Trẻ em bị khó tiêu – Nguyên nhân, hướng xử lý

Chăm sóc bé

Một cơn khó tiêu có thể gây nhiều phiền toái như xì hơi, cảm thấy quá đầy và ợ nóng, ợ nóng là một cảm giác nóng rát do axit dạ dày chảy ngược vào thực quản và kích thích niêm mạc thực quản gây ra. Dòng chảy ngược này, hay trào ngược dạ dày thực quản, cũng gây nên vị chua đôi khi xuất hiện sau một bữa ăn nhiều chất béo hoặc khó tiêu. Trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trào ngược.Cách chữa ỉa chảy do rối loạn cơ năng

Những tác giả của những phương thuốc không chính thống tuyên bố rằng khó tiêu là do quá nhiều axit mà ra, nhưng thực ra, nó là do axit ở sai chỗ. Yếu tố kích hoạt đôi khi lại là do quá nhiều thức ăn. Cơ vòng ở cuối thực quản nới ra để thức ăn đi qua và đóng chặt lại để giữ thức ăn trong dạ dày. Tuy nhiên, một số tác nhân có thể khiến cơ vòng mở sai thời điểm. Áp lực do dạ dày quá đầy, béo phì, hoặc nằm sau khi ăn có thể ép nó mở ra. Một bữa ăn khó tiêu, nhiều chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa trong dạ dày và góp phần làm quá tải. Những thức ăn có thể khiến cơ vòng nới ra bao gồm: các sản phẩm từ cà chua, sô cô la, cafeine và bạc hà. Một số loại thuốc nhất định, như một số thuốc dùng để điều trị hen suyễn, cũng có thể có hiệu ứng này.

Miễn là em bé sơ sinh của bạn lớn ở tốc độ bình thường, hiếm khi bé gặp vấn đề về dạ dày ruột trầm trọng.

CẢNH BÁO!

Đừng chữa chứng khó tiêu của bé bằng các chất giảm axit dạ dày, các phương thuốc ức chế axit không qua kê đơn, hoặc các thuốc tự chế từ bột nổi (baking soda). Thường xuyên sử dụng các thuốc giảm axit và một số thuốc giảm đau có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Chỉ sử dụng những cách này và tất cả các loại thuốc theo lời khuyên của bác sĩ nhi.

Đối phó với trào ngược dạ dày thực quản

Định thời gian bữa ăn tối sao cho con có đủ 1 hoặc 2 tiếng đồng hồ nghỉ ngơi yên tĩnh, và không ăn hoặc uống trước giờ ngủ. Sau các bữa ăn bé nên ngồi trên một chiếc ghế thẳng lưng khi đọc sách hay làm bài tập về nhà, hoặc một hoạt động nhẹ để quá trình tiêu hóa có thời gian hoạt động. Đi nằm ngay sau khi ăn sẽ kích thích dòng chảy ngược của các thứ chứa trong dạ dày vào thực quản. Bé có thể ngủ thoải mái hơn nếu bạn nâng đầu bé lên bằng cách kê gối hoặc nệm dành cho trẻ trào ngược (có bán tại các tiệm thuốc). Ngủ với nửa thân trên nâng lên sẽ tận dụng trọng lực để ngăn cản dòng chảy ngược.

Nếu bé gặp rắc rối với chứng khó tiêu hoặc các triệu chứng khác liên quan tới bệnh trào ngược dạ dày ruột, bác sĩ nhi cũng có thể kê một loại thuốc để giảm axit dạ dày hoặc ức chế axit tràn vào thực quản.

Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu trẻ sơ sinh bị:

  • Nôn không ngừng
  • Tăng cân kém.
MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CỐ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CÁN THỰC HIỆN
Con bạn được 2 tới 6 tuần tuổi, lần nào ăn bé cũng bị nôn. Bé nôn theo kiểu thành vòi hoặc vọt mạnh. Bé không tăng hoặc giảm cân. Chứng hẹp môn vị. Gọi bác sĩ nhi ngay lập tức.
Con bạn được hơn 6 tuần, nôn sau ăn (nhưng không nôn thành vòi hay vọt mạnh). Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (ợ lên trong quá trình cơ vòng nới ra giữa thực quản và dạ dày). Nói chuyện với bác sĩ nhi. Một số hiện tượng nôn hoặc trớ là bình thường; hầu hết trẻ sơ sinh sẽ tự thoát khỏi vấn đề ở khoảng 1 tuổi.
Con bạn bị nôn sau mỗi bữa ăn và chậm phát triển trầm trọng. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản do vấn đề về phát triển. Nói chuyện với bác sĩ nhi; con bạn có thể cần được đánh giá kỹ hơn hoặc điều trị y tế hay phẫu thuật.
Con bạn kêu đau dạ dày và thỉnh thoảng có vị chua, nóng rát trong họng. Viêm dạ dày.

Loét đường tiêu hóa (có thể liên quan tới nhiễm khuẩn Helicobacterpylori).

Nói chuyện với bác sĩ nhi. Họ có thể sẽ giới thiệu con bạn tới một chuyên gia tiêu hóa nhi.
Con bạn bị nóng rát trong ngực, giọng bị khàn, ho mãn tính hoặc thở khò khè. Bé từng bị viêm phổi. Bé tăng cân nhưng chậm. Ảnh hưởng đến đường hô hấp do trào ngược dạ dày thực quản. Bác sĩ nhi sẽ khám cho bé và có thể cùng bạn xem lại chế độ ăn của bé. Bé có thể nhận được sự trợ giúp từ điều trị y tế cũng như cắt giảm các đồ ăn béo, các sản phẩm từ cà chua và cocacola.
Con bạn bị đau rát ở ngực. Bé ăn vội vã và đôi khi ân quá nhiều. Bé bị đầy hơi hoặc chướng. Chứng nuốt hơi. Ăn quá nhiều. Viêm thực quản. Ăn quá nhanh. Điều chỉnh tốc độ bữa ăn sao cho cả nhà ăn một cách thong thả. Bác sĩ nhi sẽ khám cho bé để xác định liệu vấn đề sức khỏe của bé có cần được điều trị không.
Con bạn đang ở tuổi đi học hoặc tuổi thiếu niên, thường xuyên bị đầy bụng, chướng bụng, chuột rút và tiêu chảy sau bữa ăn. Bé lớn chậm. Chứng hấp thu kém như không dung nạp đường lactose.

Bệnh Celiac (ruột non quá nhạy cảm với gluten).

Hội chứng ruột kích thích.

Viêm đường ruột mãn tính (như bệnh Crohn hoặc viêm loét ruột kết).

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và nếu cần có thể giới thiệu tới một chuyên gia về tiêu hóa nhi. Có thể nên áp dụng một số thay đổi trong chế độ ăn.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận