Những thói quen ăn uống của trẻ cần bỏ ngay

Chăm sóc bé

Không nên cho trẻ em ngậm thức ăn khi ngủ

Có những bà mẹ vì muốn cho con ngủ sớm nên đã cho con ăn, thậm chí còn để cho con ngậm thức ăn mà ngủ. Đó là một thói quen rất mất vệ sinh.

Dưới tác dụng của trực khuẩn axit lactic cùng với thức ăn còn lại ở trong miệng tạo thành chất axit, ăn mòn men răng, đồng thời chất hữu cơ ở trong răng lại bị tác dụng của vi khuẩn làm cho vật hữu cơ bị phân giải tạo nên những lỗ thủng trên răng, thành ra sâu răng. Khi đã sâu răng thì rất dễ sinh ra viêm tuỷ răng và nhiễm trùng chân răng, cũng có thể dẫn đến viêm tuỷ xương, nghiêm trọng hơn nữa thì viêm vòm họng. Cho nên, để bảo vệ răng sữa của trẻ em, việc sửa chữa thói quen mất vệ sinh này là điều cực kỳ quan trọng .Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em làm sao để khắc phục

Không nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ

Có người nghe nói cho trẻ ăn thêm một bữa trước khi đi ngủ thì con sẽ béo, khoẻ, cao lên. Thế là liền bắt chước. Kết quả thì ngược lại, phá vỡ mất qui luật sinh hoạt của trẻ, gây trở ngại cho giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Bởi vì trước khi ngủ, thần kinh đại não của con người ta đã ở vào trạng thái mệt mỏi, sự phân tiết dịch tiêu hoá của dạ dày và ruột giảm đi, lúc đó mà ăn thức ăn vào, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và ruột, kích thích sự phân tiết dịch tiêu hoá, do đó mà làm rối loạn sự phân tiết bình thường của dịch tiêu hoá, làm cho nhu động của dạ dày không ngừng. Hơn nữa sự phát dục của hệ thống tiêu hoá của trẻ em chưa được hoàn thiện, cho nên thường cảm thấy bụng căng, trướng, rất khó chịu, làm cho trẻ ngủ không sâu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, thường xuyên ăn trước khi đi ngủ còn làm cho hoành cách mô dạ dày bị dồn nén, do đó lại tăng thêm gánh nặng cho tim.

Cho nên để gây thành thói quen tốt, có qui luật trong việc ăn, uống của trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý, trừ việc phải bảo đảm 3 bữa chính, 2 bữa phụ cho trẻ 1 – 2 tuổi ra, không nên tuỳ tiện thêm hoặc bớt bữa ăn của trẻ.

Không nên cho trẻ em ăn vặt

Có một số bậc cha mẹ rất nuông chiều con, cứ nhìn thấy cái gì ăn được là mua cho con ăn. Ngay đến bữa cơm bình thường cũng mang kẹo, bánh qui ra cho con ăn. Kỳ thực đối với trẻ con, làm như vậy chỉ có hại cho sức khoẻ.

Như chúng ta đã biết, mục đích ăn uống là để cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc phát triển lớn lên về thân thể của trẻ em. Một ngày 3 bữa có thể làm cho dạ dày và ruột làm việc và nghỉ ngơi có qui luật tiết tấu, thúc đẩy việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn. Nếu trẻ con cứ ăn vặt luôn mồm, bữa chính thì không chịu ăn, như vậy là phá vỡ chế độ ăn uống bình thường. Thường xuyên ăn vặt, ruột và dạ dày phải luôn luôn tiết ra dịch tiêu hoá là tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và ruột, gây nên bệnh khó tiêu hoá. Quà vặt mà trẻ hay ăn, thường là đồ ngọt như kẹo, sôcôla. Sau khi ăn những thứ này thì nhiệt lượng trong cơ thể đã tương đối đầy đủ, đến bữa ăn chính thường ăn ít đi, do đó mà thiếu nhiều chất dinh dưỡng. Kết quả có thể dẫn đến là tỉ lệ chất dinh dưỡng không đều. Vì vậy không nên gây cho trẻ có thói quen xấu là ăn vặt, đặc biệt là trước bữa ăn không nên cho trẻ ăn linh tinh. Cho trẻ ăn thêm cũng phải có giờ giấc, có số lượng nhất định, để gây thành thói quen ăn đúng bữa (chính và phụ) để có lợi cho việc phát triển lớn lên của trẻ em.

Không nên để cho trẻ em ăn uống ngấu nghiến

Trong những ngày lễ, ngày tết hoặc những ngày có bữa ăn cải thiện, có một số trẻ em thấy có những món ăn mà mình rất thích, liền ăn lấy ăn để không hạn chế, như vậy là vô cùng có hại cho sức khoẻ.

Bởi vì trong một thời gian ngắn, có một lượng thức ăn khổng lồ nhồi nhét vào dạ dày, khiến cho dạ dày phình lên một cách máy móc, làm mất khả năng nhu động, gây nên cảm giác đau tức ở dạ dày, có thể gây nên chứng sa dạ dày hoặc dạ dày phình to đột ngột, cũng có thể do tập trung nhiều máu ở dạ dày quá nên các cơ quan quan trọng khác như tim, não trở nên thiếu máu, thiếu ôxy, làm cho đứa trẻ cảm thấy mệt mỏi, không còn sức lực, còn có thể gây gánh nặng cho tuyến tuỵ, rồi trở nên viêm tuyến tuỵ. Nếu trong một thời gian ngắn mà trẻ em uống quá nhiều nước có thể dẫn đến dạ day trương phình đột ngột, một số lượng lớn nước chảy vào máu và vào các tổ chức dẫn đến phù nước. Nếu xảy ra phù nước ở não thì khá nguy hiểm. Cho nên không nên để cho trẻ em tham ăn tham uống. Phải dạy cho trẻ em ăn uống có giờ giấc, có định lượng để có lợi cho việc phát triển cơ thể của trẻ em.

Không nên cho trẻ thơ ăn no quá

Có những bậc cha mẹ khi cho con ăn cơm, bất chấp con phản đối hay khóc lóc, vẫn cứ nhồi nhét cơm vào mồm con, y như người ta nhồi cho vịt ăn vậy. Họ cho rằng cứ ăn vào là được, kết quả là gây tổn thương cho tì vị dẫn đến mang bệnh.

Bởi vì công năng cơ quan tiêu hoá của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, sự phân tiết vị toan tương đối ít, nhu động ruột chậm chạp, cơ năng tiêu hoá yếu. Nếu bắt trẻ thơ ăn quá no, phần lớn thức ăn đọng lại ở trong dạ dày và ruột, gây ra đau ngực, trướng bụng, ợ chua cùng những kích thích không bình thường khác, dẫn đến rối loạn tiêu hoá và tiêu hoá không tốt, nghiêm trọng hơn còn có thể bị co thắt hệ thống tiêu hoá. Cho nên, muốn cho trẻ khoẻ mạnh mau lớn, không chỉ là ăn nhiều, mà là ăn một cách hợp lý, tức là ăn những thứ mà cơ thể cần để phát triển, ăn đều các thứ.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận