Những chú ý khi cho trẻ đi nghỉ mát

Chăm sóc bé

Nhiều người lớn – nhất là những ông bố – muốn tạo ra cho con mình những hoạt động hè thật sôi nổi, ngay từ những ngày đầu mà quên mất rằng đi nghỉ hè có nghĩa chính là ĐI NGHỈ. Đối với trẻ em cũng vậy : tới một nơi xa lạ, khí hậu lạ, các cháu cần phải có một thời gian nào đó để cơ thể hòa hợp với môi trường sống mới. Bởi vậy, không nên vội để các cháu tham dự các hoạt động thể thao, những cuộc đi bộ đường dài, leo núi vát vả ngay khi mới tới điểm nghỉ hè, khiến cho các cháu bị mệt.

Đối với trẻ em, không nên cho các cháu tham gia vào các hoạt động thể thao đơn thuần mà chỉ dự vào các “trò chơi” thể thao mà thôi.

Ngoài bãi biển

Được nhào vào sóng, ngâm chân vào nước là những điều thích thú với đa số trẻ em. Khí hậu miền biển cũng rất tốt với các em. Tuy vậy cần chú ý :

  • Không nên đưa trẻ dưới 7-8 tháng ra bãi biển vì các cháu chưa chịu được nắng, gió, cát v.v… Nếu bạn muốn ra biển mà không thể không mang theo cháu được thì nên nhớ, mỗi ngày chỉ nên cho cháu ra ngoài tối đa là 1 giờ. Không nên cho cháu ra ngoài vào thời gian trời hóng. Không nên để cháu nằm một mình trong nôi ở ngoài nắng.

Nên cho cháu uống nước luôn và nếu bạn muốn cho cháu tắm nước biển, hãy lấy nước vào trong một cái chậu, mang phơi nắng cho nước hơi ấm rồi hãy cho cháu vào nước. Cháu bé sẽ rất thích thú, nhưng cũng đừng quên đội mũ cho cháu.trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng

  • Trẻ em từ 1 tới 4 tuổi rất dễ bị chết đuối. Ở chỗ sâu 20 cm nước cũng có thể xảy ra tai nạn, nếu Bé ngã úp mặt xuống nước và không đứng dậy được. Bởi vậy, phải luôn để mắt tđi các cháu, khi các cháu đùa giỡn dưới nước.
  • Không nên để các cháu ngâm nước lâu, nhất là những ngày đầu. Tắm biển đối với các cháu bé, không phải là tắm hoặc bơi, mà chỉ là cuộc vui đùa, nghịch nước.

Bé chạy xuống nước, ngồi xuống, đứng lên, chạy lên bờ, nghịch cát rồi lại chạy xuống nước… Thế là đủ khỏe rồi.

  • Nếu Bé sợ, không dám xuống nước, đừng vội ép buộc Bé. Hiện tượng đó là tự nhiên, nhất là trong những ngày đầu vì lần đầu tiên Bé thấy biển rộng, sóng to có cả tiếng gầm gừ có vẻ hung dữ và nguy hiểm. Bạn hãy tung bóng với Bé ở trên bờ, hoặc đắp cát thành núi rồi đào một cái rãnh cho sóng làm nước dồn vào rồi lại chảy ra. Tới một lúc nào đó, bạn sẽ thấy con bạn tự chạy xuống nước mà không cần ai phải dỗ dành.
  • Trên bãi cát hoặc cả trên miền núi đá nếu không có đá nhọn – hãy để cho con bạn chạy chân trần. Đi hoặc chạy như vậy, Bé sẽ giữ được thăng bằng dễ dàng hơn, gót chân và những bắp thịt bàn chân được có dịp để luyện tập cho khỏe và tránh được hiện tượng chân bẹt. Khi đi đất trẻ em đi chắc chắn hơn, không dễ bị trượt chân như khi đi giày, dép.
  • Không khí biển kích thích cơ thể và cũng làm cơ thể bị mệt. Do đó, cần cho các trẻ ngủ trưa. Không nên cho trẻ sơ sinh ra bãi biển buổi trưa.
  • Tuy rằng có những phương pháp tập bơi cho trẻ từ sớm, nhưng thông thường, các cháu dưới 5-6 tuổi chưa cần tập bơi.

Con sứa biển

Ở biển, trẻ có thể bị các con sứa biển đụng vào da gầy ngứa, rát và có thể sốt. Trường hợp này, nên đưa các cháu vào bệnh viện để chữa trị dị ứng.

Trẻ tắm nắng lâu hoặc đang ra nhiều mồ hôi nếu tắm hoặc ngâm nước ngay, rất dễ bị cảm.

Nghỉ mát trên núi

Không khí trên núi rất tốt cho trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Hiện tượng không khí loãng – ít ôxy – chỉ có ở độ cao từ 3.000 – 3.500m trở lên. Các trẻ em bị bệnh hen đi nghỉ ở miền núi cũng rất tốt. Tuy vậy, ở miền núi đề phòng cho các cháu khỏi bị lạnh hoặc bị tia nắng mặt trời chiếu làm chói mắt. Khi ra ngoài, các cháu nhỏ cũng nên đeo kính râm.

Nghỉ hè ở thôn quê

Không khí đồng quê cũng tốt cho sức khỏe vì trong sạch hơn không khí thành phố. Nghỉ hè ở thôn quê một thời gian rất có lợi cho sức khỏe nếu nơi ở không bị ẩm ướt hoặc nóng ngột ngạt, kém thoáng đãng. Tuy vậy, các cháu nhỏ sống ở quê dễ bị các tai nạn như : chết đuối ở sống hoặc bị rắn cắn. Bởi vậy, nên đề phòng và trông kỹ các cháu khi tắm sông. Tắm sống chỉ có lợi khi trẻ đã biết bơi lội. Nước sống đã không có tác dụng tốt như nước biển, lại còn thường bị ô nhiễm vì rác và chất thải.

Nếu bạn dắt con nhỏ đi qua vùng cỏ hoặc có bụi rậm, nên cho các cháu đi giày cao cổ để tránh bị rắn cắn hoặc bị các loại bọ cỏ chích.

Dù sao, đối với các trẻ em sống ở thành phố luôn có tiếng động ầm ĩ của xe cộ, mùi khói xe và mùi thuốc lá thì những ngày nghỉ hè ở đồng quê nơi có những căn nhà nhỏ, cánh đồng rộng, nhiều cây, bụi cỏ hoang cùng hoa dại, không khí không bị ô nhiễm… vẫn có thể là những ngày lý thú, nhiều kỷ niệm và tăng cường được sức khỏe.

Ánh nắng mặt trời : lợi và hại

Da cần không khí vì da cũng “thở”. Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể chế tạo vitamin D bởi tác dụng của những tia cực tím. Bạn có thể để con bạn tắm nắng ở một nơi kín gió, tránh cho cháu khỏi bị lạnh, ngay từ khi cháu được 4 tháng. Tuy vậy, phải chú ý cẩn thận ! Vì da Bé còn non nớt và những tia nắng có tác dụng rất mạnh.

Khi cho trẻ tắm nắng, nên tiến hành từ từ. Thoạt đầu, để nắng chiếu vào bàn chân, rồi đến cẳng chân, đùi… cuối cùng là ngực và lưng. Chỉ nên cho các cháu tắm nắng lúc buổi sáng và CUỐI chiều, đầu đội mũ, nón.

Dù trẻ đã lớn, cũng cần chú ý :

  • Không nên cởi trần hoặc trần truồng .nằm im trong nắng; phải vận động, thỉnh thoảng đi vào chỗ râm. Không được phơi mình lúc ban trưa. Tóc của trẻ em mảnh nhỏ, không che được đầu như tóc người lớn, nên phải luôn nhớ đội mũ, che đầu.
  • Trẻ mới ở thành phố tới nơi nghỉ mát, không nên cởi trần ngày. Phải có thời gian thích hợp cho cơ thể, nên có thể để mình trần trong 2, 3 ngày sau.
  • Không khí ở biển hoặc trên núi trong sạch, ít bụi nên tác dụng của các tia nắng mạnh hơn ở thôn quê hoặc thành phố.
  • Những trẻ em có mầu da càng trắng càng dễ bắt nắng và nhạy cảm với tia nắng.
  • Việc phơi nắng thái quá có thể dẫn tới bệnh ung thư da, kể cả ở người lđn.
  • Nhiều loại kem và dầu thoa da không có tác dụng bảo vệ da vì là của “dỏm”. Phải lựa chọn kỹ, khi mua.
  • Phải nhớ đeo kính râm để bảo vệ mắt.

Biện pháp chống nóng

Để chống nóng cho các cháu nhỏ, các bà mẹ có thể tăng thêm số lần tắm trong ngày cho các cháu, luôn cho các cháu uống nước. Nếu không cần uống, các cháu sẽ từ chối và đẩy bình ra. Không cần thay loại sữa.

Tránh không mặc cho các cháu quần bằng vải hóa học, không thấm nước. Cần thay quần áo cho các cháu luôn.

Đối với các cháu lớn, trong bữa ăn cho ăn thêm nhiều trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Tắm tại hồ bơi

Hiện nay, có nhiều người có xu hướng dẫn con cái đi tắm tại hồ bơi công cộng, kể cả các cháu còn nhỏ vì nghe nói rằng, có cháu chỉ mới vài tuần lễ cũng có thể phát triển khả năng bơi lội. Hiện tượng này dù có đúng cũng chỉ là trường hợp cá lẻ không áp dụng được với tất cả mọi trẻ em.

Hồ bơi công cộng không tốt đối với trẻ em dưới 2 tuổi vì Ồn ào, đông người bơi, dễ va chạm, nóng, nước không đảm bảo sạch hoặc nước có nhiều chất sát trùng không hợp với trẻ em. Trẻ tắm ở hồ bơi phải được người lớn luôn để ý, theo dõi.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận