Tiêm chủng ở trẻ em: các loại tiêm phòng, lịch và thời gian tiêm

Chăm sóc bé

Phần trước đã giới thiệu với các vị phụ huynh một số kiến thức phòng trị đối với những bệnh thường thấy ở trẻ em, từ trong một số bệnh thường thấy đó, chúng ta biết đa số đều thuộc loại bệnh truyền nhiễm, chúng ta đều đã biết, bệnh truyền nhiễm chỉ cần tiêm chủng, cơ bản là có thể đạt được mục đích dự phòng. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu với các bậc phụ huynh về kiến thức liên quan đến tiêm chủng. Tất cả đều vì sức khỏe của chúng ta.

Đối với bệnh tật, người ta đều nếu khẩu hiệu “lấy phòng bệnh là chính, phòng trị kết hợp”. Cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật, lĩnh vực y dược đối với việc dự phòng các loại bệnh truyền nhiễm đã có sự tiến triển của tính đột phá, tiêm chủng chính là một biện pháp quan trọng đề phòng các loại bệnh tật đó.

LẤY ĐỘC PHÒNG ĐỘC – TIÊM CHỦNG

Trong ngành y học của nhiều nước, có một loại phương pháp điều trị lấy độc trị độc, hiệu quả điều trị đối với một số bệnh tật nào đó đã được xác định là rất tốt. tiêm chủng chính là lấy độc trị. do vậy các bậc cha mẹ phải quan tâm mà tiêm phòng cho con cháu.

NGUỒN GỐC TIÊM CHỦNG

Vào thời Tống Chân Tông, dân gian ta lấy vẩy da của người bệnh đậu mùa, đem nghiền thành mạt mịn, thổi vào trong lỗ mũi của trẻ em khỏe mạnh, gọi là “thổi mũi” hoặc là “trồng đậu người”, đã có tác dụng rất tốt đối với dự phòng bệnh đậu mùa. Trồng “đậu người” chính là tiêm chủng sớm nhất.

Về sau việc trồng đậu người truyền đến Thổ Nhĩ Kì và các nước ở châu Âu, đến năm 1796, bác sĩ nông thôn Anh quốc, qua việc theo dõi có một số công nhân vắt sữa, sau khi lên đậu mùa rồi thì không có hiện tượng mắc bệnh đậu mùa nữa, đồng thời trên cơ sở kinh nghiệm trồng đậu người của dân gian, đã sáng tạo ra phương pháp chủng đậu đề phòng bệnh đậu mùa, kéo dài mãi cho đến ngày nay. Năm 1884, Pasteur lại phát minh ra vacxin bệnh chó dại. về sau cùng với sự phát triển của y học, bệnh sốt cấp tính, bệnh cảm cúm, bệnh kết hạch, bệnh dịch hạch, bệnh thổ tả, bệnh Leptospirosis, bệnh viêm não B, bệnh ho gà, bạch hầu, bệnh sốt phát ban, sởi, bại liệt trẻ em, bệnh mề đay, viêm Amêđan, viêm não. Nhiệt thán, Brucellosis, bệnh uốn ván hơn 20 loại vacxin tương kê nghiên cứu chế tạo thành công, đã phát huy tác dụng vô cùng to lớn trong việc dự phòng bệnh truyền nhiễm. Trong đó, có vacxin phòng dịch đã trở thành biện pháp quan trọng để tiêu diệt và khống chế dịch truyền nhiễm.

CÁC LOẠI TIÊM CHỦNG

Người ta có thói quen đem tất cả vacxin phòng dịch đều gọi là “tiêm chủng”, cách gọi này không khoa học. Ví dụ như vacxin phòng dịch sởi là loại thuốc tiêm nên có thể gọi là tiêm chủng, còn như vacxin dịch cúm, vacxin viêm amidan đều là phun vào mũi, họng, căn bản không phải là tiêm. Bệnh tê liệt trẻ em dùng vacxin viên đường là loại vacxin uống, cũng không thuộc về tiêm. Nếu đem tất cả tiêm chủng đều gọi là vacxin phòng dịch cũng không chuẩn xác. Bởi vì, về y học căn cứ vi sinh vật dùng để chế tạo vacxin là vi khuẩn, hay là virut, hoặc là độc tố của chúng sản sinh ra, đem vacxin phòng dịch chia thành 4 loại lớn. Trong đó dùng vi trùng gây bệnh để chế tạo ra thì gọi là vacxin poli saccharide viêm não, vacxin thương hàn; dùng virut hoặc Rickettsia để chế ra thì gọi là vacxin phòng dịch. Ví như vacxin phòng dịch sốt phát ban, vacxin phòng dịch viêm não B. Dùng độc tố virut qua xử lí giảm độc để chế tạo thành thì gọi là loại độc tô, như loại độc tố bạch hầu; nếu đem loại độc tố sau khi tiêm vào cho ngựa, lấy huyết thanh của ngựa để chế ra thành phần kháng thể thì gọi là chất kháng độc.

Vacxin và vacxin phòng dịch lại có thể chia thành vacxin sống, vacxin phòng dịch sống và vacxin chết, vacxin phòng dịch chết.

VÌ SAO PHẢI TIÊM CHỦNG

Đặc tính riêng biệt sức miễn dịch trong cơ thể con người có tác dụng quan trọng đối với đề phòng bệnh truyền nhiễm. Đứa trẻ sau khi sinh khoảng nửa năm, sự tiếp xúc với ngoại giới ngày càng nhiều, có khả năng tiếp xúc với người bệnh truyền nhiễm, hoặc tiếp xúc với vi khuẩn, virut gây bệnh. Một khi bị nhiễm thì những vi khuẩn, virut gây bệnh này sẽ dễ dàng xâm nhập mà gây ra bệnh truyền nhiễm cấp tính, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh trưởng của trẻ, tình hình nghiêm trọng có thể uy hiếp đến sinh mạng của trẻ. Ví dụ viêm đại não, bệnh lỵ do ngộ độc, viêm phổi bội nhiễm từ bệnh sởi, có loại bệnh truyền nhiễm còn có thể để lại di chứng về sau làm cho bệnh nhân tàn phế suốt đời, như chứng viêm đại não, chứng bại liệt trẻ em.

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể của con người, dưới dự kích thích của vi khuẩn, virut có thể sản sinh sức miễn dịch có tính riêng biệt, mà các loại vacxin phòng dịch đều là dùng vi khuẩn, virut hoặc là độc tố của chúng sản sinh sau khi qua xử lí giảm độc chế thành đều là nhưng kháng nguyên rất tốt, sau khi tiêm chủng cho trẻ có thể kích thích trẻ sản sinh kháng thể và chức năng miễn dịch của tế bào, bảo vệ trẻ không bị bệnh truyền nhiễm. Không chỉ làm cho trẻ tự mình thoát khỏi bệnh truyền nhiễm, đồng thời phần lớn trẻ có được sức miễn dịch tốt, xây dựng lên một bức bình phong, ngăn chặn được bệnh truyền nhiễm lưu hành trong dân gian. Ngoài ra, vì sức miễn dịch được tăng cường, không bị nhiễm bệnh, cũng có nghĩa là không thể trở thành nguồn lây nhiễm cho người khác. Để cho bản thân và những bạn nhỏ khác không bị bệnh truyền nhiễm, cần phải tiêm chủng các loại vacxin phòng dịch theo quy định.

TRÌNH TỰ VÀ THỜI GIAN TIÊM CHỦNG

  1. Trình tự

Trẻ sau khi ra đời sau 24 giờ bắt đầu tiêm vacxin BCG, cho đến 14 tuổi tổng cộng tiêm hơn 20 mũi vacxin phòng dịch, còn phải ăn 4 hạt vacxin phòng dịch sống, viên đường bại liệt của trẻ em. Qua hóa nghiệm và theo dõi, sau khi tiêm chủng vacxin phòng dịch khác nhau, sức miễn dịch sinh ra trong cơ thể của trẻ nhiều hay ít và thời gian giữ lại trong cơ thể dài  hay ngắn cũng đều khác nhau. Do vậy, số lần tiêm chủng mỗi loại vacxin phòng dịch hoặc khoảng cách tiêm chủng cũng khác nhau. Có loai vacxin phòng dịch khi bắt đầu tiêm chủng, chỉ tiêm một mũi, mà có loại vacxin phòng dịch tiêm liên tục 3 mũi mới có thể làm cho cơ thể trẻ sản sinh ra sức miễn dịch đầy đủ. về sau tùy theo sự mất đi dần dần của sức miễn dịch trong cơ thể trẻ, còn cần tiêm lại loại vacxin phòng dịch này, để làm cho sức miễn dịch tăng cao đến một mức độ nhất định có tác dụng dự phòng bệnh truyền nhiễm. Bắt đầu tiêm, nó giống như đắp nền móng để làm nhà, gọi là nền móng miễn dịch, về sau tiêm chủng để làm cho kháng thể giữ được ở mức độ cao nên gọi là tiêm tăng cường. Trẻ con không những phải làm nền móng miễn dịch kịp thời, mà còn phải tiến hành tiêm tăng cường kịp thời, mới có thể làm cho sức miễn dịch chung luôn luôn giữ được trên mức dự phòng bệnh truyền nhiễm một cách hữu hiệu. Thế nhưng tiêm các loại vacxin phòng dịch thường phát sinh một số phản ứng nhất định, số lần tiêm càng nhiều, khả năng xuất hiện phản ứng cũng càng lớn. Nguyên nhân là cứ lặp đi lặp lại tiếp nhận một loại kháng nguyên kích thích có thể làm cho tính dị ứng của cơ thể nâng cao, mà dễ xuất hiện phản ứng mẫn cảm. Do đó phải giữ được sức miễn dịch nhất định và tránh không cho xuất hiện hoặc xuất hiện ít những phản ứng mẫn cảm, nếu vậy chỉ có giảm bớt số lần mũi tiêm với điều kiện không ảnh hưởng đến hiệu quả phòng bệnh. Căn cứ sự cần thiết của phòng bệnh, tiêm chủng các loại vacxin phòng dịch một cách có kế hoạch, khoa học; chế định ra một trình tự tiêm chủng các loại vacxin phòng dịch, tiến hành miễn dịch theo kế hoạch.

Bảng trình tự miễn dịch theo kế hoạch

Lứa tuổi Tiêm chủng vacxin phòng dịch – chủng loại – số lượng – phương pháp
Sơ sinh Sơ chủng vacxin B.C.G
2 tháng Uống lần thứ nhất một hạt vacxin phòng dịch sống “tiểu nhi ma tê đường hoàn” (vacxin phòng dịch hỗn hợp 3 loại)
3 tháng Uống lần thứ nhất hạt vacxin phòng dịch sống “Tiểu nhi ma tê đường hoàn”, đổng thời tiêm một mũi thuốc, tam liên hỗn hợp, ho gà, bạch cầu, uốn ván.
4 tháng Uống lần thứ 3 một hạt vacxin phòng dịch sống “Tiểu nhi ma tê đường hoàn” đồng thời tiêm mũi thứ 2. Tam liên: ho gà, bạch hầu, uốn ván
5 tháng Tiêm mũi thứ 3 tam liên: ho gà, bạch hầu, uốn ván
8 tháng Tiêm một mũi vacxin phòng dịch sởi
1 tuổi Tiêm hai mũi vacxin phòng dịch viêm não B, thời gian cách quãng 7-10 ngày.
1,5 tuổi Tiêm tăng cường 1 mũi thuốc tam liên (ho gà, bạch hầu, uốn ván), tiêm một mũi vacxin phòng sởi.
2 tuổi Tiêm một mũi vacxin phòng viêm não B
3 tuổi Tiêm một mũi vacxin phòng viêm não B
4 tuổi Uống một hạt vacxin phòng dịch sống “Tiểu nhi ma tê đường hoàn” (vacxin đường dịch 3 loại).
6 – 7 tuổi Phục chủng vacxin BCG, tiêm một mũi nhị liên ho gà, uốn ván, một mũi vacxin phòng sởi, một mũi vacxin phòng viêm não B
12 tuổi Phục chủng vacxin BCG một lần
13 tuổi Tiêm một mũi vacxin phòng dịch viêm não B
  1. Thời gian tiêm chủng

Mỗi loại vacxin phòng dịch, tiêm chủng vào thời gian nào đều có quan hệ trực tiếp đến hiệu quả miễn dịch của vacxin đó. Ví dụ viêm não loại B phổ biến vào tháng 7,8,9, vacxin phòng dịch viêm não B để dự phòng loại bệnh này phải tiêm vào tháng 5 – tháng 6 hàng năm. Bởi vì tiêm chủng vacxin phòng dịch sau 2 tuần mới có thể sản sinh kháng thể, khoảng 1 tháng kháng thể nhiều nhất, sau đó giảm bớt dần dần. Nếu như tiêm loại vacxin này sớm vào khoảng mùa đông. Chờ đến khi bệnh viêm não B lưu hành lúc ấy kháng thể trong cơ thể của trẻ đã bắt đầu xuống thấp. Nếu như đến tháng 7 tháng 8 mới tiêm loại vacxin phòng dịch này, viêm não B đã bắt đầu lưu hành, kháng thể trong cơ thể trẻ còn chưa sản sinh, như thể không thể đạt được hiệu quả dự phòng.

Còn về thời gian, tiêm chủng vacxin phòng dịch do tính chất của vacxin quyết định. Ví dụ vacxin phòng dịch sống “Matê đường hoàn” dự phòng bệnh bại liệt trẻ em hiệu quả rất tốt, như là vacxin sống rất sợ nhiệt, cần phải để trong môi trường giá lạnh mới có thể sinh tồn, để tiện cho việc vận chuyển và cất giữ vacxin, nên uống vào mùa đông giá lạnh thì tương đối tốt. Đồng thời cũng vì mùa đông về số lượng và chủng loại virut nhiễm đường ruột của trẻ cũng tương đối ít, có lợi cho việc virut sinh sôi nảy nở trong vacxin phòng dịch, sự quấy nhiễu đối với virut của vacxin cũng ít, sản sinh ra kháng thể sẽ nhiều hơn. Vì vậy, trẻ em bại liệt tuy là phổ biến vào mùa hè thu, nhưng vacxin phòng dịch lại uống vào mùa đông.

Bảng thời gian tiêm chủng các loai vacxin phòng dịch

Tháng 1,2, 3 Tiêm vacxin sống “Ma tê đường hoàn” trẻ con
Tháng 4, 5, 6 Tiêm vacxin phòng dịch viêm não B. Vacxin BCG
Tháng 7
Tháng 8, 9, 10 Vacxin BCG
Tháng 9, 10, 11, 12 Tễ thuốc tam liên, ho gà, bạch hầu, uốn ván Nhị liên: ho gà, bạch hầu (tháng 9, 10, 11) Nhị liên: ho gà, uốn ván (tháng 9, 10, 11)
Tháng 11,12 Vacxin poli saccherit viêm não

Tễ thuốc tam liên, ho gà, bạch hầu, uốn ván

SƠ ĐỒ VÀ VỊ TRÍ TIÊM CHỦNG

Căn cứ tính chất khác nhau của vacxin phòng dịch, con đường tiêm chủng cũng khác nhau, có loại vacxin chỉ cần qua miệng ăn vào bụng là được, ví dụ như “Ma tê đường hoàn” của trẻ em, chỉ ăn mấy hạt đậu đường màu sắc tươi đẹp thế là có thể dự phòng bệnh bại liệt của trẻ con. Có loại vacxin phòng dịch, phải dùng bộ phun mù nhỏ để phun vào trong mũi, trong họng, ví dụ như vacxin dịch cúm, vacxin dịch quai bị, có loại vacxin phòng dịch tiêm chủng bằng cách rạch một vết trên da, chỉ cần cho da rách ra, đến mức rân rân máu là được rồi đem vacxin phòng dịch nhỏ giọt vào vết rách trên da đó là được. Như vacxin BCG, phần lớn vacxin phòng dịch đều áp dụng tiêm chủng dưới da, tức là đem vacxin phòng dịch dùng bộ tiêm chích tiêm đến trong tuyến dưới da. Tiêm chủng bằng cách rạch trên da ở chỗ phần giữa phía ngoài cánh tay trên. Tiêm chủng dưới da, phần lớn ở chỗ gần bắp thịt không xương vai phía ngoài cánh tay trên. Tức là chỗ lõm ở cơ bắp cánh tay trên. Chỗ này tổ chức lỏng xốp, tiện cho vacxin hấp thụ, phản ứng nhỏ.

Con đường tiêm chủng vacxin phòng dịch trực tiếp quan hệ đến hiệu quả của vacxin phòng dịch. Ví dụ vacxin cần tiêm mà lại đổi sang uống sẽ mất hiệu quả. Vacxin phòng dịch hạch trực tiếp trên da không được cho tiêm dưới da, nếu không sẽ xảy ra những phản ứng nghiêm trọng. Đồng thời phương thức tiêm chủng vacxin phòng dịch đến trong cơ thể của con người càng tiếp cận sự cảm nhiễm tự nhiên càng có hiệu quả tốt. Ví dụ bệnh bại liệt của trẻ em là lây nhiễm qua miệng, virut đầu tiên sinh sôi nảy nở tại đường ruột. Vacxin phòng dịch sống “ma tê đường hoàn” cũng là viêm uống. Virut trong vacxin phòng dịch cũng sinh sôi nảy nở tại đường ruột, hiệu quả dự phòng rất tốt; cũng như vacxin phòng dịch cúm phun vào từ trong lỗ mũi hiệu quả tốt hơn so với tiêm dưới da. Đây là vì dưới niêm mạc của cơ thể con người có một hệ thống hình thành kháng thể cục bộ độc lập dưới sự kích thích của kháng nguyên có thể sản sinh sức miễn dịch cục bộ, vi khuẩn hoặc virut vừa mới xâm nhập chưa đứng vững chân đã bị kháng thể cục bộ tiêu diệt. Vì vậy miễn dịch cục bộ có tác dụng càng lớn đối với dự phòng một số bệnh truyền nhiễm nào đó. Nếu như đã tiêm vacxin phòng dịch, chỉ có thể sản sinh miễn dịch toàn thân không sản sinh miễn dịch cục bộ. Từ đó ta thấy, con đường vacxin đi vào trong cơ thể con người cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận