Trang chủChăm sóc béCận thị ở trẻ em - biểu hiện, phòng tránh và điều...

Cận thị ở trẻ em – biểu hiện, phòng tránh và điều trị

Cận thị là một bệnh về mắt, gặp nhiều ở lứa tuổi học đường, về sau tiến triển trở thành cận thị nặng dễ gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu đến mắt và toàn thân.

Nguyên nhân cận thị là dị tật khúc xạ, chỉ có khả năng nhìn gần sát mặt, nhìn xa quá lờ mờ. Do trục trước sau của nhãn cầu dài hơn bình thường. Vì vậy, hình ảnh vật hiện lên phía trước võng mạc, không tập trung đúng trên võng mạc, khi nhìn thì mờ. Mắt xích lại gần, thì hình ảnh của vật tập trung đúng trên võng mạc. Cho nên trẻ cận thị khi nhìn gần thì rõ, khi nhìn xa thì mờ.

Biểu hiện của cận thị, khi quan sát bên ngoài hai mắt bình thường. Khi đọc hay viết trẻ em cận thị cúi sát mặt để nhìn cho rõ. Thị lực hai mắt giảm nhiều so với những người bình thường là 10/10. Cận thị cần được phát hiện sớm, đưa đi khám mắt, điều chỉnh kịp thời độ tập trung đúng trên võng mạc là phải dùng kính phân kỳ đúng số, để không tăng số vừa nhìn rõ, lại không bắt mắt phải điều tiết quá nhiều… Dùng kính đến 20 tuổi, không mắc bệnh về mắt, có thể phẫu thuật mắt theo chỉ định.

Cận thị ở trẻ em
Cận thị ở trẻ em

Biến chứng của cận thị nặng là thoái võng mạc, đục dịch kính, bong võng mạc. Mỗi biến chứng, biểu hiện lâm sàng, của bệnh càng nặng nề, ảnh hưởng xấu đến cơ thể và đời sống hàng ngày.

Phòng tránh là trẻ sinh ra cần phát hiện các bệnh về mắt đặc biệt là dị tật khúc xạ, để điều chỉnh bằng dùng kính phân kì theo số của mắt hiện tại.

Sáu tháng đưa trẻ đi khám mắt một lần để biết kết quả điều chỉnh bằng kính phân kì.

Điều trị cận thị mới phát, cận thị tiến triển, cận thị thoái hoá bằng viên bao DIFRREL E. Công thức: Cao anthocyanidic của Vaccinium myrtillus. Alpha-toco- pherol acetat và tá dược.

Thuốc này không dùng phụ nữ có thai và cho con bú. Cách dùng, trẻ từ 5-7 tuổi, dùng bốn viên mỗi ngày. Trẻ từ 8-12 tuổi, dùng 6 viên mỗi ngày, chia hai lần, khi dùng là nuốt viên thuốc. Thời gian điều trị là 20 ngày, mỗi tháng, sau đó lập lại và theo dõi sự tiến triển bộ sức nhìn của trẻ.

Cần cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng chất đặc biệt là Vitamin A trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vitamin A có trong dầu mỡ động vật, gan cá, bơ, sữa, lòng đỏ trứng gà, cà rốt, gấc dưới dạng alpha, bêta, gamma caroten, còn gọi là pro-vitamin A. Khi chúng vào cơ thể người, chuyển hoá thành Vitamin A từ 1,5-2,5 mg, mỗi ngày.

Khi có biểu hiện bất thường đặc biệt về mắt, cần đưa trẻ đi khám mắt ngay và thực thi chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa mắt.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây