Có rất nhiều gia đình, mỗi khi cho con ăn, bô hoặc mẹ đều phải chạy lẽo đẽo theo sau để dỗ con ăn, hoặc là thừa cơ khi con không chú ý, liền nhét vào một mồm. Các bậc bố mẹ đã vì bữa cơm của con mà rất vất vả, đau đầu. Cứ thế càng lâu, trẻ con đối với việc ăn cơm sản sinh một loại chống đối của bản năng. Khi nào đói đến mức không chịu được, mới chịu ăn một ít. Trạng thái ăn uống này chính là chán ăn. Nếu như chán ăn cứ duy trì thời gian dài, sẽ ảnh hưởng sự tăng trưởng bình thường đến chiều cao và thể trọng của trẻ, ta gọi là chứng chán ăn.
Chứng chán ăn cần giám định phân biệt với chán ăn giả vờ. Nhìn bề ngoài biết nội dung, chắc ăn giả vờ hoàn toàn không phải là chán ăn thật sự, mà là bố mẹ coi trọng quá sức ăn của con, có thể lại nắm không chắc tiêu chuẩn lượng ăn của trẻ, cứ tưởng rằng con ăn được ít, ở đây có hai vấn đề cần nói rõ:
- Khẩu vị của từng đứa trẻ khác nhau, có đứa hiệu suất hấp thụ thức ăn cao, có đưa hiệu suất hấp thụ thức ăn thấp, có nghĩa rằng, cũng ăn một loại thức ăn có số lượng thành phần dinh dưỡng như nhau, có trẻ dinh dưỡng đã có thể thỏa mãn nhu cầu của tự thân, có trẻ thì rõ ràng chưa đủ. Cho nên có đứa ăn nhiều, có trẻ ăn ít, không thể so bì lẫn nhau, tức là mỗi trẻ có một lượng ăn riêng của mình. Chỉ cần trẻ tăng trưởng bình thường về chiều cao và thể trọng, thì không coi là chán ăn thật sự.
- Có một số trẻ thích ăn vặt, khi đến bữa ăn chính, lượng ăn được quá ít, trạng thái ăn uống như thế này cũng dễ ảnh hưởng đến tăng trưởng thể trọng và chiều cao của trẻ, nhưng cũng không thể coi là chứng chán ăn.
Chán ăn, chứng bệnh này được đề xuất trong “trung y nhị khoa học” do Học viện Trung y Nam Kinh biên soạn năm 1982, “Trung y nhi khoa học” do Bộ y tế Trung Quốc tổ chức biên soạn năm 1985 đã tiếp nhận ý kiến chán ăn để làm chứng bệnh độc lập, từ đó chán ăn được giới nhi khoa khắp nơi coi trọng, xuất hiện rất nhiều danh y, danh phương đã giành được hiệu quả chữa trị rất vừa ý.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRẺ CHÁN ĂN
Nguyên nhân dẫn đến trẻ chán ăn có rất nhiều, có nguyên nhân về sinh lí, có nguyên nhân bệnh lí, còn có nguyên nhân là thói quen ăn uống. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt với các vị phụ huynh.
- Chứng chán ăn do thói quen ăn uống không tốt dẫn đến
An thiên một món, ăn chọn, hay ăn vặt, thích ăn uống đồ lạnh, không ăn sáng, ăn không theo giờ giấc, chỉ thích đường kẹo, tất cả đó đều có thể dẫn đến chán ăn.
Đột nhiên thích chọn món ăn nào đó, thỉnh thoảng ăn vặt hoặc là có lúc phá quy luật ăn uống vốn có. như thế ảnh hưởng không lớn đối với thân thể của trẻ. Nhưng nếu hình thành một thói quen không tốt, ngày ngày đều như thế. lâu ngày tất nhiên sẽ sản sinh sự kích thích không tốt đối với hệ thống thần kinh trung khu, ảnh hưởng chức năng bình thường của hệ thống tiêu hóa, xuất hiện tính chán ăn kéo dài lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát dục của trẻ.
Các bậc phụ huynh không nên quá nuông chiều đối với con trẻ, cần phải kịp thời uốn nắn những thói quen ăn uống không tốt xuất hiện thường ngày.
- Chứng chán ăn do môi trường ăn uống không tốt dẫn đến
Hoàn cảnh ăn uống chật chội, ồn ào, nóng bức. không khí ô nhiễm, sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ, sinh ra chán ăn.
Hệ thống tiêu hóa và thần kinh của trẻ chưa thật hoàn thiện, sức chú ý tập trung dễ bị ngoại cảnh hấp dẫn và quấy nhiễu, nếu không tập trung ăn uống sẽ ảnh hưởng đến chức năng bình thường của đường tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Môi trường ăn uống xấu sẽ ảnh hưởng đến tác dụng điều tiết đối với thèm ăn của trung khu tìm mồi và trung khu no mồi của trẻ, thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Các bậc phụ huynh, để cho đứa con của ngài khôn lớn khỏe mạnh, xin các vị hãy tạo cho chúng một môi trường ăn uống tốt và yên tĩnh.
- Chứng chán ăn do bệnh tật của hệ thống tiêu hóa gây nên
Thức ăn từ nuốt vào, tiêu hóa và hấp thụ đều do hệ thống tiêu hóa đảm nhiệm hoàn thành, nếu như một bộ phận nào đó của hệ thống tiêu hóa bị bệnh lập tức dẫn đến chán ăn. Thường thường bệnh tật có mấy loại như sau:
- Chứng rối loạn chức năng tiêu hóa: triệu chứng của loại này rất thường thấy. Do hệ thống tiêu hóa của trẻ phát triển chưa nhuần nhuyễn, nhiệm vụ phải gánh vác lại rất nặng, sau khi bị sự kích thích có hại của bên trong, bên ngoài, lập tức xảy ra rối loạn chức năng tiêu hóa hấp thụ và chức năng vận động của đường ruột. Triệu chứng loại này, ngoài việc chán ăn ra thường kèm theo hiện tượng buồn nôn, nôn, đau bụng và bí tiện.
- Bệnh kí sinh trùng đường ruột: như bệnh giun đũa, giun kim, bệnh giun móc câu và bệnh sán dây. Loại bệnh này ngoài chứng chán ăn ra, phần nhiều còn kèm theo triệu chứng đau bụng, xanh xao, gầy còm. Sau khi điều trị tẩy giun, các triệu chứng nói trên sẽ tiêu mất.
- Bị viêm túi mật mãn tính: triệu chứng điển hình không có, phần lớn biểu hiện ở chứng chán ăn và thấp nhiệt là chính, chẩn đoán chỉ dựa vào dẫn lưu ở hành tá tràng, hút dịch thể mật để hóa nghiệm.
- Viêm gan mãn tính và viêm gan kéo dài: ngoài việc chán ăn ra, thường có kèm theo gan phình to, chức năng gan qua kiểm tra khác thường.
- Viêm dạ dày và loét đường tiêu hóa mãn tính: những năm gần đây, xu thế phát bệnh tăng nhiều, phần lớn trẻ bị bệnh không có triệu chứng điển hình, nhưng đều có hiện tượng không thèm ăn. Chẩn đoán chỉ dựa vào uống Sulfastbari để chiếu X quang kiểm tra dạ dày.
- Đặc trưng tổng hợp đường ruột hấp thụ không tốt từ đầu: do thiếu hụt một số men tiêu hóa nào đó, cho nên việc tiêu hóa không tốt các chất ngũ cốc, protein và chất béo. Đặc trưng tổng hợp này, ngoài việc chán ăn có tính bảo thủ, thường kèm theo ỉa chảy mãn tính, giảm cân, mà phần lớn có tiền sử gia đình.
- Chứng dị ứng sữa bò: trẻ có dị ứng đối với protein trong sữa bò, ngoài chứng chán ăn ra, đều kèm theo ỉa chảy. Cho ăn các sản phẩm sữa khác là khỏi ngay.
- Bí tiện do thói quen: nói chung đều có biểu hiện chán .ăn.
- Bệnh tật về răng: bệnh tật răng, trường hợp nặng, sẽ ảnh hưởng đến ăn uống, thời gian kéo dài, sẽ dẫn đến chán ăn.
- Những nhân tố dẫn đến chán ăn nhất thời
- Bệnh tật cấp tính dẫn đến chán ăn thời gian ngắn.
Các chứng viêm ruột, viêm dạ dày ruột cấp tính,
viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, nhiễm đường hô hấp trên thường thấy ở trẻ, ngoài các triệu chứng có liên quan đến bệnh tật, hầu như đều kèm theo triệu chứng giảm tính thèm ăn. Đặc biệt là những trẻ sốt cao, càng không thèm ăn uống một thứ gì. Với bệnh viêm gan, sỏi, thương hàn trong bệnh truyền nhiễm cấp tính, thì triệu chứng chán ăn càng nổi bật, nhưng cùng với sự thuyên giảm của bệnh tật, thì chứng thèm ăn lại dần dần được khôi phục.
- Thay đổi môi trường sống có thể dẫn đến chán ăn tạm thời.
Môi trường và ngon ăn có quan hệ mật thiết với nhau. Những ví dụ về vấn đề này rất nhiều, như bé vừa mới đi vào nhà trẻ, hoặc là bố mẹ dẫn con đến một gia đình mới lạ, vì môi trường mới lạ và khác nhau quá lớn, trong nhất thời trẻ khó lòng tiếp nhận, cho nên đa số trẻ ăn ít đi, thậm chí không muốn ăn cơm.
- Nhân tố tâm lí cũng có thể dẫn đến chán ăn tạm thời.
Học sinh trước khi đi thi, đa số tinh thần căng thẳng, ngủ không đủ, ăn không ngon, lượng cơm giảm bớt. Trẻ con bị phê bình, cảm thấy tủi thân, buồn bã, cũng vậy không muốn ăn cơm.
TIÊU CHUẨN ĐỂ CHẨN ĐOÁN CHỨNG CHÁN ĂN
- Nhi đồng tuổi 14 trở xuống
- Thời gian chán ăn: 6 tháng và 6 tháng trở lên.
- Lượng ăn: trẻ 3 tuổi trở lại, thức ăn loại ngũ cốc lượng ăn vào mỗi ngày không đủ 50g, 3 tuổi trở lên thức ăn loại ngũ cốc lượng ăn vào mỗi ngày không đủ 75g, đồng thời lượng thịt, trứng, sữa ăn vào cực ít.
- Điều tra bữa hàng ngày: lượng protein và nhiệt lượng ăn vào không đủ 70% lượng tiêu chuẩn cung cấp, khoáng chất và vitamin ăn vào không đủ 5% lượng tiêu chuẩn cung cấp.
- Sinh trưởng phát triển: chiều cao và thể trọng đều thấp hơn mức bình quân của trẻ cùng tuổi (trừ nhân tố di truyền ra). Thời gian chán ăn thì chiều cao và thể trọng không tăng.
- Đầu vú béo phì to hoặc teo lại.
- Sau khi khử được nguyên nhân gây bệnh, ăn uống dần dần trở lại bình thường.
NHẬN THỨC CỦA ĐÔNG Y ĐỐI VỚI CHỨNG CHÁN ĂN
Đông y cho rằng nguyên nhân dẫn đến chán ăn, phần lớn không ngoài các nguyên nhân đờm thấp sinh sôi, bị nhiễm các loại giun, tỳ vị suy yếu, vị âm không đủ và cho ăn sữa vô hạn độ.
- Ăn sữa không giới hạn
Đông y cho rằng “sữa quý có lúc, ăn quý có mức” theo nguyên tắc đó mà nuôi dưỡng trẻ sao cho hợp lí. Ăn uống không có quy luật, không có tiết chế có thể dẫn đến tổn thương tỳ vị, chức năng tiếp nhận vận tải chuyên hóa giảm yếu, xuất hiện chán ăn.
- Đờm thấp sinh sôi
Trẻ con thích ăn hoa quả sống lạnh, cho trẻ ăn nhiều thức ăn mát lạnh sẽ dẫn đến tổn thương tỳ dương, đờm thấp sinh sôi bên trong, gây tắc nghẹt trung châu, ảnh hưởng chức năng tiêu hóa của tỳ vị, xuất hiện chán ăn.
- Giun tích tổn thương tỳ
Tỳ vị của trẻ còn rất yếu, ăn uống không sạch sẽ hoặc có thói quen mút ngón tay dễ bị chứng giun đường ruột. Giun tích gây rối loạn tỳ vị khí cơ, ảnh hưởng đến tiêu hóa hấp thụ, dẫn đến chán ăn.
- Vị âm không đủ
Vị (dạ dày) thích nhuận mượt, phần âm của tố thể không đủ, hoặc là bệnh nhiệt làm tổn hao dịch âm, hoặc là ăn nhiều thức ăn xào rán, chất nhuận mượt của dạ dày bị thiêu đốt, vị âm không đủ, mà mất đi sự nhu nhuận nên không thể làm mục ải được gạo nước bình thường tất yếu dẫn đến chán ăn.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ UỐN NẮN CHỨNG CHÁN ĂN KHÔNG PHẢI DO BỆNH TẬT GÂY NÊN
Nếu như sự chán ăn của trẻ hoàn toàn không phải do bệnh tật gây nên, vậy thì cha mẹ cần phải tiến hành điều phối một cách hợp lí cho trẻ về tập quán ăn uống, kết cấu ăn uống và môi trường ăn uống.
- Quy định giờ ăn, khống chế ăn vặt thích đáng
Cái gọi là định giờ ăn, có nghĩa là ăn theo bữa ăn. ăn chính của trẻ con bao gồm ăn sáng, ăn trưa, điểm tâm sau bữa trưa và ăn tối, hình thành quy luật 3 ăn 1 điểm, hệ thống tiêu hóa mới có thể “làm việc” có lao động, có nghỉ ngơi, khi đến bữa ăn chính mới cảm thấy thèm ăn ngon lành. Tuyệt đối không cho trẻ ăn vặt là điều không hiện thực, mấu chốt của vấn đề là không được cho ăn nhiều quá, không thể chen lấn bữa ăn chính, càng không thể thay ăn chính. Quà vặt không thể muốn ăn là ăn, phải sắp xếp giữa hai bữa ăn chính, hoặc tiến hành sau bữa ăn, nếu không sẽ ảnh hưởng sự thèm ăn.
- Phải tiết chế ăn ngọt và uống lạnh
Uống lạnh và ăn ngọt đem lại cảm giác ngon miệng, mùi vị thơm, trẻ con đều thích ăn, nhưng cả hai loại thực phẩm này đều ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Đông y cho .rằng uống lạnh tổn thương tỳ vị, Tây y cho rằng nó giảm thấp chức năng đường tiêu hóa, ảnh hưởng sự phân tiết của dịch tiêu hóa. Ăn ngọt ăn nhiều quá cũng có hại cho dạ dày. cả hai loại thực phẩm này có tác dụng làm no bụng lâu, ảnh hưởng bữa ăn chính, cho nên cần phải điều tiết và khống chế. Tốt nhất là sắp xếp giữa hai bữa ăn chính, hoặc là sau bữa ăn chính trong 1 giờ.
- Phân phối hợp lí về ăn uống
Chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát dục của trẻ phải dựa vào sự thu hút từ trong thức ăn, nhưng nhu cầu đối với số chất dinh dưỡng này, hoàn toàn không phải số lượng bằng nhau, có chất dinh dưỡng cần nhiều, có chất dinh dưỡng cần ít, cho nên các phụ huynh cần có tri thức về vấn đề này, chú ý tỉ lệ giữa các chất dinh dưỡng để tìm sự cân bằng trong ăn uống. Hằng ngày không chỉ ăn thịt, sữa, trứng, đậu, mà còn phải ăn lương thực, ngũ cốc, rau xanh, hoa quả. Mỗi bữa ăn yêu cầu phân phối đủ các chất, thô mịn, khô loãng, nếu như phân phối không đúng, sẽ ảnh hưởng sự thèm ăn của trẻ. Như ăn nhiều các loại thịt, sữa, trứng, đậu, những thứ này giàu chất mỡ béo và protein, thời gian nằm trong dạ dày sẽ kéo dài, đến bữa cơm sẽ không muốn ăn, lương thực phụ, rau xanh, hoa quả, ăn được ít, chất Cellulose trong đường tiêu hóa sẽ ít dễ dàng dẫn đến táo bón.
Ngoài đó, có một số quả cây nếu ăn vào quá nhiều sẽ dễ sản sinh tác dụng phụ. Ăn quýt nhiều “thượng hỏa”, ăn lê nhiều tổn thương tỳ vị, ăn hồng nhiều sẽ bí tiện. Các nhân tố đó sẽ ảnh hưởng hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sự thèm ăn của trẻ.
- Coi trọng phương pháp chế biến
Qua chế biến, kết cấu của thức ăn đã thay đổi, sự thay đổi đó dễ tiêu hóa và hấp thụ. Nhưng chế biến thức ăn, nhất thiết phải thích hợp đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Như sau khi cai sữa, khả năng tiêu hóa của trẻ còn tương đối yếu, cho nên món ăn yêu cầu phải làm được mịn, mềm, nhừ; tùy theo sự tăng trưởng của lứa tuổi, năng lực nhai của trẻ cũng tăng lên, gia công món ăn cũng dần dần có xu hướng thô lên. Khi trẻ 4 – 5 tuổi là có thể ăn cơm và thức ăn như người lớn. Để xúc tiến sự thèm ăn, khi nấu nướng cần chú ý đến màu sắc, hương vị, hình dạng của thức ăn, có như thế mới nâng cao sự hứng thú trong bữa ăn của trẻ.
- Đề phòng ăn chọn và ăn thiên một món
Ăn chọn và ăn thiên về một món sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng mà cơ thể cần hấp thụ trong các loại thức ăn cho trẻ, vô cùng bất lợi đối với thân thể của trẻ. Muốn uốn nắn tập quán ăn uống không tốt này, thì phải bắt đầu từ giáo dục ngay từ đầu.
- Các phụ huynh không nên mang đến cho trẻ những ham thích riêng của mình, cũng không làm theo trẻ con nói tự mình không thích ăn cái gì, cũng không cưỡng bức trẻ ăn cơm và thức ăn lúc mà trẻ không thích ăn.
- Cơm và thức ăn mà trẻ thích ăn phải hạn chế một cách thích đáng, đề phòng ăn quá nhiều tổn thương đến tỳ vị.
- Thường xuyên biến đổi các kiểu loại cơm và thức ăn, khiến cho trẻ có cảm giác mới, nâng cao sự thèm ăn của chúng.
- Đảm bảo ngủ đầy đủ, hoat động vừa phải, đại tiểu tiện đúng giờ đã đinh
Thời gian ngủ đầy đủ, tinh lực của trẻ dồi dào, cảm giác thèm ăn tăng mạnh, thời gian ngủ không đầy đủ, mỏi mệt buồn bã, trẻ không có cảm giác thèm ăn, ngày tháng kéo dài còn có thể gầy còm. Hoạt động vừa phải có thể xúc tiến quá trình trao đổi chất, tăng nhanh tiêu hao năng lượng, xúc tiến sự thèm ăn. Tóm lại chế độ sinh hoạt hợp lí có thể lôi cuốn, điều động, bảo vệ và xúc tiến sự thèm ăn.
- Cải thiện môi trường ăn uống
Trẻ em và người lớn khác nhau, sức chú ý dễ bị chuyển dịch. Như khi ăn, người lớn cười nói quá nhiều, nghe phát thanh, xem tivi sức chú ý tập trung khi ăn cơm của trẻ dễ dàng bị phân tán, sự hứng thú trong khi ăn cơm cũng tiêu tan theo, động tác ăn cơm cũng sẽ dừng lại. Cho nên cần phải tránh các loại làm nhiễu, để cho trẻ tập trung vào bữa ăn.
Trẻ con chịu ăn là việc vui, các phụ huynh đừng can thiệp vào quá nhiều, càng không thể cưỡng bức trẻ ăn uống. Nếu không trẻ cảm thấy có sức ép, sẽ có thể ức chế yêu cầu ăn uống, phải chú ý đảm bảo cho trẻ có tinh thần trong bữa ăn thật vui vẻ. Có một số gia đình trong khi ăn cơm, giữa vợ chồng, giữa mẹ chồng con dâu nổ ra sự cãi nhau kịch liệt, trong không khí căng thẳng như vậy, trẻ con không thể có sự thèm ăn được. Cho nên, không nên để xảy ra mâu thuẫn nhau trên bàn ăn, cố gắng tạo ra cho trẻ một không khí gia đình hòa thuận, yên tĩnh. Ngoài ra cố gắng để cho trẻ cùng ăn chung với người lớn, như vậy có thể nâng cao tính tích cực ăn uống của trẻ.
ĐIỀU TRỊ CHỨNG CHÁN ĂN
Điều trị chứng chán ăn của trẻ cũng có nhiều loại, nhiều kiểu.
- Dược chẩm liệu pháp (liệu pháp gối thuốc)
- Tỳ làm việc kém
Lấy màng mề gà (kê nội kim) 20g, Tiêu tam tiên 45g, Củ cải 100g, Hậu phác Sơn tra, Hoắc hương, Bội lan mỗi thứ 50g, phân biệt sấy khô, nghiền vụn chung, trộn đều, cho vào trong gổì, làm thành gối thuốc.
- Vị âm không đủ
Mạch môn, Cát căn, Sa sâm mỗi thứ 500g, Thạch hộc, Sa nhân, Thái tử sâm, Thiên hoa phấn mỗi thứ 200g, Trầm hương 100g. Các thuốc trên, phân biệt sấy khô, đập vụn chung, trộn đều, đóng vào ruột gối, làm thành gối thuốc.
- Tỳ vị hư hàn
Lấy Nhũ hương, Bào khương, Phụ tử mỗi thứ 500g. Lương khương, Trầm hương, Hương phụ mỗi thứ 200g, Lưu hoàng 400g. Các thứ thuốc nói trên đem sấy khô, đập vụn thô, cho vào ruột gối, làm thành gối thuốc.
- Liệu pháp đắp rốn
- Dùng Chỉ thực, Bạch truật, Sa nhân các thứ số lượng bằng nhau, cùng nghiền thành bột mịn để dùng. Đem bột thuốc đó trộn nhào với nước trà thành viên nhỏ nhét vào rốn, bên ngoài đắp thuốc lên, lấy băng dính giữ kín. Giờ đắp thuốc là giờ dần (3 – 5 giờ), đắp liền 3 ngày, thường thường đắp 1 lần là khỏi, khi cần thiết thì đắp hai lần.
- Sinh hạnh nhân, Chi tử (quả dành dành), Tiểu hồng táo, số lượng các thứ vừa phải. Các thuốc trên lượng thuốc đều lấy đối với nữ mỗi thứ 7 hạt, nam mỗi thứ 8 hạt, nghiền bột, cho thêm một nhúm hạt kê, chế biến thành thuốc cao, dán lên chỗ rốn. Chữa bệnh đầy bụng ăn không tiêu, chán ăn.
- Sinh sơn tra 9g, Trần bì, Bạch truật mỗi thứ 6g, đem các thứ thuốc trên nghiền thành bột mịn, đắp lên rốn, mỗi ngày thay thuốc 2 lần, liên tục 3 – 5 ngày.
- Sinh chi tử 9g nghiền mịn, cho thêm bột mì, lòng trắng trứng cùng chế thành 3 cái bánh, lần lượt đắp lên ở rốn hoặc 2 lòng bàn chân, bên ngoài lấy vải băng dính kín lại. Dùng điều trị chứng chán ăn, ăn không tiêu hóa nhiệt.
- Ngũ bội tử (bội hoàng) 9g, cho ít giấm vừa phải, nhào trộn thành như cao, dát lên vải màn rồi dán ở thóp trêu đỉnh đầu. Dùng chữa chứng chán ăn do tỳ vị yếu.
- Liệu pháp châm cứu xoa bóp
a. Phương pháp xoa bóp
- Bổ tỳ kinh: đem ngón tay cái của trẻ gấp hơi cong lại, rồi dùng ngón cái tay phải xoa từ đầu ngón cái vào chân ngón cái, 100 – 300 lần.
- Thanh vị kinh: lấy tay trái cầm lấy ngón cái của trẻ, rồi dùng ngón cái của tay phải xoa từ đốt thứ 2 bụng ngón cái vào chân ngón tay trái, 100 – 300 lần.
- Day trung quản: dùng ngón tay cái day ở chỗ phía trên rốn 3 phân thời gian 1 – 3 phút.
b. Liệu pháp châm cứu
Phương pháp: trước tiên dùng kim 3 cạnh châm ở huyệt tứ phùng hai bên, và đồng thời nặn ra một ít niêm dịch màu vàng trắng. Sau đó đốt ngải cứu ở Túc tam lí, Thi tước trác pháp (xê dịch ngải lên xuống) 3 – 5 phút, có thể cách 2 ngày châm cứu 1 lần. Thường thường làm 2 – 3 lần sau đó sẽ thèm ăn.
c. Liệu pháp bấm huyệt tai
Lấy huyệt: tỳ, vị, tiểu tràng. Dùng phương pháp ấn xuống và giữ nguyên, mồi ngày bấm 3 – 4 lần, lần lượt mỗi huyệt bấm giữ 2 phút, áp lực quyết định bởi sức chịu đựng của cá nhân. Hai tai thay đổi có thể cách 1 – 2 ngày thay đổi một lần, 5 lần là một liệu trình.
- Liệu pháp giác
- Trung quản, Thiên khu, Khí hải, Vị du, Tỳ du, Túc tam lí, Kiến lí dùng phương pháp giác đơn thuần hoặc phương pháp giác châm chích kinh lạc, giữ ống giác thời gian 10 – 15 phút, cách ngày giác 1 lần, 5 lần là một liệu trình.
- Trước tiên lấy 8-12 huyệt giáp tích cột sống ngực, phần lưng, huyệt Tỳ du, huyệt Vị du, giác lần lượt, làm cho da xung huyết tím, sau đó tiếp tục lấy huyệt trung quản. Quan nguyên, Túc tam lí, giác 5 – 10 phút, cách một ngày một lần, 5 lần là một liệu trình.
- Trước tiên giác ở huyệt thượng quản để 10 phút, sau đó dùng kim châm – châm 2 bên cột sống cho xuất huyết, đồng thời giác ở các huyệt Cách du, Can du, Vị du để 10 phút. Có thể phối hợp dùng kim 3 cạnh chích ở huyệt Tứ phùng, Túc tam lí cho xuất huyết, cách một ngày một lần.
- Liệu pháp trà thuốc (dược trà)
Liệu pháp dược trà, là đem thuốc bắc hoặc thức ăn gia công thành miếng nhỏ hoặc thành dạng lá, khi dùng lấy nước sôi ngâm trực tiếp hoặc sau khi đun sôi qua lọc sẽ được uống bình thường thay cho uống trà. Thao tác đơn giản, dễ làm.
- Màng mề gà 3g nghiền thành bột mịn, uống với nước đã đun sôi, ngày uống 3 lần, uống thay nước trà. Chủ trị trẻ em chán ăn.
- Quả trám: ngày 5 quả, ngâm nước sôi uống thay trà, chủ trị chứng chán ăn cho những người vị âm không đủ.
- Củ cà rốt 250g, sắc nước, cho vào một ít đường đỏ, uống thay trà, chủ trị trẻ chán ăn, đầy bụng, ăn không tiêu, ỉa chảy không cầm, khóc quấy ngủ không yên.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA CHỨNG CHÁN ĂN DO BỆNH TẬT
Muốn làm cho trẻ coi bữa ăn là một việc vui phấn khỏi, trước hết phải đảm bảo cho trẻ có một thân thể khỏe mạnh. Muốn điều trị chứng chán ăn của trẻ, trước tiên chúng ta phải phòng chống những tật bệnh vốn có. Sau đây xin giới thiệu những bệnh tật thường thấy.
- Phòng bệnh gầy còm
- Bà mẹ mang thai nên tắm nắng nhiều, 3 tháng sau khi có thai mỗi ngày nên uống vitamin D 400đvị quốc tế.
- Nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
- Trẻ mới sinh ra sau nửa tháng, bắt đầu cho uống mỗi ngày một giọt dầu gan cá cô đặc, cùng với sự tăng trưởng lứa tuổi tăng dần dần số giọt. Như đến 2 tháng thì mỗi ngày 2 giọt, 3 tháng thì mỗi ngày 3 giọt, đến 4 tháng trở đi cứ mỗi ngày 4 giọt là được.
- Đặt trẻ ra tắm nắng, mỗi ngày ít nhất tắm nắng cho được 2 giờ, bởi vì tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời có thể đem Cholesterol khử H, trong da chuyển hóa thành sinh tố D:j xúc tiến hấp thụ Canxi. Nếu tắm nắng trong phòng, phải mở cửa sổ để tránh tấm kính ngăn cách mất tia tử ngoại, ngày hè nắng gắt nên cho trẻ ra chơi tắm nắng ở dưới bóng râm của cây, tránh chỗ nắng làm tổn thương da của trẻ.
- Bà mẹ mang thai nên ăn các thức ăn như các loại gan, sữa bò, bơ, trứng cá, lòng đỏ trứng.
- Trẻ sơ sinh nuôi dưỡng bằng thức ăn ngoài nên cho ăn Vitamin AD sữa bò cường hóa, sữa AD mỗi lít có chứa Vitamin A 2000 đơn vị quốc tế, vitamin D 600 đơn vị quốc tế, là phương pháp kinh tế, hữu hiệu, thuận tiện và an toàn nhất để dự phòng thiếu hụt và quá lượng vitamin A và vitamin D. Khi ăn sữa AD trẻ sơ sinh không cần tăng thêm thuốc vitamin D.
- Đề phòng ngộ độc vitamin
- Các phụ huynh cần hiểu rõ, dầu gan cá cô đặc là vị thuốc dự phòng và điều trị bệnh CÒI xương và chứng thiếu hụt vitamin A, không phải là sản phẩm dinh dưỡng, phải uống theo đơn thuốc của bác sĩ, không được tăng lượng một cách tùy tiện.
- Trẻ cần phải được khống chế tốt lượng vitamin A, D, không được lạm dụng, cố gắng uống theo lượng trong đơn, đề phòng ngộ độc.
- Bác sĩ cần phải không chế tốt lượng Vitamin A, D không được lạm dụng. Cố gắng uống theo lượng trong đơn, để phòng ngộ độc.
- Hiện nay vẫn chưa biết rõ lượng chất trúng độc vitamin D như thế nào, cho nên trong thời gian uống dầu gan cá, các phụ huynh phải thường xuyên quan sát biểu hiện của trẻ, nếu có hiện tượng ngộ độc thì phải kịp thời đưa vào bệnh viện kiểm tra.
- Dự phòng chứng thiếu hụt kẽm (Zn)
- Kết cấu ăn uống, cố gắng đạt cho được mức hợp lí, cân bằng, uốn nắn thói quen ăn chọn, ăn thiên một món.
- Ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều kẽm như thịt, trứng, sữa, cá, quả có vỏ cứng, quả khô.
- Dự phòng chứng thiếu máu do thiếu sắt
- Trẻ bị đẻ non, hai tháng sau khi sinh ra, trẻ đẻ đủ tháng thì sau khi sinh ra 4 tháng, bắt đầu bổ sung chất sắt, mỗi ngày bổ sung 10 microgam.
- 6 tháng bắt đầu cho thêm thức ăn phụ giàu chất sắt như các chế phẩm thịt nạc, gan, huyết và chế phẩm đậu nành.
- Để xướng đun nấu thức ăn bằng nồi sắt để cung cấp thêm lượng sắt, dùng nồi sắt để nấu cơm, mỗi kg cơm có thể tăng thêm 26 micro gam sắt.
- Dự phòng trẻ bí tiện
- Phải cân bằng ăn uống, uốn nắn tập quán ăn chọn, ăn thiên một món, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
- Khuyến khích trẻ con hoạt động nhiều, tăng sức mạnh của cơ bắp tham gia vào đại tiện, xây dựng thành thói quen hằng ngày đại tiện đúng giờ.
- Dự phòng chứng chán ăn do thần kinh dẫn đến
- Bảo vệ cho trẻ tránh chịu những kích thích về tinh thần.
- Không nên chú ý quá về số lượng ăn uống của trẻ, để tránh xảy ra những ảnh hưởng tâm lí không tốt.
- Thức ăn mà trẻ cự tuyệt không ăn, không nên cưỡng bức một cách thô bạo bắt trẻ phải ăn, để tránh dẫn đến cho trẻ cảm giác chống đối. Có thể biến đổi phương thức chế biến, gây cho trẻ có hứng thú.
- Đối với những trẻ mà khả năng thích ứng với môi trường yếu kém, khi vào nhà trẻ, bố mẹ và cô giáo phải có sự quan tâm nhiều hơn.
- Con gái đến thời thanh xuân, không dùng thuốc giảm béo.
- Dự phòng chứng rối loạn chức năng tiêu hóa của trẻ
- Kết cấu bữa ăn hàng ngày hợp lí, ăn đúng giờ đúng lượng, đề phòng ăn chọn, ăn thiên một món, tiết chế ăn lạnh, uống lạnh, tránh ăn uống bạt mạng.
- Nếu có dị ứng với các thức ăn như sữa bò, trứng gà và cá thì nên kiêng những thức ăn đó.
- Đề phòng lạm dụng thuốc, thuốc kháng sinh có tính phổ kháng khuẩn càng rộng, thì khuẩn của đường ruột mất tác dụng cũng càng nghiêm trọng.