Chiều cao và cân nặng của trẻ chuẩn WHO

Chăm sóc bé

Để biết rõ Bé lớn như thế nào, có phát triển đều đặn hay không, bạn hãy thường xuyên CÂN và ĐO cho Bé. Trong cuốn SỔ SỨC KHỎE của Bé, có những trang dành riêng cho công việc này. Bạn hãy theo các lời chỉ dẫn sau đây, để vẽ được đường biểu diễn sự tăng CÂN và CHIỀU CAO của Bé.

Đường biểu diễn sự tăng cân

Các BÉ TRAI có đường biểu diễn khác với các BÉ GÁI.

Chúng ta hãy tìm hiểu cách biểu diễn con đường này ở bảng vẽ dành cho các Bé gái từ nhỏ tới lúc 5 tuổi.

Những số ghi theo hàng ngang chỉ số TUỔI của BÉ.

Những số ghi theo hàng dọc chỉ số cân nặng : 3 kg, 5 kg, 7 kg…

Sau khi cân Bé, từ số cân ghi trên bảng, bạn kẻ một đường ngang và từ số chỉ độ tuổi của Bé, (1 tháng, 2 tháng… 1 năm, 2 năm…) bạn hãy kẻ một đường thẳng đứng. Hai đường này, gặp nhau ở một điểm : bạn hãy đánh dấu điểm đó bằng dấu X.

Lần sau, khi cân cho Bé xong bạn cũng làm như vậy, rồi nối 2 điểm đánh dấu X với nhau. Dần dần, bạn sẽ lập được một “đường biểu diễn sự tăng cân” của Bé (xem sơ đồ 1 biểu diễn sự tăng cân của các BÉ GÁI).

Đường biểu diễn sự tăng cân của Bé gái từ lúc lọt lòng tới 5 tuổi
Đường biểu diễn sự tăng cân của Bé gái từ lúc lọt lòng tới 5 tuổi

Làm thế nào để biết được Bé tăng cân bình thường hay không ? Việc quan sát đường biểu diễn sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi đó. Bạn hãy chú ý ở sơ đồ, có một đường biểu diễn mẫu cho sự tăng cân bình thường của các BÉ GÁI.

Bé không tăng cân có thể do các nguyên nhân : nôn, ói, ỉa chảy, có một bệnh nào đó chưa được phát hiện hoặc chế độ ăn uống của cháu bé không đủ, bị thiếu chất dinh dưỡng.

Đường biểu diễn phát triển thẳng đứng có thể có sau khi Bé bị ốm, bây giờ ăn lại sức, đang hồi phục nhanh chóng. Nhưng nêế đường này vượt cao hơn cả điểm cao nhất của đường mẫu thì bạn cũng phải xem lại cách cho Bé ăn như thế nào vì có thể là Bé đã được bồi dưỡng quá đáng, ăn nhiều quá cũng không có lợi. Nói chung, những đường biểu diễn như ở hình 3, đều là những trường hợp phải có sự góp ý của bác sĩ, hoặc đưa cháu đi khám.

Không cần thiết phải cân, đo cho Bé hàng ngày.

Nên cân đo hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.

Sau đây là bảng kê sự phát triển BÌNH THƯỜNG của các BÉ TRAI và các BÉ GÁI. Trong bảng này có 3 mức : mức thấp nhất dành cho các Bé có cơ thể nhỏ nhắn, mức vừa phải và mức cao nhất dành cho các Bé có thể tăng cao, mập do di truyền. Cả 3 mức này đều được coi là : PHÁT TRIỂN bình thường.

Khi trẻ bị Ốm đau, cháu có thể sút tới 1/10 số cân của mình. Sau khi khỏi, cháu có thể tăng cân rất mau lúc đầu rồi phát triển tiếp theo mức bình thường. Thí dụ : Bé tăng mỗi tháng 750 g trong 3 tháng đầu, rồi 600 g mỗi tháng trong 3 tháng sau; tiếp theo là 450 g cho mỗi tháng. Trong năm đầu có thể tăng tới 6 kg. Từ 2 tuổi trở đi, Bé chỉ tăng từ 1 – 2 kg mỗi năm.

Những sơ đồ biểu diễn sự tăng số cân và chiều cao của các cháu bé rất có ích và giúp các bác sĩ có nhận định đúng về tình hình sức khỏe nói chung của Bé.

  • Hướng dẫn cân, đo cho Bé

* CÂN – Trong tháng đầu, bạn có thể cân Bé mỗi tuần 3 lần, rồi 2 lần/tuần; 1 lần mỗi tuần cho tới tháng thứ 6; tiếp theo là 1 lần mỗi tháng.

Từ 1 tđi 2 tuổi, nên cân cho Bé 3 tháng một lần.

Từ 2 tuổi trở đi, cân 2 lần mỗi năm (6 tháng 1 lần).

Nên cân cùng vào một giờ, thí dụ trước khi tắm cho Bé sau khi cởi bỏ hết quần áo. Để cháu khỏi bị lạnh, làm cháu khóc hoặc cựa quậy khi cần, nên lót một khăn bông lên bàn cân trước khi đặt cháu nằm vào.

Bảng cân nặng chuẩn của trẻ đến 5 tuổi

BÉ TRAI SỐ CÂN (kg) BÉ GÁI
Nhẹ nhất Trung bình Nặng nhất theo

TUỔI

Nhẹ nhất Trung bình Nặng nhất
3,000 kg 4,000 kg 5,000 kg 1 tháng 2,850 kg 3,750 kg 4,650 kg
3,750 4,850 5,950 2 – 3,700 4,600 5,500
4,550 5,750 6,950 3 – 4,350 5,350 6,350
5,150 6,450 7,750 4 – 4,700 6,000 7,300
5,500 7,000 8,500 5 – 5,150 6,600 8,050
6,050 7,600 9,150 6 – 5,550 7,150 8,750
7 650 9,750 11,850 1 năm 7,250 9,250 11,250
8,750 11,200 13,650 18 tháng 8,400 10,550 12,700
9,800 12,200 14,600 2 năm 9,400 11,600 13,800
10,650 13,250 15,850 2 năm 1/2 10,050 12,650 15,250
11,400 14,150 16,900 3 năm 10,800 13,600 16,400
12,000 15,000 18,000 3 năm 1/2 11,500 14,500 17,500
12,600 16,000 19,400 4 năm 12,100 15,300 18,500
13,500 16,900 20,300 4 năm 1/2 12,800 16,300 19,800
14.000 I 17,800 21,600 5 năm 13,500 17,300 21,100

Bảng chiều cao chuẩn của trẻ đến 5 tuổi

BÉ TRAI CHIỀU CAO cm và mm BÉ GÁI
Thấp nhất
Trung bình Cao nhất theo TUỔI Thấp nhất Trung bình Cao nhất
49,2 cm 53,2 cm 57,2 cm 1 tháng 48,5 cm 52,5 cm 65,5 cm
52,2 57 61,8 2 – 51,9 55,9 59,9
55,0 60 65,0 3 – 54,5 58,3 62,1
57,5 62,3 67,1 4 – 57,0 61,0 65,0
59,7 64,5 69,3 5 – 58,9 63,1 67,3
61,8 66,4 71 6 – 60,6 65,0 69,4
69,7 74,3 79,9 1 năm 67,8 72,6 77,4
75,1 80,5 85,9 18 tháng 73,2 79,0 84,8
79,9 85,7 91,5 2 năm 78,1 84,3 90,5
84,0 90,4 96,8 2 năm 1/2 82,7 88,9 95,1
87,3 94,3 101,3 3 năm 86,4 92,8 99,2
90,6 98 105,4 3 năm 1/2 89,4 96,0 102,6
93,4 101,2 109,0 4 năm 92,6 99,8 107,0
96,3 104,5 112,7 4 năm 1/2 95,4 103,0 110,6
99,1 1075 115,9 5 năm 98,5 106,5 114,5

* ĐO – Lúc Bé còn nhỏ, ít khi bố mẹ đo được cho cháu vì phải đặt cháu sát thân người và hai chân xuống bàn. Thường là do bác sĩ thực hiện đo khi khám sức khỏe cho Bé. Khi cháu đá lớn, có thể đứng thẳng rồi, bạn có thể đo chiều cao cho cháu, mỗi năm 2 lần và cũng lập đường biểu diễn sự tăng về chiều cao cho cháu như lập đường tăng cân vậy.

Đường biểu diễn tăng chiều cao cũng có ích như đường biểu diễn tăng cân.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận