Thực đơn ăn dặm cho bé bổ dưỡng, đúng cách

Chăm sóc bé

Ăn dặm đủ về số lượng và chất lượng.

Ăn dặm vừa là nhu cầu về số lượng để trẻ mau lớn mà là yêu cầu về chất lượng để phát huy tác dụng của ăn uống. Cho nên, người mẹ phải cho con ăn dặm đúng độ tuổi.

Ăn dặm là hỗ trợ sữa mẹ.

Ăn dặm chỉ là để thoả mãn nhu cầu lớn lên của trẻ, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển tốt chứ không phải để thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Dù trẻ đã ăn dặm nhưng vẫn phải duy trì việc cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu trẻ ăn thêm quá sớm, cần phải thật thận trọng.

Ăn dặm là để chuẩn bị cho trẻ cai sữa.

Đây cũng là một biện pháp cho trẻ tập dần độc lập ăn uống, không phụ thuộc vào mẹ nữa mà vẫn phát triển tốt.

Cho trẻ ăn dặm đúng cách:

* Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm.

  • Mỗi lần cho trẻ ăn thêm 1 loại thức ăn mới phải cho ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, để bộ máy tiêu hoá trẻ dần thích nghi và đề phòng với dị ứng thức ăn lạ.
  • Nếu mẹ có sữa, nên tiếp tục cho con bú. Vì sữa mẹ rất cần cho bé. Mặc dù sữa mẹ đã giảm đi nhưng vẫn đủ cung cấp từ 20% – 30% nhu cầu hàng ngày của trẻ.
  • Chú ý tới thức ăn dặm:

+ Thức ăn dặm phải có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh chế biến tốt để trẻ dễ hấp thụ, đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng, phòng được tiêu hoá.

+ Chú ý các loại rau quả tươi: chuối, đu đủ, na, hồng xiêm.

chuối tiêu
chuối tiêu
  • Chú ý đến khẩu vị của trẻ nhỏ. Không nên ép trẻ ăn. Vì đó là nguyên nhân làm mất tính ngon miệng ở trẻ.

+ Trẻ ăn nhạt hơn người lớn nên không làm thức ăn cho trẻ quá ngọt hoặc quá mặn.

+ Không nên cho trẻ ăn mỳ chính vì mỳ chính không có tác dụng bổ dưỡng mà lại gây thói quen không tốt ở trẻ.

+ Đối với trẻ dưới 1 tuổi, không nên tập cho trẻ ăn các gia vị khác.

+ Trong thời kỳ ăn dặm, không nên quá kiêng khem hoặc lựa chọn thức ăn cho trẻ theo ý thích và khẩu vị của người lớn. Làm như vậy có tác dụng tránh cho trẻ nếp ăn chỉ một vài loại thức ăn quen thuộc nào đó, rất dễ bị dị ứng khi ăn thức ăn lạ, tránh cho cơ thể trẻ bị thiếu chất.Bé bị dị ứng sữa

* Cách cho trẻ ăn dặm:

  • Trong tháng đầu cho ăn dặm, cần cho trẻ ăn từ 6 – 8 bữa/ngày mỗi bữa cách nhau 2 giờ. (4 bữa cho bú và 4 bữa ăn bột loãng).
  • Sau đó rút xuống còn 6 bữa: (2 bữa bú, 4 bữa bột đặc hơn một chút). Sau khi ăn bột, có thể cho trẻ bú thêm.
  • Nên cho trẻ tráng miệng vài thìa nước nhỏ sau bữa ăn, không cần uống thêm nước ngay. 1 giờ sau khi ăn, trẻ thường hay khát nước, các bà mẹ nên cho trẻ uống nước tuỳ thích.

Cách cho trẻ ăn như vậy sẽ giúp trẻ dễ thích nghi và dễ tiêu hoá, hấp thụ tốt.

Cách chế biến một số món ăn dặm cho trẻ.

1. Chế biến bột

Bảng 1: Bảng định lượng nguyên liệu

 

 

Thực phẩm

 

 

Trẻ từ 4-5 tháng tuổi Trẻ từ 6-12 tháng tuổi
Bột loãng Bột đặc
Nấu ngọt Nấu đặc Nấu ngọt Nấu đặc
Gam thìa cà

phê

Gam thìa cà

phê

Gam thìa cà

phê

Gam thìa cà

phê

Bột gạo 20 2 20 2 35-40 4 35-40 4
Bột sữa, đậu

xanh

8-10 1 1,5
Đường 10 1 15 1
Dầu thực vật 5-10 1-2 5-10 1-2 10 1-2 5-10 1-2
Rau (các loại) Nước rau đủ Nước rau đủ 5-10 1,5 gạt 15 1,5 gạt
Thịt (cá, trứng…) 10 1 15
Nước mắm 5 1 15-20 1,5-2
Nước (nước xương, nước rau) 250g 250g

* Bột thịt rau:

Nguyên liệu:

  • Theo định lượng ở bảng 1.
  • Thịt là thực phẩm chính.

Cách chế hiến:

  • Hoà tan bột.
  • Rau muống (ngót, cải, giá, mướp, bí…) và rau gia vị: hành, mùi… rửa sạch, xay thật nhỏ.

Thịt rửa sạch, xay hoặc băm nhỏ, ướp nước mắm, xào thơm. Đun sôi nước, rót từ từ bột vào, vừa rót vừa khuấy đều để sôi bột. Thịt cho vào bát khuấy đều để tan trong bột. Đậy vung khoảng 5 phút. Sôi bột 20 phút, cho rau vào khuấy đều.

Thời gian từ lức sôi cho đến lúc chín khoảng 40 phút. Khi bột chín nêm mắm và 1 thìa dầu ăn vào, khuấy đều, đợi sôi lại là được.

Yêu cầu:

+ Bột chín trong, róc, mịn, không vữa, không vón cục.

+ Bột loãng đều, mướt, xúc không thành miếng.

+ Vị ngọt, thơm của thịt, rau. Vị mặn vừa ăn với trẻ.

* Bột cá rau.

Nguyên liệu:

  • Theo bảng 1
  • Cá là thực phẩm chính.

Cách chế hiến:

  • Rau: chọn loại rau thích hợp với cá. Cá làm sạch, tuyệt đối không để sót xương cá. Đong nước, hoà bột.
  • Nấu bột như cách trên. Khi bột sôi, cho cá vào khuấy đều 15 phút sau, cho rau vào khuấy đều.
  • Bột chín, nêm nước mắm vừa ăn, cho rau gia vị vào, để sôi lại.

Yêu cầu:

+ Bột chín trong, róc mịn, không vữa, không vón cục, không tanh.

+ Có vị ngọt của cá, thơm của rau.

+ Bột cá không được sót xương.

* Bột tôm rau.

Nguyên liệu:

  • Theo định lượng bảng 1.
  • Tôm là thực phẩm chính.

Cách chế biến:

  • Đong nước vừa đủ để hoà bột, lọc tôm. Tôm rửa sạch, đảo qua, bóc vỏ. Thịt tôm xay nhỏ, xào thơm. Vỏ và đầu tôm giã, lọc lấy nước.
  • Nước tôm sôi, rót bột vào khuấy đều, cho tan bột và sôi. Cho thịt tôm vào khuấy đều. Khoảng 15 phút sau cho rau, nêm nước mắm. Đợi sôi lại cho được.

Yêu cầu:

  • Bột trong, róc, mịn, không vữa, không vón cục.
  • Bột có vị ngọt của tôm, không sót vỏ tôm.Tôm sú

* Bột trứng rau.

Nguyên liệu:

– Theo định lượng bảng 1.

– Trứng là thực phẩm chính.

Cách chế biến:

  • Trứng gà rửa sạch vỏ, còn tươi, đập ra bát, cho 1 ít nước mắm vào đánh đều. Đong nước và hoà bột như trên.
  • Nấu bột như trên. Bột sôi khoảng 15 phút thì cho rau vào, khuấy đều. Đun tiếp 15 phút, cho trứng vào. Vừa rót trứng vừa khuấy cho tan đều trong bột. Cho nước mắm vào bột.
  • Bột chín cho rau gia vị vào, để bột sôi lại.

Yêu cầu:

  • Bột chín trong, róc, mịn, không vữa, không vón cục.
  • Trứng chín, tan đều trong bột, không có mùi tanh.

* Bột cua rau.

Nguyên liệu:

  • Theo định lượng bảng 1.
  • Cua là thực phẩm chính.
  • Rau chọn loại hợp với cua.

Cách chế biến:

  • Hoà bột như trên.
  • Lọc cua: Cua làm sạch, gia lấy nước. Cho vào nước lọc cua 1 ít muối, hành khô nướng đập dập, đun sôi, vớt cái cua nổi lên và cho vào bột đặc.
  • Phi thơm hành củ, chưng gạch cua cho thơm. Đun sôi bột khoảng 15 phút, cho rau, nêm nước mắm cho bột sôi lại, rau chín là được.
  • Khi bột chín mới cho cái cua, gạch cua vào.

* Bột lạc – vừng, rau.

Nguyên liệu:

  • Theo định lượng bảng 1.
  • Vừng, lạc là thực phẩm chính (lạc vừng theo tỉ lệ 2/1).
  • Rau tuỳ theo mùa.

Cách chế biến:

  • Đong nước vừa đủ, hoà bột như trên, dùng nước còn lại để ninh lạc.
  • Lạc làm sạch vỏ, giã nhỏ, rảy lại bằng rá cho đến khi tối mịn như bột. Đun lạc chín mềm rồi xay lại lạc cho thật nhỏ, lấy nước ninh lạc để nấu bột.
  • Vừng bỏ vỏ, tán bột mịn.
  • Nấu bột như cách nấu trên.

Yêu cầu:

  • Bột trắng, róc, mịn, không vữa, có vị ngọt, bùi ngậy của vừng, lạc.

2. Xúp.

Thực phẩm sạch: 1 suất/bữa Gam
– Khoai tây, khoai lang 30 – 40
– Củ mỡ, củ từ, củ đậu 30 – 40
– Cà rốt, đậu 10 – 20
– Bí đỏ, bí xanh, rau gia vị 10 – 20
– Trứng (thịt xay) 10 – 15
– Xương 50 – 100
– Nước mắm 3 – 5

Nguyên liệu: Bảng 2.

Khoai lang chữa táo bón
Khoai lang

Cách chế biến:

  • Xương rửa sạch, đập giập, hầm kỹ lọc lấy nước.
  • Khoai gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng to.
  • Rau rửa sạch, cắt khúc. Rau gia vị thái nhỏ.
  • Thịt rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay, ướp mắm, xào hành thơm.
  • Trứng: rửa sạch vỏ, đập ra bát, đánh đều với 1 ít nước mắm.
  • Nước xương lọc cho rau, thịt vào hầm nhừ. Khi tất cả đã nhừ, đánh nhuyễn lọc qua lưới, nêm nước mắm, rau gia vị đun sôi lại.
  • Nếu thay thịt bằng trứng thì sau khi đánh tơi nhuyễn, đun sôi lại bột, mới cho trứng vào quấy đều. Nêm mắm muối, gia vị.

Yêu cầu:

  • Xúp mịn, đặc sánh, có vị ngọt tự nhiên..

3. Cháo.

Nguyên liệu: Bảng 3

Thực phẩm: suất/bữa Cháo loãng (gam) Cháo đặc (gam)
– Gạo (tẻ, nếp) 30 – 40 50
– Đậu các loại 3 – 5 5
Thịt, cá, trứng, tôm. . 15 – 20 15 – 30
– Rau, củ, gia vị 15 15 – 20
– Dầu, mỡ 5 5 – 10
– Nước mắm (khoảng 1 thìa cà phê) 3 – 4 4 – 5
– Nước 300 350 – 400

gạo nếp thơmCách chế biến:

  • Tỉ lệ gạo tẻ và gạo nếp là 3/1. Nấu cháo với đậu, đỗ, lạc, vừng, thịt, cá, tôm, lươn, trứng, rau củ.
  • Khi nấu không nên khuấy nhiều, cháo sẽ bị vữa, khô.
  • Cháo nhừ mới nêm mắm muối.
  • Thực phẩm (thịt, cá, rau, củ…) cần dầm tơi ở ngoài, cho vào nồi phải đánh tan ngay.
  • Cháo bắc ra phải cho ngay hành, mùi đánh đều.

* Cháo thịt rau.

Nguyên liệu:

  • Theo định lượng bảng 3.
  • Thịt là thực phẩm chính.

Cách chế biến:

  • Gạo, đỗ vo đãi sạch, để ráo nước.
  • Đong nước vừa đủ.
  • Rau, hành, mùi nhặt sạch, xay hoặc thái nhỏ (riêng từng loại).
  • Thịt rửa sạch, xay nhỏ, ướp mắm muối, hành, xào thơm.
  • Củ gọt vỏ, thái miếng cho vào ninh với gạo, đun cháo sôi âm ỉ đến nhừ, vớt củ ra đánh nhuyễn như bột.
  • Cho thịt vào đánh tan đều trong cháo, tiếp tục để sôi âm ỉ. Sau 15 phút cho rau và bột củ vào, đánh tan đều. Rau chín, nêm mắm, để cháo sôi trở lại thì bắc ra.

Yêu cầu:

  • Cháo sánh nhừ, không vón cục, không vữa, không khô, dậy mùi thơm của hành, mùi và có vị ngọt của thịt.

* Cháo cua rau.

Nguyên liệu:

  • Theo định lượng bảng 3
  • Cua là thực phẩm chính.

    Cua đồng
    Cua đồng

Cách chế biến:

  • Nấu nước lọc cua đến sôi, thả hành khô đã nướng, đập dập vào cho thơm. Vốt cái cua ra bát, dầm nhỏ. Chưng gạch cua cho thơm.
  • Nấu cháo đặc trắng, khi hạt gạo nở làm đôi mới cho cua đang sôi vào, khuấy cháo cho cháo tan đều trong nước cua.
  • Cháo nhừ, cho rau, cái cua và gạch cua vào đánh đều. Nêm mắm vừa là được.

Yêu cầu:

  • Cháo sánh, không lạo xạo vỏ cua.

* Cháo lạc, vừng, rau.

Nguyên liệu:

  • Theo định lượng bảng 3.
  • Thực phẩm chính: vừng, lạc.

Cách chế hiến:

  • Nếu lạc giã sống, cho bột lạc vào nước lã, đun sôi kỹ. Cho gạo vào ninh tới khi lạc và gạo nhừ.
  • Nếu lạc đã luộc chín, xay nhỏ thì nấu cháo đặc. Cháo nhừ, cho lạc xay vào.
  • Nếu lạc rang chín; giã nhỏ tơi thì nấu cháo trắng trước cho nhừ rồi cho rau vào đánh đều, cho bột vừng, bột lạc rang quấy đều, đun sôi kỹ, nêm gia vị vừa ăn là được.

Yêu cầu:

  • Cháo nhừ, sánh, có vị ngọt, bùi ngậy của vừng lạc, dậy mùi thơm của mùi, hành, vừng, lạc.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận