Điều nên và không nên khi cai sữa cho bé

Chăm sóc bé

Những điều kiêng kỵ về việc cai sữa

1/ Sữa mẹ tuy tốt thật, nhưng cũng không nên cho bú quá lâu.

Không nghi ngờ gì nữa, sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh là thức ăn chủ yếu, thích hợp nhất. Song thời gian cho ăn sữa quá dài cũng không thoả mãn được nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của trẻ thơ, sẽ gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng, sinh bệnh thiếu máu v.v…Đồng thời cũng không lợi cho việc phát dục của răng sữa, đường ruột và dạ dày. Phương pháp đúng đắn là: Bắt đầu từ lúc trẻ được 2 tháng tuổi, thì nên cho ăn tăng dần nước canh, nước hoa quả, sau 3 tháng thì cho ăn cháo loãng, 4 – 5 tháng thì tăng dần món súp, lòng đỏ trứng gà v.v…; 6 – 8 tháng thì dần dần giảm bớt số lần cho bú, tăng dần số lần và số lượng bữa ăn phụ, khoảng 12 tháng tuổi thì cai sữa. Nếu gặp phải mùa hè oi bức hoặc mùa đông giá rét thì có thể lùi thời gian cai sữa lại một chút, nhưng chậm nhất cũng không nên để quá một tuổi rưỡi.

2/ Không nên cai sữa vào mùa hè.

Tại sao không nên cai sữa vào mùa hè ?

Nhiệt độ thích hợp nhất để cho sinh lý cơ thể hoạt động là khoảng 200C. Nhiệt độ mùa hè thường trên 300C. Nhiệt độ cao, hoạt động sinh lý của cơ thể con người sẽ nảy sinh rất nhiều biến hoá. Ví dụ :

Nhiệt độ cao, có thể làm cho công năng phân tiết của tuyến tiêu hoá do hệ thống thần kinh chi phối bị giảm sút, việc phân tiết của dịch tiêu hoá giảm đi.

Nhiệt độ cao, ra mồ hôi nhiều. Trong mồ hôi, ngoài nước ra còn có clorua natri. Chất clorua ở trong clorua natri là chất không thể thiếu để gây thành vị toan. Nếu một số lượng lớn chất clorua theo mồ hôi bài tiết ra ngoài, sẽ khiến cho việc tạo chất vị toan giảm sút sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá và dẫn đến khả năng chống đỡ vi khuẩn của đường ruột và dạ dày bị giảm sút.

Nhiệt độ cao, sẽ làm cho việc chuyển hoá các chất mới ở trong cơ thể tăng nhanh, lượng tiêu hao các chất men ở trong cơ thể cũng tăng lên, men tiêu hoá cũng do đó mà mất đi tương đối nhiều.

Thời tiết nóng, nhiệt độ cao, thường dẫn đến ăn uống ít đi, việc hấp thụ chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng, làm cho sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

Ngoài ra, mùa hè các loại côn trùng như ruồi nhặng, muỗi v.v…hoạt động rất mạnh, tạo thêm nhiều cơ hội phát sinh bệnh đường ruột.

Từ các nguyên nhân như trên đã nói thì ta không nên cai sữa cho trẻ em vào mùa hè. Hơn nữa, khí quan tiêu hoá của trẻ em không dày dạn như của người lớn, công năng tiêu hoá của trẻ em cũng không mạnh như của người lớn, nếu cai sữa vào lúc này, tức là thay đổi chế độ ăn uống thì rất dễ gây ra tiêu hoá không tốt, sinh ra các bệnh về đường ruột.

Bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho con
Bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho con

Trường hợp nào không nên cai sữa

Có một số bậc phụ huynh cho rằng chất dinh dưỡng trong sữa mẹ rất phong phú, có thể làm cho trẻ lớn lên khoẻ mạnh, cho nên trẻ 4 – 5 tuổi rồi vẫn chưa cai sữa. Kỳ thực cai sữa quá muộn rất có hại cho sức khoẻ của cả mẹ và con.

Bởi vì đồng thời với việc phát triển lớn lên của đứa trẻ, sữa mẹ không thể thoả mãn được nhu cầu nhiều loại dinh dưỡng của trẻ . Nếu tiếp tục ăn sữa mẹ có thể dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng, bần huyết có tính thiếu chất sắt, khẩu vị không tốt, khả năng kháng bệnh giảm sút v.v… Người mẹ cho con bú một thời gian dài cũng có thể xảy ra hiện tượng bế kinh, thậm chí có thể bị co hẹp tử cung. Cho nên không nên cai sữa quá muộn. Nói chung, khi đứa trẻ được 12 tháng tuổi thì có thể hoàn toàn cai sữa. Muốn cai sữa thì phải tiến hành có kế hoạch. Có thể giảm dần số lần cho bú, tăng dần số lần ăn bữa phụ, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ nhuyễn đến cứng, để cho đứa trẻ thích ứng dần.

Cai sữa đúng thời hạn là một việc cần thiết. Nhưng khi mà trời quá lạnh, quá nóng hoặc khi đứa trẻ đang ốm thì không nên cai sữa.

Bởi vì mùa hè viêm nhiệt và mùa đông lạnh giá, năng lực tiêu hoá của trẻ thơ tương đối yếu, sức đề kháng kém, nếu cai sữa thì sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống, dễ sinh ra rối loạn công năng tiêu hoá, dẫn đến tiêu chảy. Nếu đứa trẻ đang ốm, sau khi cai sữa sẽ đổi thành những thức ăn khác, dễ gây nên tiêu hoá không tốt, làm cho bệnh tình càng trầm trọng thêm. Cho nên nếu gặp mùa viêm nhiệt thì nên chờ đến mùa thu mát mẻ rồi hãy cai sữa. Nếu trẻ đang ốm thì chờ cho trẻ lành bệnh rồi hãy cai sữa.

Trong thời kỳ cho con bú mà thấy kinh thì không nên cai sữa

Có một số người cho rằng, phụ nữ đang cho con bú, sau khi thấy kinh thì sữa sẽ độc và thiếu chất dinh dưỡng, không nên cho con bú tiếp nữa. Kỳ thực nói như vậy là không có căn cứ khoa học.

Mọi người đều biết, sữa mẹ là thực phẩm thiên nhiên lý tưởng nhất của trẻ thơ. Bình thường, sau khi đẻ đến 4 tháng là thời kỳ chất lượng sữa mẹ cao nhất. Người phụ nữ cho con bú đến lúc thấy kinh thì sữa tương đối loãng hơn bình thường một chút, chất mỡ ở trong sữa có ít hơn, nhưng chất prôtêin thì tăng lên. Đối với đứa trẻ, sữa lúc này chẳng có hại gì cả. Sau khi hành kinh, chất lượng sữa lại trở lại bình thường. Để tránh tình trạng sữa bị loãng và thay đổi các thành phần trong sữa, người phụ nữ đang cho con bú chỉ cần chú ý trong những ngày hành kinh thì uống nhiều nước hơn một chút, ăn nhiều thức ăn loại cá, sữa bò, thịt gia cầm và canh rau là được. Cho nên trong thời kỳ đang cho con bú mà thấy kinh thì không cần phải cai sữa.

Sau khi cai sữa không nên tiếp tục nuôi trẻ bằng bình sữa

Đứa trẻ đã được cai sữa rồi mà vẫn tiếp tục cho dùng bình sữa, không những có thể gây thành thói quen không tốt, mà còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của răng.

Bởi vì cai sữa rồi mà vẫn tiếp tục sử dụng bình sữa, thậm chí khi uống nước thường cũng dùng bình sữa, như vậy là lại phải cai sữa bình một lần nữa. Thật là phiền phức. Dùng bình sữa mà không chú ý đến tư thế của trẻ và vị trí bình sữa, sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển răng, như tạo nên hàm răng thưa, không đều. Sử dụng bình sữa thẳng đứng, hoặc vị trí bình sữa quá cao, khiến cho trẻ phải vươn cổ lên, tạo thành khuôn mặt bị lõm, răng trước nhô ra. Mút đầu vú bình sữa không có sữa, không khí sẽ vào trong dạ dày gây nên đầy hơi, trướng bụng. Do vậy, sau khi cai sữa không nên tiếp tục nuôi trẻ bằng bình sữa.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận