Trang chủChăm sóc béTrẻ bị đầy hơi - Nguyên nhân, Hướng xử lý

Trẻ bị đầy hơi – Nguyên nhân, Hướng xử lý

Đầy hơi là một triệu chứng hay gặp ở các vấn đề về ruột, nhưng hiếm khi là dấu hiệu cho một vấn đề nghiêm trọng. Trẻ nhỏ háu ăn thường nuốt cả không khí, lượng khí này tích tụ thành chướng khí trong ruột trẻ. Nhiều bác sĩ nhi tin rằng cảm giác khó chịu do đầy hơi đó là một trong những yếu tố làm cho cơn đau bụng thêm trầm trọng.

Chắc chắn rằng đầy hơi thường được sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn; tuy nhiên, trẻ em cũng như người lớn thường có lượng khí thừa vì chế độ ăn có quá nhiều những loại chất xơ không hoà tan được và chúng lên men trong ruột. Nhiều trẻ sơ sinh và trẻ tập đi cũng nuốt không khí khi khóc hoặc thở bằng miệng vì bị ngạt mũi. Trẻ lớn hơn nuốt không khí khi ăn hay nhai kẹo cao su. Các thức uống có ga cũng có thể là một yếu tố. Một số trẻ lớn hơn 4 tuổi bị đầy hơi vì theo thời gian các bé mất dần khả năng tiêu hóa đường trong sữa.

Gọi bác sĩ nhi nếu con bạn bị đầy hơi trong dạ dày hoặc ruột cùng với:

  • Đau bụng trầm trọng
  • Buồn nôn và nôn kéo hài 12 tiếng hoặc hơn
  • Tiêu chảy không dứt trong hơn 3 ngày
  • Phân lớn và có mùi hôi bất thường.

CẢNH BÁO!

Đừng trị chứng đầy hơi của bé bằng các phương thuốc khó tiêu không được kÊ đơn. Nếu đầy hơi gây khó chịu kéo dài, hãy xin lời khuyên của bác sĩ nhi.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn là trẻ sơ sinh và xì hơi rất nhiều trong những cơn khóc do đau bụng. Bé thường có xu hướng nuốt vội khi ăn. Chứng nuốt hơi khi ăn. Cho bé nghỉ ợ hơi thường xuyên trong mỗi lần ăn và sau đó. Với bé bú bình, hãy cho bé bú bằng loại đầu vú chảy chậm phù hợp với tuổi.
Con bạn ở tuổi mẫu giáo hoặc lớn hơn bị đáy hai kèm với cảm, sụt sịt và ngạt mũi thường xuyên. Nuốt khi khi thở bằng miệng. Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và khuyên cách điều trị nếu cần.
Con bạn ở tuổi đi học và có tiền sử bị đầy hơi kèm tiêu chảy, chướng bụng và khó chịu. Không chịu được đường lactose hoặc thức ăn lạ.

Bệnh Celiac (nhạy cảm với gluten).

Một vấn đề hấp thu kém khác.

Dị ứng thức ăn (hiếm).

Hội chứng ruột kích thích.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ có thể khuyến nghị rằng bạn nên giữ một cuốn nhật ký đồ ăn để lần theo các triệu chứng và các thức ăn bé tiêu thụ hàng ngày. Bác sĩ nhi cũng có thể gợi ý một chế độ ăn loại trừ để xác định các thức ăn nghi ngờ. Nếu bé nghĩ là có một loại thức ăn nào đó làm bé khó chịu, hãy loại bỏ nó khỏi chế độ ăn của bé trong khoảng 1 hay 2 tuần và cho ăn trở lại để xem các triệu chứng có tái xuất hiện hay không.
Con bạn đột nhiên bị chướng bụng, vọp bẻ và tiêu chảy kèm đầy hơi. Tiêu chảy do lây nhiễm.

Nhiễm ký sinh trùng như trùng roi.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và khuyến nghị cách điều trị, tuỳ thuộc vào nguyên nhân tiêu chảy.
Con bạn bị đầy hơi và dạ dày bị khó chịu từ khi uống một loại thuốc kháng sinh hoặc loại thuốc khác. Tác dụng phụ của thuốc. Gọi bác sĩ nhi, họ có thể thay thế đơn thuốc khác hoặc khuyến nghị các phương pháp tối thiểu hóa tác dụng phụ, như uống thuốc vào giờ ăn chẳng hạn.
Con bạn ợ và xì hơi lớn tiếng và thường xuyên. Chế độ ăn nhiều xơ.

Đồ uống có ga.

Hành vi tìm kiếm sự chú ý Nhìn chung, lượng chất xơ tiêu thụ hàng này của bé nên bằng tuổi bé cộng 5g (ví dụ, trẻ 8 tuổi sử dụng 8t + 5g = 13g.

Giảm lượng cám và chất xơ khó tan trong chế độ ăn, thêm nhiều chất xơ có thể hoà tan từ các loại hoa quả và rau. Loại bỏ đồ uống có ga. Khuyến khích vận động vừa phải, nhất là sau các bữa ăn. Nếu xì hơi là cách bé thu hút sự chú ý, hãy cho bé biết hành vi đó là không thể chấp nhận được (nhưng hãy cẩn thận đừng để sự không tán thành của bạn khích lệ bé).
Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây