nóng).
  6. Đẳng sâm, phục linh, bạch truật, ý dĩ, mỗi thứ 9 gam, cam thảo, trần bì, cát cánh, sa nhân mỗi thứ 3 gam, sơn dược, hạt sen mỗi thứ 12 gam, đậu ván 5 gam. Sắc uống, ngày 2 lần. Dùng cho trẻ tỳ hư tả (triệu chứng: phân màu nhạt, không thối, người gầy mặt vàng, thích ngủ không muốn ăn)

    Cây ý dĩ thân thảo, có dáng gần giống cây ngô
    Cây ý dĩ thân thảo, có dáng gần giống cây ngô

Chữa bệnh bằng ăn uống.

  1. Táo 1-2 quả, bó ruột giã nhỏ, ăn làm nhiều lần.
  2. Củ cải đường 250 gam, sắc lấy nước đặc, uống làm vài lần
  3. Gạo tẻ 50 gam, hoài sơn dược 60 gam, nấu cháo ăn.
  4. Đậu ván 60 gam, sắc lấy nước đặc, uống vài lần.

Chữa bệnh bên ngoài

  1. Ngô thù du 10 gam, nghiền nhỏ, hoà với dấm thành hồ đắp vào rốn, lấy vải màu buộc lại.
  2. Xa tiền tử 6 gam, bột lục vị 10 gam, cùng nghiền nhỏ đắp vào rốn, mỗi ngày 1 lần. Dùng cho trẻ thấp nhiệt tả.
  3. Cao thương thấp giảm đau hoặc cao tiêu viên giảm đau dán vào rốn, sau khi ngừng ỉa chảy vẫn dán tiếp 2 ngày.
  4. Muối ăn 50 – 100 gam, rang nóng cho vào túi vải, chườm vào rốn, không bỏng là được, mỗi ngày 3 – 5 lần, mỗi lần 20 phút. Dùng cho trẻ hư hàn tả.
  5. Để bàn tay vào bụng trẻ, lấy rốn làm trung tâm, xoa tròn theo chiều kim đồng hồ, khoảng 10 phút.

Các phương pháp khác

  1. Phương pháp ngâm chân: Cát căn 50 gam, bạch đậu ván (đậu ván trắng) 100 gam, xa tiền thảo 150 gam nấu nước ngâm chân. Dùng cho trẻ thấp nhiệt tả.
  2. Uống nước chè: Trong thời gian không cho trẻ ăn, cho trẻ uống nước chè mỗi giờ một lần, mỗi lần 3 thìa canh.
  3. Ngâm thuốc: Gừng sống 15-30 gam, nấu nước, cho trẻ ngâm vào nước gừng 15-30 phút.
  4. Đeo túi thuốc: Lá ngải 40 gam, đại hồi hương, vỏ thông 20 gam, tế tập, nhục quế, ngô thù du, bạch chỉ, gừng khô, hạt tiêu, mỗi thứ 15 gam, cũng nghiền nhỏ, cho vào túi vải, đeo vào bụng trẻ con. Dùng cho trẻ hư hàn tả.

Trẻ con bị ỉa chảy cần lưu ý.

  1. Trẻ con về mùa thu và mùa đông bị ỉa chảy vì nhiễm vi rút và do nhiễm lạnh, tiêu hoá không tốt, phản ứng thức ãn v.v… nếu lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ có hại không có lợi. Chỉ khi nào do vi rút gây nên thì mới được dùng kháng sinh.
  2. ỉa chảy và nôn mửa nghiêm trọng, có thể dẫn tới mất nước mất a xít, trúng độc triệu chứng: lượng nước tiểu giảm rõ rệt, mệt mỏi, khóc không có nước mắt, hốc mắt lõm xuống nếu xử lí không kịp thời, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, vì vậy phải đưa bệnh viện chữa bệnh.
  1. Không nên lạm dụng thuốc ỉa chảy (như thuốc phục tả định) đặc biệt là trong thời kỳ cấp tính.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây