Trẻ bị mẩn ngứa – Nguyên nhân, hướng xử trí

Chăm sóc bé

Khi trẻ bị mẩn ngứa, bé có thể vừa tiếp xúc với một chất kích thích hoặc nhân tố gây dị ứng. Hoặc bé bị nhiễm virus. Những trẻ có phản ứng dị ứng với thuốc cũng có thể bị ngứa nhiều.

Ngứa mà không có vết mẩn xuất hiện vì nhiều lý do, nhất là ở trẻ có da khô và viêm da cơ địa (eczema) và khi lò sưởi cùng không khí mùa đông làm da bị khô. Nhiễm nấm và nấm men cũng có thể gây ngứa, dù không liên quan tới bệnh hắc lào hay hăm tã bỉm do nấm, chúng cũng không phải hiện tượng thường gặp trước tuổi dậy thì.

Một số trẻ em gãi do thói quen, điều đó làm kích ứng da và lại càng khiến trẻ muốn gãi thêm nữa. Những trẻ bị khoang eczema đặc biệt dễ mắc vào vòng luẩn quẩn ngứa-gãi-ngứa. Ở một số trẻ, da có thể bị nứt và đau, có thể bị nhiễm trùng.

Da bị ngứa mà không nổi mẩn có liên quan tới một số bệnh toàn thân, nhưng những bệnh này hiếm gặp ở trẻ em. Các em nữ có thể xấu hổ vì bị ngứa do viêm âm đạo, và các bé trai tuổi thiếu niên dễ bị ngứa do các loại nhiễm nấm được gọi là nấm da ở vùng bẹn và nấm ở bàn chân. Bác sĩ nhi có thể khuyên dùng các sản phẩm không cần kê đơn để điều trị hai bệnh này và bạn nên khuyến khích con trai mình lau khô thật kỹ sau khi tắm.

Gọi bác sĩ nhi nếu con bạn:

  • Bị ngứa kèm theo sưng môi hay mặt
  • Phát mẩn ngứa sau khi bắt đầu uống thuốc
  • Bị một mảng chàm có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, ấm và có mủ
  • Có thói quen gãi gây ra các vấn đề về da hoặc khó khăn về mặt xã hội.

CẢNH BÁO!

Nếu da của con bạn ngứa, hãy sử dụng xà phòng loại nhẹ để giặt, và tránh các chất tẩy có chứa thuốc nhuộm và nước hoa. xả quần áo thật kỹ, và nếu cần, chạy máy thêm một vòng nữa bằng nước sạch để gột sạch số xà phòng còn thừa lại.

Kiểm soát bệnh Eczema

Eczema, còn được gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh về da rất phổ biến làm cho da tấy đỏ, ngứa ngáy. Đôi khi da bị bao phủ bởi những vết sưng rỉ nước và cứng. Ở eczema mãn tính, có thể kéo dài nhiều tháng hoặc năm, da bị dày lên, đóng vảy, rạn, nứt và màu sậm lại.

Eczema thường xuất hiện ở các bé mà gia đình có xu hướng bị eczema và dị ứng, dù ở hầu hết các trẻ, mẩn không phải do dị ứng gây ra. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng phần lớn các trường hợp, nó phát sinh ở tuổi thứ năm. Ở trẻ nhỏ giữa 2 và 6 tháng tuổi, eczema xuất hiện dưới dạng ngứa, tấy đỏ và các vết sưng trên mặt và da đầu, có thể lan tới cánh tay và người. Trong nửa số trường hợp, vết mẩn biến mất khi được 2 hay 3 tuổi. Nhiều trẻ em tự khỏi bệnh này khi được 6 tuổi, những trẻ khác thì ở tuổi dậy thì. Ở các trẻ khác, đôi khi nó có thể xuất hiện trở lại ngay cả ở tuổi thanh niên hay tuổi trưởng thành.

Nếu bạn nghi ngờ một số loại thức ăn nhất định đang gây mẩn, hãy tránh chúng ra. Bôi kem dưỡng ẩm khi da bé đang khô. Sử dụng xà phòng có pH trung tính không có mùi. Tắm hàng ngày, không quá nóng và dưỡng ẩm ngay sau đó hoặc bằng chất làm mềm da không cần kê đơn hoặc theo đơn thuốc, có thể giúp giữ ẩm cho da bé. Thuốc antihistamines an thần có thể được các bác sĩ nhi khuyên dùng để giúp bé ngủ khi bị cơn ngứa lên cao nhất vào giờ ngủ. Ở các trẻ bị eczema và dị ứng môi trường, thuốc antihistamines không an thần cũng có thể có tác dụng. Một loại thuốc steroid tại chỗ (bôi trên da) cũng có thể cần trong những giai đoạn ngắn khi bé bị eczema nặng. Không nên sử dụng thuốc này lâu dài. Nhưng một nhóm thuốc tại chỗ không chứa steroid tương đối mới được gọi là thuốc ức chế calcineurin bôi có thể được kê cho các vùng nhạy cảm như mặt và bộ phận sinh dục ở những trẻ lớn hơn 2 tuổi.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn bị những mảng da đỏ, ráp. Các thành viên khác trong gia dinh bị eczema và dị ứng. Viêm da cơ địa (eczema). Bác sĩ nhi sẽ khám cho bé và khuyến nghị cách điều trị cho căn bệnh phổ biến này. Không mặc cho bé đồ gây ngứa.
Con bạn bị các mảng đỏ, dễ bong hoặc mẩn ẩm. Những vùng bị ảnh hưởng có tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như thuốc nhuộm trong quần áo hoặc kiềm ở đồ trang sức. Gần đây bạn đổi loại xà phòng hoặc chất tẩy. Viêm da do tiếp xúc với chất gây dị ứng. Chườm lạnh để giảm cảm giác khó chịu.

Cố gắng xác định và loại bỏ nguồn gây khó chịu. Nếu vết mẩn bị nặng, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và khuyên cách điều trị.

Con bạn bị nổi mẩn ngứa sau khi một con ho, sốt và các triệu chứng đường hô hấp trên. Ban do virus. Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và đưa ra bất cứ biện pháp điều trị nào cẩn thiết.
Con bạn bị phát mẩn rộp sau khi đi ra ngoài. Chỗ mẩn hiện thành vệt. Các loại cây độc

Tẩm ma hoặc các loại thực vật có gai độc khác.

Rửa sạch cả vùng bằng xà phòng và nước, xả nước trong 10 phút. Giặt quần áo bé. Chườm lạnh. Nếu vết mẩn nghiêm trọng, hãy gọi bác sĩ nhi.
Con bạn bị mẩn ngứa ở một vùng da hở. Có những vết sưng với các nốt đỏ ở giữa. Vết cắn của côn trùng, như ấu trùng ve bét, muỗi hoặc bọ chét. Chườm lạnh. Nếu vết mẩn vẫn dai dẳng hoặc vết đốt cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi.
Con bạn phát mẩn lan rộng, ngứa, đỏ, sưng trong vòng một tuần sau khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới. Phản ứng dị ứng với thuốc. Dừng thuốc và nói chuyện với bác sĩ nhi sớm nhất có thể.
Con bạn gãi không ngừng. Bạn thấy trứng chấy trong tóc bé hoặc những dấu đỏ nhạt trên da bé. Ký sinh trên da như chấy rận (trên da đầu) hoặc ghẻ (trên thân người). Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ khuyến nghị cách điều trị và các biện pháp loại bỏ ký sinh khỏi nhà bạn. Thông báo cho trường hoặc trung tâm chăm sóc trẻ của bé.
Con bạn bị những mảng ngứa hình tròn trên da và mảng hói trên da đầu Hắc lào. Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ đưa ra phương pháp điều trị và khuyên cách ngăn chỗ nhiễm lan rộng.
Con bạn phát mẩn trong khi uống một loại thuốc, ví dụ như một loại kháng sinh. Tác dụng phụ của thuốc. Gọi cho bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và kê một loại kháng sinh khác, nếu cần, cũng như chữa trị vấn đề về da.
Con bạn bị ngứa quanh hậu môn, về đêm càng ngứa nhiều. Giun kim. Bác sĩ nhi sẽ khám cho bé và đưa ra cách điều trị thích hợp. Hãy hỏi bác sĩ nhi về cách ngăn ngừa sự lan rộng của vùng bị nhiễm.
Con trai bạn ở tuổi thiếu niên, bé kêu ngứa quanh vùng bẹn. Nấm da vùng bẹn (nhiễm nấm).

Hăm da (viêm ở vùng da gấp nếp).

Bác sĩ nhi sẽ khuyến nghị cách điều trị. Hãy khuyến khích bé tắm xà phòng và lau khô thật kỹ trước khi mặc đồ.
Con gái bạn ở tuổi thiếu niên, bé gặp rắc rối do ngứa vùng âm đạo. Đồng thời, bé có dịch và mùi bất thường. Viêm âm đạo. Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận