Trang chủChăm sóc béNhu cầu dinh dưỡng của người mẹ cho con bú

Nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ cho con bú

Tuyến vú bắt đầu phát triển từ tuổi dậy thì, dưới tác dụng của hai chất nội tiết tố nữ là estrogen và progesteron. Hai chất nội tiết tố nữ này kích thích phát triển ống tuyến, thùy tuyến, bọc tuyến, mô đệm và lớp mỡ.

Cùng với các chất nội tiết tố nữ, GH (Human Growth Hormon), prolactin chất nội tiết vỏ tuyến thượng thận, insulin cùng tham gia phát triển ống tuyến vú. Sữa bài tiết do tác dụng của prolactin vẫn nằm trong bọc tuyến. Với tác dụng của oxytocin vùng dưới đồi, bài tiết sữa được đẩy vào ông tuyến. Khi trẻ mới sinh người mẹ nên cho bú ngay, sữa từ ống tuyến sẽ chảy vào miệng trẻ.

Động tác mút vú của trẻ tạo ra xung động truyền về dưới đồi và thùy sau khi tuyến yên bài tiết oxytocin. Vì vậy, sau khi sinh, người mẹ cần cho con bú ngay vì cho bú sớm có tác dụng: Tăng bài tiết oxytocin để kích thích tuyến sữa, giúp cho tử cung sau khi sinh co hồi nhanh hơn và sữa bài tiết vài ngày đầu là sữa non. Sữa này đặc sánh, màu vàng nhạt, có nhiều protein, vitamin A và chất kháng thể giúp tăng cường miễn dịch một số bệnh cho trẻ. Nó còn tác dụng loại trừ nhanh phân su, ngăn ngừa vàng da với chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của trẻ sơ sinh.

Bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho con
Bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho con

Oxytocin bài tiết tăng do sự tác động của các yêu tố tâm lí, tình cảm, cảm xúc, mơn trớn, vuốt ve, âu yếm con, nghe tiếng con từ người mẹ gây những tín hiệu cảm xúc truyền về vùng dưới đồi sẽ kích thích tiết sữa.

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm vô cùng quý giá, hơn hẳn các loại sữa bò, sữa trâu, sữa dê… Sữa mẹ có thành phần latose cao hơn hẳn các loại sữa khác 50%. Protein thấp hơn các loại sữa khác từ 2-3 lần. Lượng canxi và iôn trong sữa mẹ chỉ bằng một phần ba sữa bò. Do đó trẻ hấp thu nhanh hơn, không bị đầy hơi, khó hấp thu như sữa bò.

Trong sữa mẹ còn có thành phần quan trọng mà không loại sữa nào có được, đó là kháng thể gây miễn dịch một số bệnh bạch hầu, ho gà, sởi, quai bị, bại liệt… Trong sáu tháng đầu trẻ được mẹ truyền cho khả năng miễn dịch. Những đứa trẻ này không những không mắc các bệnh này mà còn khỏe mạnh hơn so với những trẻ nuôi bằng sữa ngoài.

Sáu tháng sau khi sinh, kháng thể từ sữa mẹ truyền cho con giảm tác dụng. Để có miễn dịch lâu dài đối với một số bệnh cần tiêm chủng cho trẻ sau sinh.

Mỗi ngày, lượng sữa mẹ tiết ra khoảng 1,5 lít, trong 24 tháng có lượng sữa là 1095 lít. Lượng sữa lớn như vậy lấy từ dưỡng chất bên ngoài cung cấp cho người mẹ, trong đó cần 50g mỡ, 100g lactose, 2- 3g canxi photphate cho mỗi ngày.

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mỗi ngày người mẹ phải được cung cấp một lượng dưỡng chất đầy đủ lớn giúp con lớn lên và phát triển toàn diện, tránh các bệnh suy dinh dưỡng, còi xương…

Khi cho trẻ bú phải cho bú đều cả hai vú. Một số người mẹ thường chỉ cho con bú lệch một bên vú nhiều sữa. Vú bên kia thỉnh thoảng mới cho bú do người mẹ cho con bú ở tư thế nằm gây nên vú to, vú bé, sữa về không đều hai bầu vú. Vú hay được bú thì nhỏ. Vú được bú ít thì to do ứ tích nhiều sữa gây căng tức, đau. Nếu tình trạng này kéo dài, bên vú to bị ứ tích quá lâu sẽ gây viêm hay áp xe vú, phải can thiệp bằng ngoại khoa vừa đau vừa gây thương tích, thiếu thẩm mỹ, lại thiếu hụt sữa cho con, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.

Người mẹ nên cho con bú ở tư thế ngồi, bế trẻ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. Khi trẻ bú vừa hết sữa bên vú này thì chuyển sang vú bên kia. Nên cho trẻ bú đều cả hai bên.

Người mẹ không nên cai sữa cho con quá sớm, nếu vì lí do cần thiết phải thay thế bằng sữa bò. Trẻ ăn sữa bò nếu không đúng cách thường xảy ra một số bệnh tiêu chảy, suy dinh dưỡng… giảm sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ mắc một số bệnh trong đó có bệnh truyền nhiễm, bệnh đường hô hấp, càng làm cho trẻ chậm lớn, chậm phát triển thể lực, dễ bị đần độn.

Nhiều người mẹ cho con bú theo giờ. Cứ ba giờ cho trẻ bú một lần. Điều này hoàn toàn không đúng. Cần cho trẻ bú theo nhu cầu. Khi cho trẻ bú nên để trẻ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi nhằm tránh cho trẻ bị nôn trớ trong hay sau khi bú. Không nên cho trẻ bú quá no, làm cho dạ dày của trẻ căng tức, gây phản xạ nôn. Nên cho trẻ bú ngắt quãng giữa chừng, sau đó cho bú tiếp. Khi cho trẻ bú xong nên chờ khoảng năm mười phút rồi mới đặt bé nằm.

Trước và sau khi cho con bú, người mẹ dùng khăn ấm rửa sạch từ núm vú ra bầu vú ba lần. Nhằm rửa sạch cáu bẩn, mồ hôi đọng trên các lỗ tuyến vú, sau đó lau khô. Tránh làm xây xước da, tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn xâm nhập gây áp xe vú.

Trong thời gian nuôi con mọn, người mẹ nên mặc áo lót ngực rộng, có lỗ hở để dễ cho con bú. Nên mặc áo bằng vải sợi mềm và rộng để hai bầu vú thoải mái, để nguồn sữa về một cách dễ dàng, không căng tức bầu vú, gây khó chịu.

Chất lượng và số lượng dưỡng chất cung cấp cho người mẹ đang cho con bú phải tăng gấp đôi so với thai kì. Lượng sữa từ người mẹ cho con bú là 1,5 lít mỗi ngày. Trong sữa có chứa chất đạm, chất đường, chất béo, vitamin và muối khoáng. Mỗi nhóm thức ăn có nhiều thành phần cần thiết giúp trẻ lớn lên và phát triển toàn diện.

Chất đạm là nhu cầu thiết yếu trong sữa mẹ, tỉ lệ 30%, tương ứng 100-150g thịt, cá, trứng, sữa…

mỗi ngày. Chất đạm cung cấp các loại axit amin thiết yếu, là chất liệu quyết định tạo ra các tê bào của hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Trong mỗi tê bào có nhân là quyết định yếu tố di truyền và những hoạt tính chuyên biệt ở các men xúc tác trong các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Thiếu chất đạm, trẻ chậm lớn, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thiếu sức đề kháng, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa…

Chất béo là chất không thể thiếu, nhưng cơ thể trẻ lại không tự tạo được. Chất béo có trong mỡ động vật, trong gan, trong dầu thực vật chứa các axit béo rất cần thiết cho cấu trúc thần kinh và nội tiết.

Thiếu chất béo là thiếu axit béo khiến cho cấu trúc thần kinh, nội tiết chậm hoàn chỉnh.

Năng lượng lấy từ bột đường của gạo, mì, ngô, khoai, sắn, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể, giữ thân nhiệt, hoạt động bản năng, thở hít, tim đập và tích lũy dưỡng chất để trẻ lớn lên và phát triển.Tư thế khi cho con bú

Thiếu năng lượng sẽ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, mọi hoạt động của cơ thể đều bị giảm, tim đập yếu…

Axit folic là chất có trong men bia, trong gan, nấm, bắp cải, cà chua, rau xanh. Axit folic có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tái tạo các hồng cầu cùng với vitamin B12 là một coenzyn cùng tham gia quá trình tổng hợp axit amin, axit nucleic và cholin. Nhu cầu axit folic mà cơ thể cần mỗi ngày là l-2mg, tương ứng 55%.

Vitamin D là chất chống còi xương, giúp điều hòa chuyển hóa phospho và canxi trong cơ thể, canxi được hấp thu qua niêm mạc ruột dễ dàng. Người mẹ cho con bú cần 100% lượng vitamin D.

Trẻ thiếu vitamin D cơ thể không điều hòa photpho và canxi nên dễ mắc bệnh còi xương, hẹp khung xương chậu, chân đi vòng kiềng, chữ X, chữ o, loãng xương, hay co giật.

Các bà mẹ có trẻ sơ sinh thiếu tháng cần uống vitamin D loại viên bọc đường 500 đơn vị, hay loại dung dịch dầu 0,125% ống tiêm l,5ml chứa 600.000 đơn vị. Các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và trẻ sơ sinh nên ra ngoài ánh nắng mặt trời buổi sáng để được hấp thu tia tử ngoại.

Canxi cần cho người lớn mỗi ngày từ 400-1000mg. Trẻ em bảy tuổi cần 1000-1200mg canxi mỗi ngày. Trẻ sơ sinh dưới sáu tháng cần 1200-1500mg canxi mỗi ngày. Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú cần 1500-1700mg canxi mỗi ngày.

Canxi là chất liệu cốt lõi cấu tạo khung xương, sụn xương, răng và máu, giúp cho máu dễ đông. Ngoài ra canxi còn được dùng để cầm máu, khi chảy máu cam, chống co thắt trong các trường hợp co giật của trẻ sơ sinh, viêm ruột, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị lao, trẻ chậm lớn.

Trẻ thiếu canxi dễ bị bệnh còi xương, gai xương, vẹo cột sống, hẹp tiểu khung, chân đi vòng kiềng, chuột rút, loãng xương, xương bị vôi hóa.

Canxi có trong xương động vật, trong thịt, cá, cua, tôm, sữa, trứng…

Vitamin B6 có tên pyridoxin đóng vai trò chuyển hóa các chất vào cơ thể thành pyridoxan phosphate và tham gia vào thành phần của men codecarbo-xylase, chuyển hóa axit amin: Tryptophan, methionin, xystein, glutamin… Ngoài ra nó còn tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid, tác động đến sự tạo hồng cầu, đặc biệt trong trường hợp thiếu máu do rối loạn chuyển hóa.

Vitamin B6 cần thiết cho cơ thể người mẹ mỗi ngày là 2mg, thường có trong men bia, mầm lúa mì, gan, sữa, cá…

Thiếu Vitamin B6 cơ thể dễ bị rối loạn chuyển hóa axit amin, mẩn ngứa, viêm lưỡi, rối loạn thần kinh trung ương và ngoại vi, gây động kinh, nhiễm mỡ gan…

Chất kẽm cần cho cơ thể người mẹ mỗi ngày 10- 20mg. Nó có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phân chia tê bào. Chất kẽm có nhiều trong các loại thịt, cá… chất kẽm có tác dụng hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch, kết hợp tác dụng với vitamin A.

Phụ nữ mang thai thiếu chất kẽm dễ sinh con bị dị tật, kém phát triển.

Cơ thể người rất cần vitamin E cho hoạt động cơ bắp. Riêng đối với phụ nữ có thai và cho con bú vitamin E rất cần cho hoạt động hệ thần kinh và giúp tăng cường progesteron. Người mẹ cho con bú mỗi ngày cần 50-100mg vitamin E. Phụ nữ tuổi sinh đẻ nếu thiếu vitamin E rất dễ bị vô sinh, sẩy thai liên tiếp.

Vitamin E hay tocopherol acetat thường có trong hạt ngũ cốc, dầu thực vật, mỡ…

Vitamin C hay axit ascorbic có nhiều trong chanh, cam, bưởi, táo, bắp cải, rau xanh. Vitamin C cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể, tham gia vào quá trình oxy hóa khử, cần thiết cho quá trình chuyển hóa axit folic thành axit folinic, tham gia chuyển hóa glucid, ảnh hưởng đến thẩm thấu mao mạch, đông máu, tham gia vào sự tạo thành hormon steroid và không tích lũy trong cơ thể. Nên bổ sung Vitamin C bằng việc ăn nhiều hoa quả, hay uống loại viên nang.

Nhu cầu Vitamin C ở người bình thường, mỗi ngày từ 50-100mg. Phụ nữ cho con bú cần cung cấp nhiều gấp đôi người bình thường.

Thiếu Vitamin C sẽ giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh ascobut, chứng chảy máu cam, thận, phổi, tử cung, cơ thể dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm độc gan, thận, lao, suy dinh dưỡng.

Bổ sung Vitamin C viên nén 0,10g, ngày uống 10 viên chia 2 lần sau bữa ăn. Người bị viêm loét dạ dày không nên dùng viên nén, nên dùng Vitamin C dạng ống tiêm 0,500g, tiêm vào tĩnh mạch.

Nếu người mẹ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì trẻ sáu tháng có thể tăng cân gấp đôi so với trọng lượng lúc mới sinh, chín tháng tăng cân gấp ba so với thời điểm sau sinh. Trẻ ba tháng biết lẫy, sáu tháng biết bò, chín tháng biết đứng và lò dò biết đi, biết hóng chuyện, gọi biết quay lại nhìn. Do đó việc cung cấp dưỡng chất thời kì này rất cần thiết nhằm giúp người mẹ khỏe, trẻ tăng cân và phát triển tốt về thể lực, trí tuệ, tránh được các bệnh truyền nhiễm.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây