Lứa tuổi từ 13 đến 18 tháng.
- ở lứa tuổi này, bộ máy tiêu hoá của trẻ còn yếu. Vì răng chưa mọc đủ nên nhai chưa tốt, cần phải cho trẻ ăn những thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu hoá.
- Số bữa cần phải ăn trong 1 ngày là 4 bữa (ít nhất). Ngoài ra có thể cho trẻ bú thêm nếu mẹ còn sữa. Không nên cai sữa vào mùa hè và khi trẻ đang ốm.
Lượng thực phẩm cần cho 1 ngày của trẻ từ 13 – 18 tháng tuổi:
+ Gạo (nếp, tẻ) : 150g
+ Mì sợi, bánh đa :50g
+ Rau nghiền : 6 – 8 thìa
+ Quả chín : 2 quả
+ Thịt (lợn, gà…) : 100g
+ Lạc, vừng, đậu (xanh, đen…): 20g
+ Dầu (mỡ…) : 3 thìa
+ Đường : 2 thìa.
+ Sữa mẹ (hoặc các loại sữa khác).
- Đối với trẻ ở lứa tuổi này, tốt nhất là nên cho ăn cháo. Nên nấu cháo từng bữa. Với lượng thực phẩm trên, mỗi ngày nên ăn 4 bữa nấu 2 bữa như sau:
+ 5 giờ sáng nấu cho trẻ ăn vào khoảng 6 – 7 giờ và 10 – 11 giờ.
+ 1 giờ chiều nấu để cho trẻ ăn lúc 1 giờ 30′ và 6 giờ tối.
Chú ý khi nấu cháo:
+ Thịt, cá băm nhỏ cho cùng với gạo, đậu đỗ. Ninh nhừ, nêm mắm. Nếu có trứng thì phải đánh đều.
+ Khi lấy cháo ra cho ăn thì lấy 1 nửa, còn lại 1 nửa để sôi tiếp 1 – 2 phút rồi đậy vung cẩn thận. Khi ăn lần sau đun lại.
- giờ giấc ăn uống:
+ Bữa sáng (7 giờ): Mì, thịt, rau, dầu mỡ.
+ An phụ (9 giờ) : ăn chuối…
+ Bữa trưa (11 giờ): cháo trứng, rau, dầu mỡ.
+ Ăn phụ (1 giờ) : ăn sữa hoặc bú sữa mẹ.
+ Bữa chiều (2 giờ): cháo đậu, đường
+ Ăn phụ (4 giờ) : hoa quả
+ Bũa tối (6 giờ) : cháo thịt, rau, dầu mỡ.
Ngoài ra, các bà mẹ cho con ăn, có thể tuân theo 1 trong 3 thời gian biểu như sau:
+ 6 giờ sáng : cháo rau + trứng
10 giờ: cháo đỗ + trứng
14 giờ chiều: cháo bột đỗ xanh
18 giờ tối: cháo thịt.
+ 6 giờ sáng: ăn xôi đỗ xanh nát.
10 giờ: cháo cua đỗ xanh
14 giờ: cháo cua đỗ xanh
18 giờ: cháo thịt rau ngót (rau khác).
+ 6 giờ sáng: 1 cốc sữa + 1 quả chuối.
10 giờ: cháo thịt đậu đỗ
14 giờ: cháo thịt đậu đỗ.
18 giờ: ăn cơm nát hoặc canh cua rau dền.
- Nếu có điều kiện thì có thể cho trẻ ăn thêm các bữa phụ như uống sữa, ăn chè, ăn quả tươi, bánh… Trong một tuần, có thể thay vài bữa cơm nát, xôi nát hay bột đặc để trẻ khỏi chán.
- Cho trẻ ăn dầu, mỡ hay thịt sấn đều tốt cả. Vì chất béo cung cấp nhiều nhiệt lượng, các vitamin hoà tan trong dầu mỡ như: vitamin A, D, E, K vào cơ thể. Nhất là vitamin A để đề phòng bệnh khô mắt. Ăn dầu, mỡ có mức độ sẽ không gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy. Cho nên không đáng lo ngại.
Lứa tuổi từ 18 đến 36 tháng.
Về cơ bản, nuôi trẻ ở nhóm tuổi này giống như nuôi trẻ ở lứa tuổi từ 13 đến 38 tháng tuổi. Nhưng lúc này trẻ lớn hơn, nhu cầu ăn uống nhiều nên cần ăn đặc hơn, cứng hơn và đa dạng hơn.
Ở lứa tuổi này, nên cho trẻ ăn cơm nát, thức ăn hầm nhừ.
Lượng thực phẩm một ngày dành cho trẻ từ 18 đến 36 tháng tuổi như sau:
+ Gạo (nếp, tè) : 250 – 300g.
+ Rau các loại : 2/3 bát
+ Quả tươi : 2 quả.
+ Thịt (lợn, bò, gà…), trứng: 100g
+ Lạc, vừng.. : 60g
+ Dầu hoặc mỡ : 3 – 4 thìa
+ Đường : 2 thìa.
Tuy trẻ đã lớn hơn nhiều nhưng vẫn phải cho trẻ ăn nhiều bữa. Tốt nhất là 4 bữa/ngày. Nếu có điều kiện thì cho trẻ ăn bữa phụ với sữa, chè, bánh, hoa quả tươi…
Giờ giấc ăn uống: bạn có thể chọn 1 trong 3 mẫu sau:
+ 6 giờ sáng: 1 bát cháo đậu + trứng.
10 giờ: cơm nát + canh cua rau ngót
14 giờ: cơm nát + 3 miếng đậu phụ rim
18 giờ: cơm nát + 1/2 bát canh rau + 2 miếng đậu phụ rim.
+ 6 giờ sáng: xôi đỗ xanh + 2 miếng thịt sấn.
10 giờ: cơm nát + 1 bát canh rau thịt.
14 giờ: cơm nát + 1/2 bát giá xào +2 thìa lạc.
18 giờ: cơm nát + 2 miếng thịt +bát canh.
+ 6 giờ sáng: 1 bát bột đỗ xanh.
10 giờ: cơm nát + 1 bát canh cá
14 giờ: cơm nát + 1/2 quả trứng + 2 thìa rau xào.
18 giờ: cháo rau đặc + 1/2 quả trứng.
Chú ý: Nên thường xuyên thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Trẻ sẽ nhanh lớn và khoẻ mạnh.