- Chẩn đoán
Viêm phổi nghẹt thở lưu hành phát bệnh nhanh, bệnh tình nguy hiểm, do đó đặc trưng của bệnh này cần được hiểu rõ, mới có thể chẩn đoán chuẩn xác và kịp thời.
- Bệnh xảy ra gấp gáp, biến thành dịch. Phần lớn xảy ra đối với trẻ em ở nông thôn, tập trung ở trẻ dưới 2 tuổi, đa số vừa xảy bệnh là lập tức trở nên nghiêm trọng, nghẹt thở.
- Đặc trưng lâm sàng là nghẹt thở và lên từng cơn ngày càng nặng, triệu chứng tắc nghẹt đường hô hấp rất rõ, biểu hiện thở rất khó khăn, cánh mũi phập phồng, thóp ngực, thóp hai má thấy rõ rệt.
- Khi nghẹt thở dễ xuất hiện triệu chứng thiếu oxi: bồn chồn không yên, sắc mặt tái xanh, môi tím đen, mạch tim và hô hấp cực nhanh.
- Khi bệnh đã nghiêm trọng, dễ xuất hiện tâm lực suy kiệt, hô hấp suy kiệt và trao đổi chất bị trúng độc acid.
- Sự hô hấp của phổi và nấc nghẹn không thành tỉ lệ, gõ ở ngực nghe âm thanh rất trong, khi xảy ra nấc nghẹn cực nặng, có thể không nghe hô hấp và tiếng thở khò khè nữa. Trường hợp thông thường, có thể nghe được âm thanh khò khè và âm thanh “rược đờm”.
- Kiểm tra X quang: phổi dần dịch chuyển sang trạng thái nhiều vùng đen mỏng, nếp nhăn của phôi thô ra, kèm theo dãn phế quản có tính bọt nhỏ.
- Kiểm tra máu: tổng bạch cầu bình thường hoặc có chiều hướng giảm, tế bào hạt trung tính chiếm 50% trở xuống.
- Phân loại lâm sàng
Sau khi chẩn đoán chính xác viêm phổi nghẹt thở lưu hành. Căn cứ triệu chứng nặng, nhẹ mà lâm sàng có thể chia ra 3 loại.
- Loại thông thường: tinh thần tốt, triệu chứng tắc thở nhẹ, thời gian ngắn.
- Loại nặng: bồn chồn không yên, hoặc thèm ngủ, nghẹt thở rõ ràng, kèm theo từng cơn thở dốc, có khả năng suy tim.
- Loại cực nặng: lên cơn thở dốc mỗi lúc nặng thêm, không thể làm dịu được, có khả năng suy tim, suy hô hấp, trao đổi chất đã trúng độc tính acid.
- Chữa trị
Bệnh này, căn cứ sự khác nhau lâm sàng phân loại mà áp dụng biện pháp chữa trị tương ứng.
- Loại thông thường: bệnh này chủ yếu là do virut hợp bào đường hô hấp gây nên, vì vậy về nguyên tắc không dùng chất kháng sinh, những địa phương điều kiện cách li kém, thì có thể dùng Penicillin phòng trị nhiễm thêm vi khuẩn. Trường hợp thông thường uống thanh nhiệt giải độc, thông phổi, cắt ho, thở bình thường là được.
Phương thuốc như sau: Ma hoàng rang nóng 3g, Hạnh nhân 4g, Sinh thạch cao 12g, Cam thảo 2g, Tô tử 6g. Tang bạch bì 6g, Kiết cánh 6g, Qua lâu 6g, Hoàng cầm 6g, Tiền hồ 8g, Lá sơn tía rang khô 8g, Đình lịch (hạt) 6g. Sắc 20 phút, chắt lấy 50ml, chia 3 – 4 lần uống đang ấm. Đối với trẻ có nghẹt thở, bồn chồn, có thể tạm thời dùng Wintermin và phenergan mỗi thứ lmg/kg tiêm bắp.
- Loại nặng: ngoài những vị thuốc đã nói trên, còn áp dụng phương pháp chữa trị như sau:
+ Duy trì nhiệt độ nhất định trong phòng và có biện pháp tăng ẩm cho đường khí. làm cho đờm loãng ra, dễ thải. Đờm quá đặc thì có thể dùng cx – albuminoid 2,5 – 5mg, cho vào nước muối đẳng trương 10ml hóa mù hít vào ngày 2 lần, còn có thể uống nước trúc lịch tươi hoặc thuốc khử đờm.
+ Khi đã dùng Wintermin và Phenergan để làm dịu cơn nghẹt thở mà kém hiệu quả thì có thể dùng thêm Cortisol 5mg/kg/lần cho thêm vào đường glucose truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch. Nếu vẫn không làm dịu được cơn nghẹt thở có thể dùng Natri bicarhonate 5%, mỗi lần tiêm từ từ vào tĩnh mạch 3 – 5ml/kg. Cũng có thể dùng thử Phentolamine 1mg/kg thêm Ạramin 0,5mg/kg đồng thời cho hòa tan trong 20ml glucose 10% truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch, khi cần thiết cứ 2 – 6 giờ làm lại một lần, cùng số lượng chất lượng như vậy cho hòa tan trong 30 – 50ml đường glucose 10% – truyền từ từ nhỏ giọt vào tĩnh mạch.
+ Thuốc kháng sinh virut có thể chọn dùng Triazo nuclesoid hóa mù rồi hít vào hoặc tiêm bắp, nhỏ giọt vào tĩnh mạch. Trường hợp nghi là nhiễm khuẩn có thể dùng Penicillin hoặc thuốc kháng sinh tương ứng để chữa trị.
+ Đối với trẻ thời gian dài không thể ăn, uống cũng rất khó khăn, thì cần phải tiến hành truyền dịch.
+ Đối với trẻ bị bệnh nghi là tâm lực suy kiệt thì phái nhanh chóng sử dụng digitalis.
– Loại cực nặng: nhằm vào bệnh đang phát mà chữa trị. Khi xuất hiện tuần hoàn suy kiệt, có thể ứng dụng loại thuốc hoạt tính huyết giảm như Phentolamine, những người máu bị đông đặc trong huyết quản (DIC), có thể dùng thuốc đông y hoạt huyết hóa ứ, hoặc Dextro glucoside phân tử thấp, hoặc heparin. Đối với trẻ mất nước thì dùng đường glucose 10% và nước muối đẳng trương pha theo tỉ lệ 3:1 hoặc 4:1 mỗi ngày dùng 60 – 80ml/kg, truyền từ từ vào tĩnh mạch 5 – 8 giọt/ phút. Những người nghi là bị nhiễm thì cho dùng kháng sinh.