Trang chủChăm sóc béKhóc và cơn khóc thét ở trẻ - Nguyên nhân, xử trí

Khóc và cơn khóc thét ở trẻ – Nguyên nhân, xử trí

Trẻ nào cũng khóc khi cần gì đó. Cha mẹ sẽ sớm biết được những tiếng khóc của con mình có ý nghĩa gì: đói, tã bẩn, mệt mỏi hoặc một nhu cầu khác. Thông thường, khóc hờn không nên bị nhầm lẫn với chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh – những cơn khóc kéo dài hàng giờ mỗi lần và có thể lặp lại hàng ngày. Những cơn này xuất hiện ở khoảng thời gian giống nhau mỗi ngày. Chúng bắt đầu khi một trẻ sơ sinh được 2 tới 4 tuần tuổi và thường kéo dài đến 3 hay 4 tháng, dù một số trẻ sơ sinh vẫn bị đau bụng ở tháng thứ 6. Trẻ bị đau bụng thường xì hơi rất nhiều, điều này hoàn toàn bình thường. Không ai biết chắc chắn điều gì gây ra đau bụng ở trẻ sơ sinh, dù nhiều bác sĩ nhi tin rằng nó là một giai đoạn trong quá trình phát triển hệ thống thần kinh. Có khoảng 20% trẻ bị đau bụng; thú vị ở chỗ, các trẻ là con đầu và các bé trai bị ảnh hưởng nhiều hơn con thứ, bé gái.

Nói chuyện với bác sĩ nhi để loại trừ bất cứ nguyên nhân bệnh nghiêm trọng nào nếu:

  • Con bạn cứ khóc mãi mà không có lý do rõ ràng, hoặc bạn không thể dỗ cho bé nín.

CẢNH BÁO!

Đau bụng có thể rất khó chịu, nhất là đối với những người lần đầu làm cha mẹ. Gia đình và bạn bè với kinh nghiệm làm cha mẹ biết rõ những điều bạn đang phải trải qua, bác sĩ nhi cũng vậy. Hãy gọi đến bác sĩ nhi và mạng lưới hỗ trợ của bạn. Rung lắc trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ có thể gây tổn thương não không thể hồi phục. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ khác nếu bạn cảm thấy bị quá tải vì chăm sóc cho con mình.

Đối phó với cơn đau thắt bụng (colic)

Nhiều trẻ bị đau bụng khóc vào khoảng thời gian giống nhau mỗi ngày, với thời lượng gần như nhau. Một trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị đau bụng thường khóc từ 3 đến 5 tiếng một ngày, bắt đầu vào chiều muộn hoặc tối. Rất thường xuyên, những cơn khóc như thế dừng đột ngột như khi nó bắt đầu và bé chìm vào giấc ngủ. Giai đoạn khó khăn này cuối cùng cũng sẽ qua, hiếm khi kéo dài quá 4 hay 5 tháng tuổi. Hãy nói chuyện này với bác sĩ nhi để loại trừ những nguyên nhân gây bệnh đối với hiện tượng khóc của bé, và hỏi về các cách mà bạn và bé có thể đối phó với chứng đau bụng, ví dụ như:

  • Bé có thể cảm thấy dễ chịu nếu được bọc trong một tấm chăn hay được bạn ôm sát vào lòng trong một chiếc dịu hay dây đai đủ an toàn. Có thể bạn phải bọc hay nựng bé hàng giờ liền. Một số bác sĩ nhi gợi ý đặt trẻ trong một chiếc nôi cho trẻ sơ sinh.
  • Cho bé ngậm núm vú giả (khi thực sự cần).
  • Đặt bé nằm sấp và nhẹ nhàng xoa lưng cho bé; sự vuốt ve của bạn giúp bé dễ chịu, và ấn nhẹ lên phần bụng có thể giảm bớt sự khó chịu.
  • Khẽ hát hay lẩm nhẩm một giai điệu nhịp nhàng, lặp đi lặp lại. Để dỗ dành bé, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng âm thanh trắng (tiếng ổn trắng), hay âm thanh đều từ chiếc quạt máy (chĩa ra hướng khác trong phòng), hay thậm chí một kênh đài phát thanh buổi sáng chỉnh về chế độ tĩnh. Âm thanh trắng: Là một dạng âm thanh được tạo ra bằng cách kết hợp nhiều loại âm thanh với tần số khác biệt lại với nhau. Có tác dụng điều hoà âm thanh, ngăn tiếng ồn, thư giãn, ngủ ngon…
  • Nếu bé bú sữa mẹ, hãy bàn với bác sĩ nhi về những thay đổi trong chế độ ăn mà bạn có thể thực hiện. Bạn có nên cắt giảm các sản phẩm làm từ sữa, chất cafeine, và các thức ăn gây chướng bụng. Hiện tượng đau bụng do nhạy cảm với bất kỳ thức ăn nào kể trên sẽ biến mất trong vài ngày.
  • Nếu bé ăn sữa bò dạng bột, hãy nhờ bác sĩ nhi giới thiệu một lựa chọn thay thế.
  • Hãy cố gắng nghỉ ngơi đều đặn. Nếu bạn chưa tìm được người trông trẻ có thể tin cậy hoàn toàn thì ít nhất cũng nên thay phiên các buổi tối với vợ hay chồng mình để một trong hai người có thể ra khỏi nhà nghỉ ngơi chốc lát. Cùng lắm thì cũng là đi dạo hay tắm nước nóng.
  • Hãy thừa nhận những cảm giác giận dữ, mệt mỏi, và gọi điện cho một người họ hàng hay bạn bè ngay lập tức nếu bạn cảm thấy mình đang mất kiểm soát hay hành động ảnh hưởng đến con mình. Cố gắng hít thở thật sâu và đếm đến 10. Nếu bạn cảm thấy đang lao vào ngõ cụt, hành động an toàn nhất là để bé trong nôi hay một nơi an toàn nào đó khác rổi sang một phòng khác trong khi để bé khóc một mình. Hiểu rõ và kiểm soát cơn giận cũng như sự mệt mỏi rất quan trọng trong việc ngăn chặn chấn thương ở đẩu, một dạng bạo hành trẻ em nghiêm trọng xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh trong năm đẩu đời.Cơn khóc thét

Không bao giờ được rung lắc, ném, đánh, đập hay giật mạnh con bạn. Chấn thương đầu do bạo hành có thể gây tổn thương não nghiêm trọng, mù, chấn thương dây cột sống và làm chậm quá trình phát triển bình thường. Các dấu hiệu và triệu chứng gồm có cáu kỉnh, ngủ lịm (khó tỉnh táo), run rẩy, nôn mửa, co giật, khó thở và hôn mê.

Giữ cho bé vui vẻ bằng núm vú giả

Không dùng núm vú giả để thay thế hay chờ chuẩn bị bữa ăn. Nếu bạn cho một đứa trẻ đang đói ngậm vú giả, bé sẽ khó chịu đến mức không thể ăn được. Được sử dụng đúng cách, vú giả sẽ không gây ra bất kỳ một vấn đề sức khỏe hay tâm lý nào. Nếu bạn mua một chiếc vú giả, hãy tìm loại núm mềm có cỡ vừa với tuổi của bé. Hãy rửa sạch bằng nước sôi hoặc nước rửa chuyên dụng. Không buộc vú giả quanh cổ bé hoặc đưa cho bé đầu vú của bình thay cho vú giả.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CÂN THỰC HIỆN
Con bạn khóc to, khỏe vào khoảng cùng thời gian trong ngày, nhưng bình tĩnh lại khi được chú ý. Làm nũng. Duy trì việc quan tâm tới bé khi bé đòi hỏi. Bé thích có bạn ở bên cạnh, ngoài quấy khóc bé sẽ sớm tìm được cách khác để đòi hỏi điều đó.
Con bạn dưới bốn tháng tuổi và bình thường vân ngoan.

Bé khóc đều đặn cà ngày, đặc biệt là 1 đến 3 tiếng vào chiều muộn hoặc tối. Khi khóc, bé xì hơi, co chân và vặn vẹo như đang bị đau.

Khóc do đau bụng, thường xuất hiện trong khoảng giữa 2 tuần và 4 hay 5 tháng tuổi. Đảm bảo bé được cho bú và ợ hơi đúng cách, được mặc đủ thoải mái và có tã sạch. Hãy ôm bé và tập kiên nhẫn với cơn khóc của bé, hiểu rằng hiện tượng đó sẽ tự động ngừng trong vòng một vài tuần.
Con bạn khóc nhiều vào cuối ngày, có liên quan đến một vài tình huống mới như gặp người lạ. Quá khích. Dỗ dành bé và đảm bảo các yêu cầu của bé được đáp ứng. Một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cực kỳ nhạy cảm với những trải nghiệm mới và cần có thời gian để quen với những trải nghiệm đó.
Trong gia đinh có việc căng thảng. Người chăm sóc chính đang phải chịu áp lực lớn bát thường. Căng thẳng cảm xúc. Ngay cả trẻ sơ sinh cũng cảm nhận được những thay đổi trong cảm xúc. Nếu đó là một thay đổi lớn đang diễn ra và nó tạo ra nhiều mâu thuẫn, bối rối, hay giận dữ, hãy cố gắng giữ cho sinh hoạt hàng ngày của bé càng gần với nếp bình thường càng tốt. Hãy đặc biệt chú ý tới bé, và cố gắng xoa dịu sự căng thẳng của chính bạn.
Con bạn hiếm khi khóc. Bé không chịu ăn bữa cuối trong ngày. Bé bị chày nước mũi hoặc sụt sịt. Nhiễm trùng tai. Quan sát và lắng nghe bé thật chăm chú trong 48 tới 72 giờ. Một trẻ bị nhiễm trùng tai có thể có vẻ bình thường cả ngày, nhưng lại rất đau đớn vào ban đêm hoặc khi bạn đặt bé xuống. Hãy gọi cho bác sĩ nhi nếu bé không khá hơn. Bác sĩ nhi có thể sẽ gợi ý dùng thuốc giảm đau không cần kê đơn hoặc thuốc tê dạng nhỏ để làm dịu cơn đau cho bé. Hoặc bác sĩ nhi sẽ khám cho bé.
Con bạn bú sữa mẹ và khóc vài giờ sau khi mẹ ân một sản phẩm từ sữa, và có vẻ như bạn không thể dỗ cho bé nín được. Nhạy cảm với sữa bò (ít gặp). Nói chuyện với bác sĩ nhi, nếu họ đồng ý, hãy loại bỏ tất cả các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn của bạn trong khoảng 2 tuần. Một số bé sẽ phản ứng, nhưng phần lớn thì không. Nếu các triệu chứng của con biến mất nhưng xuất hiện lại khi bạn bắt đầu ăn lại các sản phẩm từ sữa, rất có thể bé bị nhạy cảm với sữa bò. Nếu như vậy, hãy hỏi bác sĩ nhi về việc thay đổi một số phần trong khẩu phần ăn của mẹ.
Tiếng khóc của con bạn thảm thiết hơn thường lệ. Bụng bé căng và chướng (to hơn và tròn han do áp lực từ bên trong). Bé nôn ra các chất có màu xanh vàng nhạt hoặc đi tiêu phân có lẫn máu. Tắc ruột hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác vé đường ruột. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi. Hãy đi khám ngay và đừng cho bé ăn gì cho đến khi gặp bác sĩ. Bé có thể cần được điều trị khẩn cấp.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây