Những món ăn bổ dưỡng dành cho phụ nữ sau sinh

Chăm sóc bé
  1. Cháo gà thập cẩm.

Nguyên liệu:

– Thịt cánh gà : 1 cái

– Tôm : 15 con

– Hành: 10g

– Gừng tươi: 1 lát

– Nấm hương khô: 3 cái

– Gạo trắng:300g

– Rau xanh, rượu, muối vừa đủ.

Cách chế biến:

  • Cánh gà rửa sạch, chần qua nước sôi. Hành và gừng đập dập. Đổ 400g nước vào nồi, cho cánh gà, hành, gừng và dầu ăn vào, đun to lửa cho đến khi sôi, hạ nhỏ lửa nấu tiêp.
  • Lấy miếng cánh gà ra cắt nhỏ. Gạo vo sạch, nấm hương ngâm nước, cắt bỏ cuống, thái miếng nhỏ. Rau xanh rửa sạch thái nhỏ.
  • Cho gạo vào nồi, đổ nước gà vào, nấu sôi.
  • Tôm lột vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, chần qua nước sôi. Gạo nấu khoảng 25 phút thì cho tôm, nấm hương, rau xanh, muôi vào khuấy đều. múc ra ăn nóng.

Tác dụng:

Phụ nữ sau khi sinh ăn cháo này bổ huyết.

  1. Cháo gạo kê đường đỏ.

Nguyên liệu:

  • Gạo kê       : 100g
  • Đường đỏ   : vừa đủ

Cách chế biến:

Gạo kê vo sạch, đổ đủ nưóc 1 lần, dùng lửa lớn nấu sôi, hạ nhỏ lửa, nấu đến chín nhừ. Khi ăn, cho đường vào trộn đều, đun lại cho sôi, múc ra bát.

Tác dụng:

Có tác dụng kiện tì vị, bổ hữu tổn. Đưòng đỏ chứa lượng sắt gấp 3 lần so vối đường trắng, có tác dụng tốt cho việc tống khứ máu, bổ sung sự mất máu.

  1. Cháo ngọt bát bửu.

Nguyên liêu:

  • Gạo nếp : 100g
  • Long nhãn : 100g
  • Đậu xanh : 150g
  • Đậu đỏ       : 150g
  • Hạt sen      : 150g
  • Rượu, nước, đường vừa đủ.

Cách chế biến:

Đậu xanh, đậu đỏ vo sạch, nấu chín nhừ, để riêng. Hạt sen rửa sạch, đổ nước nấu nhừ, để sẵn. Gạo vo sạch, nấu thành cháo.

Cho đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen đã nấu chín vào cháo rồi cho long nhãn và đường vào nấu sôi. Khi sôi cho rượu vào là được.

  1. Cháo hoa tiêu nâu cật.

Nguyên liêu:

Cật : 1 cái

Hoa tiêu :3g

Gạo tẻ : 100g

– Hạt tiêu, hành, dầu vừng, muối, mì chính vừa đủ.

Cách chế biến:

Cật lợn xẻ dọc làm 2, rửa sạch, thái nhỏ, lấy muối, dầu lạc, bột sống ướp qua.

Gạo vo sạch, cho vào nồi, đổ 1 lít nước vào đun sôi, nấu thành cháo. Cho cật vào nấu thêm 1 chút nữa, thêm dầu vừng, muôi hoa tiêu, hạt tiêu, hành băm nhỏ vào là được.

  1. Cháo thập cẩm.

Nguyên liệu:

  • Cà rốt : 20g
  • Thịt cá : 20g
  • Mực tươi : 20g
  • Thịt nạc :  20g
  • Rau cần : 20g
  • Gừng : 2 lát
  • Gạo : 100g
  • Nấm hương, dầu vừng, muối, mì chính vừa đủ.

Cách chế biến:

Nấm hương ngâm nước cho mềm, thái thành sợi, cà rốt, thịt nạc thái sợi, mực tươi, thịt cá thái lát, rau cần thái vụn.

Gạo vo sạch, đổ 4 bát nước nấu thành cháo. Cho nấm hương, cà rốt, thịt nạc, mực, cá vào trong cháo nấu tiếp. Đến khi chín thì nêm bột ngọt, rưới 1 chút dầu vừng, rắc rau cần lên là được.

  1. Cháo thit rùa.

Nguyên liêu:

  • Rùa sống    : 1 con (250g)
  • Hành : 30g
  • Gừng : 30g
  • Gạo nếp     : 100g
  • Hạt tiêu. rượu, dầu ăn. muối, bột ngọt vừa đủ.

Cách chế biến:

Rùa nhúng nước cho chết, làm thịt, bỏ mai. đầu, móng, đuôi và da, chặt miếng nhỏ, cho vào nước sôi luộc qua, vớt ra lột bỏ màng da.

Thịt rùa cho vào bát hấp cách thuỷ, cho thêm rượu, hành, muôi, đun chín nhừ, vớt bỏ hành, gừng.

Gạo nếp vo sạch nấu thành cháo, bỏ thịt rùa vào, rắc hạt tiêu và gia vị vào là được.

Tác dụng:

Bổ âm, ích huyết, trừ phong giải thấp, trị bệnh lỵ, phụ nữ sinh xong cơ thể còn yếu, sa tử cung.

  1. Cháo táo sữa bò.

Nguyên liêu:

– Gạo: 100g

– Sữa bò: 400g

– Táo đỏ: 20 qua

– Đường đỏ:20g

Cách chế biến:

Gạo vo sạch, cho vào 11 nưóc, đun to lửa cho đến khi sôi, hạ nhỏ lửa khoảng 20 phút. Khi gạo chín nhừ cho sữa bò, táo đỏ vào nấu thêm 10 phút nữa.

Khi ăn cho đường đỏ, rồi nấu sôi múc ra.

  1. Cháo đậu đen táo đỏ.

Nguyên liệu:

– Đậu đen 50g

– Táo đỏ 50g

– Đường 150g

– Gạo nếp 100g

Cách chế biến:

Táo rửa sạch bỏ hạt, sạch, ngâm 1 đêm.

gạo nếp và đậu đen vo

Cho gạo, đậu đen vào nồi, đổ 1.5 lít nước đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, nấu đến khi gạo nở thành cháo rồi cho táo vào, nấu tiếp đến khi gạo và đậu đen chín nhừ. Cho đường vào múc ra bát.

9. Cháo tỏi rau dền.

Nguyên liệu:

  • Rau dền 150g
  • Tỏi 1 củ
  • Gạo tẻ : 100g
  • Dầu ăn, muối, bột ngọt vừa đủ.

Cách chế biến:

Rau dền nhặt rửa sạch, cắt đoạn, tỏi băm nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, đô 1 lít nước vào nấu cho đến khi gạo nở, cho rau dền. dầu ăn. muối, tỏi vào nấu tiếp, nêm bột ngọt, gia vị là được.

Tác dụng:

Giải độc, bổ huyết, thông đại tiểu tiện, trị đau bụng sau khi sinh, viêm cổ tử cung.

  1. Cháo xương nấu cà chua.

Nguyên liệu:

– Cà chua: 300g

– Xương lợn: 500g

– Gạo tẻ: 200g

– Muối vừa đủ.

Cách chế biến:

Xương lợn độp vụn. chần qua nước sôi, cho vào nồi náu cùng cà. chua, cho thêm nước, đun to lửa đến khi sôi thì đun nhỏ lừa, nâu bên tục trong X tiêng, gạn lấy nước.

Gạo vo sạch, đổ nước xương và cà chua vào, đun to lửa đun sôi thì hạ nhỏ lửa, đun nhừ thành cháo, nêm gia vị vừa đủ.

Tác dụng:

Giàu dinh dưỡng, người mẹ ăn thường xuyên sẽ tăng sữa, trẻ nho ăn nhiều cháo này sẽ được cung cấp nhiều canxi chống bệnh còi xương.

  1. Cháo đậu Hà Lan.

Nguyên liệu:

  • Đậu Hà Lan : 250g
  • Đưòng trắng, đường đỏ, nưỏc hoa quế mỗi thứ một ít.

Cách chế biến:

Đậu Hà Lan đãi sạch, đổ 1 lít nước vào đun sôi, hớt bọt sau đó đun nhỏ lửa, dùng thìa quấy đều, nấu khoảng 3 tiếng cho chín nhừ.

Khi ăn, cho đường trắng và đường đỏ vào bát rồi cho cháo vào, rưới 1 ít nước hoa quê lên trên. Khi ăn thì trộn đều.

Tác dụng:

Mén này có chứa nhiều vitamin, các chất khoáng, protein nên người mẹ ăn vảo sẽ có nhiều sữa.

  1. Cháo bát bửu.

Nguyên liệu:

– Gạo 250g

– Cải thìa 250g

– Đậu nành 15g

– Khoai lang 25g

– Bạch quả 25g

– Đậu tằm 25g

– Muôi, bột ngọt, quế bì, hồi hương vừa đủ.

Cách chế biến:

Đậu tằm, đậu nành rửa sạch, ngâm khoảng 12 tiếng cho nở. Khoai lang gọt vỏ, bạch quả bỏ vỏ, tâm. Cải thìa nhặt rửa sạch, thái sợi.

Gạo vo sạch, đổ vào nồi cùng đậu tằm, đậu nành, khoai lang, bạch quả, quế bì, hồi hương và 2 lít nước nấu đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun khoảng 40 phút, khi gạo nở thì cho cải vào nấu tiếp cho nhão thành cháo. Nêm muối, bột ngọt quấy đều là được.

Tác dụng:

Phụ nữ thiếu sữa, sức ăn giảm, mất máu, phù, ăn cháo này rất tốt.

  1. Cháo lạc.

Nguyên liệu:

  • Lạc để nguyên màng vỏ: 45g
  • Đường phèn : vừa đủ
  • Gạo100g
  • Bạch hợp 15g

Cách chế biến:

Lạc rửa sạch, giã vụn, bách hợp thái Ịát mỏng, cho chung tất cả vào nồi cùng với gạo, cho nước vào đun to lửa đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, nấu 30 phút. Sau đó cho đường phèn vào đun thêm.

  1. Canh cá hoa vàng rau dền.

Nguyên liệu:

  • Cá hoa vàng : 300g (1 con)
  • Rau dền :60g
  • Nước sôi: 3 cốc
  • Hành, gừng băm nhỏ.
  • Bột sống, hạt tiêu, rượu, muổì vừa đủ. Cách chế biến:

Cá cạo vảy, làm sạch, ướp hạt tiêu, đem hấp cách thuỷ chín, lọc bỏ xương, lấy thịt. Rau dền rửa sạch, thái nhỏ.

Phi gừng thơm, cho cá vào rán qua rồi cho rau vào xào qua, cho nước vào nấu, thêm rượu, hành băm nhỏ, nấu sôi, nêm bột là được.

  1. Cá hố kho tàu.

Nguyên liệu:

  • Cá hố: 500g
  • Dầu ăn, nưốc tương, muối, rượu, đường, hành, gừng, nước sôi vừa đủ.

Cách chế biến:

Cá rửa sạch, cắt đoạn 3cm. Đem rán vàng rồi cho rượu và các thứ phụ liệu khác, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa là được.

  1. Cá ướp muôi hâp với gà.

Nguyên liệu:

  • Cá ướp muối : 1 con
  • Thịt gà : 200g
  • Hành, gừng, rượu, bột ngọt vừa đủ.

Cách chế biến:

Thịt gà chặt miếng, trộn với rượu, bột ngọt, cho gừng và hành vào, đem hấp vói cá đã ướp muối đến chín là được.

  1. Cá nhám giá đỗ.

Nguyên liệu:

  • Cá nhám    : 500g
  • Giá đỗ        : 250g
  • Mỡ, rượu, muối, bột ngọt, hành, gừng vừa đủ.

Cách chế biến:

Cá nhám chần qua nước nóng, chặt bỏ đầu đuôi, nội tạng, cắt thành miếng vuông.

Phi thơm hành, gừng rồi cho cá vào rán vàng 2 mặt, rưới rượu, muối, bột ngọt, nước sôi vào, đun to lửa đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, nấu khoảng 4 phút.

Cho giá vào chảo mỡ nóng, thêm muôi, bột ngọt, xào to lửa đổ giá vào hai bên cá, kho cạn nước là được.

  1. Dưa chua cá mè.

Nguyên liệu:

  • Cá mè         : 300g
  • Dưa chua    : 30g
  • Gừng, ớt, hành, bột năng, dẩu. nưóc tương, bột ngọt vừa đủ.

Cách chế biến:

Cá mè làm thịt, rửa sạch, dùng dao khứa hai mặt. Dưa chua rửa sạch, thái nhỏ, gừng, ớt thái sợi, hành cắt đoạn.

Cho gừng, ót, tỏi và dưa chua vào chảo dầu xào cho thơm, thêm nưóc sôi, cho cá vào nấu chín, thêm ít nước tương, hành, bột ngọt, bột năng là được.

  1. Cá quả nâu măng, cải dưa.

Nguyên liệu:

  • Cá quả : 500g
  • Cải dưa : 50g
  • Măng : 50g
  • Hành, gừng, rượu vang, muốỉ, bột ngọt, mỡ, hạt tiêu vừa đủ.

Cách chế biến:                                                               •’

Cá làm sạch, cải dưa rửa sạch thái đoạn lcm, măng thái lát nhỏ.

Dùng mỡ rán qua cá, rồi rưới rượu vào, thêm hành, nước gừng, măng đun to lửa cho đến khi sôi, thấy có màu trắng sữa mói cho cải, muối, mì chính vào quấy đều, rắc hạt tiêu vào là được.

Tác dụng:

Phụ nữ cho con bú ăn canh này sẽ thông sữa.

  1. Cá mè bí đao.

Nguyên liệu:

  • Cá mè          : 400g
  • Bí đao          : 200g
  • Mầm.đậu Hà Lan: 50g
  • Măng, nấm hương, tôm nõn, mỡ lợn, muối, bột ngọt, rượu, gừng vừa đủ, hành thái đoạn.

Cách chế biến:

Cá làm sạch, dùng dao khứa xiên hai bên mặt cá. Măng,.nấm hương và bí đao đều thái lát mỏng. Tôm nõn, mầm đậu Hà Lan rửa sạch.

Phi gừng rồi chơ cá vào rán qua hai mặt, cho hành, rượu và 1 lít nước đun sôi, hạ nhỏ lửa, nấu cho đến khi mắt cá lồi ra thì cho măng, nấm hương, bí đao, tôm nõn và mầm đậu vào, thêm muôi, bột ngọt, rượu nấu đến khi sôi với bỏ hành, gừng là được.

Tác dụng:

Phụ nữ cho con bú ăn món này sẽ tăng sữa, kịp thời bổ sung chất dinh dưỡng cho con mà hàm lượng mỡ trong cơ thể mẹ lại không tăng cao. Đứa trẻ bú sữa mẹ không bị tiêu chảy.

Có thể thay bí đao bằng cải trắng.

  1. Cá mè nấu mầm đậu nành

Nguyên liệu:

  • Cá mè tươi : 400g
  • Mầm đậu nành : 200g
  • Hải đới : 15g
  • Mỡ lợn :60g
  • Hành, gừng, muối, gia vị vừa đủ.

Cách chế biến:

Cá bỏ vảy, mang, nội tạng, rửa sạch, dùng dao khứa hai mặt rồi chần qua nước sôi.

Mầm đậu nành rửa sạch, vẩy ráo nước. Hải đới ngâm cho nở ra rồi rửa sạch, cắt sợi, hành và gừng thái sỢi.

Phi thơm hành và gừng, sau đó đổ một’ bát nước sôi vào, đợi nước sôi thì cho cá, mầm đậu nành, hải đới vào đun sôi rồi hạ nhỏ lửa là được.

Tác dụng:

Phụ nữ nuôi con ăn món này sẽ có nhiều sữa.

  1. Cá ninh táo đỏ.

Nguyên liệu:

  • Cá sống      : 1 con (400g)
  •  Táo đỏ        15g
  • Gừng, muối vừa đủ.
  • Cách chế biến:

Cá sống cạo vảy, xẻ bỏ ruột, rửa sạch, lau khô, ướp muối khoảng 5 phút rồi rán qua. Táo ngâm mềm, bỏ hạt, rửa sạch.

Cho tất cả vào nồi, đổ nước nấu đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa ninh khoảng 2 tiếng cho đến khi cạn, nêm gia vị, ăn nóng.

  1. Thịt dê nâu bí đao.

Nguyên liệu:

  • Thịt dê nạc : 50g
  • Bí đao        : 250g
  • Dầu vừng, nước tương, muối mỗi thứ 1 ít.

Cách chế biến:

Thịt dê thái lát mỏng, trộn đều với nưóc tương, muổi, bột ngọt, hành và gừng. Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, thái lát.

Xào qua bí đao rồi cho 1 ít nước vào, đậy vung đun sôi, đổ thịt dê vào nấu chín là được.

  1. Canh lươn nấu mộc nhĩ.

Nguyên liệu:

  • Lươn: 250g
  • Mộc nhĩ: 30g

Cách chế biến:

Lươn làm sạch, bỏ nội tạng, rửa sạch, cắt đoạn, mộc nhĩ ngâm nưóc cho mềm, rửa sạch cùng cho vào nồi lươn, cho nưốc vừa đủ, nấu trong 2 tiếng, nêm gia vị là được.

Tác dụng: bổ huyết.

  1. Canh lạc nấu táo đỏ.

Nguyên liệu:

– Lạc 90g

– Táo đỏ 10 quả

– Chân gà 10 cái

– Thịt nạc 120g

– Trần bì 1/4 cái (vỏ quýt khô).

Cách chế biến:

  • Lạc, táo đỏ rửa sạch, vỏ quýt ngâm nưốc cho mềm, cạo sạch mặt bên trong.
  • Chân gà lột vỏ da ngoài, chặt móng, rửa sạch, thịt nạc rửa sạch.
  • Vỏ quýt cho vào nưốc đun sôi, cho các thứ còn lại vào nấu khoảng 2,5 tiếng, nêm gia vị là được.
  1. Canh đầu cá đậu phụ.

Nguyên liệu:

  • Đẩu cá : 1 cái (500g)
  • Đậu phụ     : 2 miếng
  • Cà chua      : 1 quả
  • Hành, nước, dầu và gia vị vừa đủ.

Cách chế biến:

Đầu cá bỏ mang rửa sạch, ướp muối 15 phút, hành băm nhỏ, cà chua, đậu phụ cắt miếng. Dùng 3 thìa canh dầu rán cho cá vào rán vàng, đổ 3 bát nước cùng cà chua, đậu phụ, đun nhỏ lửa đến khi chín, nêm muối, gia vị, rắc hành vào là được.

  1. Lươn xào măng.

Nguyên liệu:

  • Lươn sống : 500g
  • Măng khô : 25g
  • Hành củ : 25g
  • Rau cần : 25g
  • Rau thơm : 50g
  • Dầu lạc : 500g

* Nước tương, muôi, đường trắng, mì chính, rượu, tỏi, bột năng, nước sôi vừa đủ.

Cách chế biến:

Dùng đinh cắm đầu lươn trên tấm thớt, lấy dao rạch ra, lọc bỏ xương, nội tạng, đầu và đuôi, lấy phần thịt khoảng 200g, cắt sợi xiên rộng 0,3cm; dài 3cm, cho vào bát. Măng, hành, rau cần thái sợi. Tỏi đập dập, rau thơm thái nhỏ.

Hoà chung nước tương, muối, mì chính, rượu, đường trắng, nước sôi và bột thành thứ nước nêm.

Đun dầu nóng, cho lươn vào xào rời rồi cho hành, măng, rau cần vào xào nhanh xong đổ ra, gạn dầu để riêng.

Để lại 1 ít dầu trong chảo. Phi thơm tỏi rồi đổ thịt lươn vào. Sau đó cho nước nêm đã hoà sẵn, xào chín múc ra đĩa ăn vói rau thơm.

  1. Trứng gà nhân tôm.

Nguyên liệu:

  • Trứng gà : 6 quả
  • Nhân tôm : 50g
  • Bột khô : 5g
  • Mỡ, muối, mì chính, rượu, hành băm nhỏ vừa đủ.

Cách chế biến:

Nhân tôm cho vào bát, cho 1 ít muối, bột khô và lòng trắng trứng trộn đều.

Đem chưng khoảng 6 – 7 phút rồi lấy ra lên mâm.

Đun mỡ nóng già, cho nhân tôm vào, dùng đũa đảo cho rời ra đến khi nhân tôm co rút lại, gạn bỏ phần mỡ còn lại trong chảo rồi cho hành, múc ra trải đều lên trên bánh trứng là được.

Tác dụng:

Ăn thường xuyên sẽ năng dưỡng ích khí, mạnh gân xương, có tác dụng tốt đối với phục hồi thể chất người mẹ, phòng chống còi xương ở trẻ nhỏ.

  1. Bồ câu sữa hầm.

Nguyên liệu:

  • Bồ câu sữa : 1 con
  • Gừng : 2 lát
  • Hành : 2 cây
  • Bát giác : 2 hạt
  • Đường : 2 viên
  • Nước : 3 cốc.
  • Rượu, hạt tiêu, quê bì vừa đủ.

Cách chế biến:

Hoà nước đường, hành cắt ngắn, gừng, bát giác, quế bì, rượu (3 thìa canh) hoà chung với nhau. Sau đó đun nhỏ lửa khoảng 1 tiếng, vớt bỏ bát giác, quế bì và gừng.

Bồ câu làm sạch, lau khô, tẩm chất ướp lên trên mặt trong và ngoài bồ câu, ướp khoảng 10 phút.

Đun lại chất phụ liệu cho sôi rồi cho bồ câu đã ướp vào nồi, đun nhỏ lửa khoảng 25 – 30 phút. Khi bồ câu chín, vớt bồ câu ra rưới dầu vừng lên. An nóng (để nguyên con hoặc chặt miếng).

  1. Nước gà chưng.

Nguyên liệu:

  • Gà tươi : 450 – 550g
  • Gừng : 2 – 3 lát
  • Muối vừa đủ.

Cách chế biến:

Gà làm sạch, bỏ da, chặt miếng to, cho 1 thìa to rượu vào trộn đều.

Cùng bỏ gà và gừng vào hấp cách thuỷ khoảng 2-2,5 giờ. Lấy nước gà tiết ra hoà 1 ít muối ăn khi còn nóng. Miếng gà để ra đĩa ăn cùng với tương.

  1. Nước cam pha rượu.

Nguyên liêu:

  • Cam tươi    : 2 – 3 quả
  • Rượu gạo   : 1 – 2 thìa to.

Cách chế biến:

Cam rửa sạch, bóc vỏ, ép lấy nước khoảng nửa bát, đun nóng xong pha rượu vào làm đồ uống.

Tác dụng:

Chữa sưng vú, sữa không thông.

  1. Chim cút hấp kim châm

Nguyên liệu:

  • Chim cút : 4 con
  • Nấm Đông cô : 2 lai
  • Táo đỏ : 2 quả
  • Kim châm, mộc nhĩ, gừng, hành, rượu, bột sống, hạt tiêu, đường, dầu vừng vừa đủ.

Cách chế biến:

Nước gừng và rượu (1/2 thìa) + 1/2 thìa muối, bột sống 1 thìa, đường dầu vừng và hạt tiêu hoà chung, để riêng.

Nấm Đông cô ngâm nước cho mềm, ngắt bỏ cuông, rửa sạch cắt miếng. Kim châm và mộc nhĩ ngâm nước cho mềm xong rửa sạch, vẩy ráo nước.

Chim cút làm thịt, bỏ nội tạng, rửa sạch, lọc lấy thịt, thái lát mỏng, cho nấm Đông cô, kim châm, mộc nhĩ, gừng sợi, táo và hỗn hợp nước vừa pha ướp khoảng 15 phút.

Cho tất cả những thứ trên vào dĩa sâu, rắc hành lên, đê vào nồi hấp cách thuỷ khoảng 10 phút. Khi chín, rưới 1 ít dầu lên, ăn khi còn nóng.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận