Những ngày đầu tiên cho con bú sữa mình, bà mẹ nào cũng có nhiều bỡ ngỡ. Khác với việc cho Bé bú bình, trên bình có ghi số lượng sữa của mỗi bữa, Bé bú sữa mẹ chẳng biết thế nào là đủ. Khi thì sữa chưa có, lúc thì lại lên ít; làm người mẹ không yên tâm, không biết Bé đã no chưa.
Các nhà khoa học cho biết, trong thời gian đầu, tuy chưa có sữa nhưng bầu vú mẹ đã có chất colostrum – một chất có tính dinh dưỡng cao và chứa rất nhiều chất kháng thể có tác dụng giúp cơ thể Bé chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vi trùng bên ngoài.
Trong những ngày đầu, Bé ngủ rất nhiều, trong người còn nhiều chất dự trữ nên không thấy đói. Bởi vậy, lượng chất Bé cần bú cũng phù hợp với tình hình sản xuất sữa của hai bầu vú mẹ lúc này.
Việc cho con bú đòi hỏi người mẹ, trong những ngày đầu, phải kiên nhẫn và có nghị lực. Nhiều bà mẹ hay nản chí vì đã bận bịu lại phải đối phó với những lời “bàn ra”. Đôi khi ngại không muốn cho con bú vì nhiều người tới thăm quá mà việc phô bày bầu vú của mình giữa lúc đông người quả là bất tiện.
Cách cho con bú
Khi cho con bú, nên chọn chỗ tĩnh mịch, ít người đi lại để Bé tập trung sự chú ý vào việc bú mẹ. Thời gian Bé bú cũng là thời gian thư giãn của Bé. Sau này, khi Bé đã quen, bạn có thể cho Bé bú ở bất cứ chỗ nào.
Trước khi cho con bú, mẹ phải rửa tay sạch sẽ. Tất cả các vật gì đụng chạm tới núm vú đều phải sạch. Sau đó, chọn tư thế ngồi cho thật thoải mái. Nhiều người chỉ vì thiếu một cái nệm kê tay, tựa lưng hoặc cái ghế kê chân mà thấy chóng mệt mỏi, do đó, đâm sốt ruột, chỉ mong Bé bú nhanh cho chóng xong và mỗi lần cho con bú là một lần ngần ngại.
Có nhiều tư thế cho con bú, nhưng thường là ngồi hay nằm.
Nếu bạn ngồi trên giường để cho con bú, hãy dùng một cái gối để tựa lưng. Lấy một hay hai gối nữa để lên trên đùi sao cho khi đặt Bé lên gối hoặc bế Bé và tựa tay vào gối thì miệng của Bé vừa tầm với núm vú của mình.
Nếu bạn ngồi ghế để cho con bú, nên ngồi ghế thấp, tựa lưng vào ghế. Chọn cách ngồi cho thật thoải mái để khi bế con thì mặt Bé sát vào ngực mình mà không phải cúi người xuống mới cho được đầu vú vào miệng con. Nên ngồi ghế có thành vịn để có chỗ kê tay. Khi bạn bế con, đầu của Bé nằm trên phần khuỷu tay co lại của bạn, hơi cao hơn phần thân. Bàn tay mẹ đỡ lấy mông hoặc đùi của Bé. Khi Bé bú, toàn người của Bé nghiêng về phía mẹ, bụng Bé áp vào bụng mẹ, mặt hướng vào bầu vú. Mùi sữa của bầu vú sẽ làm cho môi Bé động đậy rồi mở ra để tìm nguồn sữa.
Với bàn tay tự do kia, bạn hãy nâng bầu vú mình lên, ngón cái phía trên, những ngón khác phía dưới. Khi miệng Bé mở to nhất, dùng cánh tay đang ẵm Bé đưa Bé về phía ngực mình sao cho miệng Bé ngậm hết núm vú, hết phần mầu thẫm chung quanh đầu vú. Bạn có thể ấn nhẹ bầu vú vào miệng Bé để cho sữa ra. Thường thì lúc này Bé đã bắt đầu đủ rồi. Động tác này không phải là mới mẻ gì với Bé vì có nhiều đứa trẻ biết mút tay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Có thể nhìn thấy hiện tượng này bằng phương pháp siêu âm.
Trong khi Bé bú, cằm và mũi Bé có thể đụng vào bầu vú, làm Bé khó thở. Bạn hãy dùng tay ấn nhẹ vào vú mình để vú không bịt chặt vào mũi Bé.
Bạn cũng có thể vừa nằm vừa cho con bú, hai mẹ con nằm nghiêng, miệng con áp vào vú mẹ.
Làm thế nào để biết rằng Bé đã bú ra sữa ? Hãy nhìn vào tai và thái dương của Bé. Cả hai điểm đó đều động đậy theo nhịp Bé bú. Vả lại, có một hay hai lần Bé hút sữa ra, bạn lại nghe thấy tiếng Bé nuốt sữa xuống bụng.
Khi bắt đầu bú, Bé mút sữa rất mạnh. Về sau, khi đã no nê Bé lim dim ngủ, vẻ mặt đờ đẫn và thỏa mãn. Nhiều Bé khi thôi không bú nữa, nhưng vẫn ngậm và nhay đầu vú. Bạn hãy nhẹ nhàng kéo đầu vú mình ra vì để Bé ngậm đầu vú như vậy không tốt : Bé sẽ nuốt không khí vào dạ dày, gây nôn, ói. Hơn nữa, đầu vú mẹ bị nhay như thế, có thể tạo ra những kẽ nứt.
Trong những ngày đầu, Bé bú mỗi bên bầu vú khoảng 10 phút. Nếu Bé thôi bú mà vẫn ngậm vú, hãy khẽ để một ngón tay vào giữa hai môi Bé rồi rút đầu vú ra, hoặc đặt hai ngón tay ở hai bên đầu vú rồi khẽ ấn vú xuống.
Nếu Bé nằm đúng tư thế, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu hoặc đau khi Bé bú. Lần đầu tiên cho con bú, người mẹ có thể thấy hơi nhoi nhói ở đầu vú. Nhưng cảm giác này không lâu. Nếu sau 30 giây mà cảm giác này vẫn tồn tại, bạn hãy kéo đầu vú ra khỏi miệng Bé rồi cho Bé bú lại, sao cho miệng Bé ngậm sâu xuống cả phần núm vú – gồm đầu vú và phần màu thẫm chung quanh.
Sau khi Bé bú xong, hãy ấm Bé sát vào người theo chiều thẳng đứng, vỗ nhè. nhẹ vào lưng Bé để Bé thở ra hết lượng không khí đã nuốt vào bụng cùng với sữa. Nếu bạn để Bé tựa đầu vào vai, thì nên lót sẩn một khăn sạch ở vai để đề phòng Bé có thể Ợ ra một ít sữa.
Nếu sau khi bú, Bé có ợ ra như vậy thì cũng là việc bình thường, không có gì đáng lo ngại. Đó là do cái van ở đoạn nối ống thực quản, với dạ dày chưa hoạt động tốt. Cũng không nên nghĩ rằng Bé bú chẳng được bao nhiêu mà lại Ợ ra tất cả. Không phải đầu, Bé chỉ ợ ra lượng sữa dư thừa mà thôi.
Sau khi cho con bú xong, bạn hãy dùng một khăn sạch lau khô hai đầu vú. Nếu sữa chảy ra khỏi bầu vú giữa hai bữa ăn, bạn hãy dùng khăn ẩm hoặc loại mút thâm đã hấp vô trùng thường có bán ở hiệu thuốc, phủ lên hai vú và thay chúng mỗi khi ướt nhiều.
Trong những ngày đầu, lượng chất Bé bú từ vú mẹ chỉ vào khoảng 10 g mỗi lần, trong vòng 10 phút. Chất này chưa phải là sữa mà là chất colostrum màu hơi vàng, sánh, chứa nhiều prôtêin và các chất kháng thể, ít mđ. Chất này là chất trung gian giữa máu – chất đã nuôi Bé lớn lên trong bụng mẹ – và sữa, nên có giá trị dinh dưỡng đặc biệt rất quí.
Sau này, Bé bú lâu hơn, từ 15 – 20 phút, vì khi được 1 tháng tuổi, Bé đã bú mỗi lần khoảng 100 g sữa. Thường các bà mẹ chỉ có sữa sau khi sinh được 3 – 4 ngày, có khi chậm hơn. Lúc này hai bầu vú dần dần căng lên, có khi thấy đau. Cơ thể tiết ra chất hoócmôn prolactin, làm vú sinh ra sữa. Nhưng muốn các tuyến sữa thực sự hoạt động, người mẹ phải cho con bú. Vì, Bé bú và hút sữa ra như vậy kích thích các tuyến sữa hoạt động. Bởi vậy, để mau có sữa, người mẹ phải cho con bú càng sớm càng tốt.
Cần nhớ rằng hai bầu vú không phải chỉ là chỗ đựng sữa và lúc nào cũng có đầy sữa. Có sữa hay không là do Bé bú nhiều hay ít. Bé bú càng nhiều thì sữa ra cùng nhiều.
Chăm sóc bầu vú
Trong thời gian cho con bú, người mẹ phải biết chăm sóc bầu vú của mình để tránh hiện tượng bị đau vì đầu vú bị nứt kẽ. Muốn tránh hiện tượng này cần chú ý :
- Khi cho con bú, ngồi cho thoải mái và để cho Bé ngậm sâu tới hết núm vú của mình. Không chỉ ngậm đầu vú.
- Tránh cho Bé bú lâu quá. Như vậy, đến lúc cuối, Bé không bú mà chỉ ngậm và cắn đầu vú. Thời gian đầu tiên, nên cho bú làm nhiều lần – mỗi ngày, từ 6 tới 8 lần bú trong 24 giờ, mỗi lần bú ngắn.
- Phải giữ đầu vú luôn sạch sẽ. Những vật đụng chạm tới đầu vú cũng phải sạch. Cũng như việc tắm rửa toàn thân, mỗi ngày rửa đầu vú bằng xà phòng một lần là đủ.
- Nên dùng các nịt vú bằng vải bông. Không nên dùng loại nịt bằng vải nhân tạo hay tổng hợp vì dễ gây phản ứng da, làm nứt kẽ đầu vú.
- Khi cho con bú, nên mặc ấm và có biện pháp che ngực để khỏi bị bệnh.
- Những khó khăn có thể gặp lúc ban đầu
ĐẦU VÚ NHỎ QUÁ, CHUA nở – Bé khó ngậm. Có thể dùng phương pháp mátxa nhẹ hoặc dùng dụng cụ hút sữa ra. Nhưng tốt nhất là kiên nhẫn, cứ để Bé bú. Môi Bé sẽ kích thích làm cho đầu vú nở dần ra.
BÉ KHÔNG CÓ SỨC BÚ – Bé không có sức vì sinh thiếu tháng. Trường hợp này, nên vắt sữa và cho Bé uống sữa bằng thìa (muỗng). Bé yếu nên càng cần phải bú sữa mẹ.
Trường hợp các cháu bị dị dạng môi hoặc bị đau vì bị viêm nhiễm môi – miệng, cũng vậy.
BÉ KHÔNG MUỐN BÚ – Nhiều Bé ngủ lơ mơ và không muốn bú. Hiện tượng này thường xảy ra. Hai, ba ngày sau, Bé sẽ tỉnh ngủ hơn và sẽ bú bình thường. Trong khi chờ đợi, nếu cần, nên dùng các dụng cụ hút sữa ra để kích thích sự lên sữa.
SỮA LÊN MUỘN HOẶC ÍT SỮA – Trong những tuần đầu, sự lên sữa còn do tâm lý người mẹ chi phối. Mẹ càng lo, sữa lên càng ít. Việc người mẹ do dự không biết có hay không cho con bú sữa mình cũng có tác dụng như vậy.
Ngoài ra, người mẹ cần được nghỉ ngơi trong thời gian đầu cho con bú. Mệt nhọc cũng làm sữa lên ít. Khi cho con bú, nên cho bú cả 2 bên.
Nếu thiếu sữa trong những ngày đầu, thì cho Bé bú bình thêm. Nên chú ý đục lỗ nhỏ ở đầu vú giả cốt để sữa không ra dễ dàng, vì như vậy, Bé sẽ quen và ngại bú mẹ vì sữa ra chậm hoặc khó khăn hơn.
Sữa mẹ chỉ lên đều sau khi cho con bú 15 ngày. Nhiều người phải chờ tới 3 tuần. Bởi vậy các bà mẹ cho con bú nên kiên nhẫn, không nên vội chán nản. Đối với trẻ sơ sinh, được bú sữa mẹ, dù là ít cũng rất quan trọng và có lợi cho sức khỏe của các cháu.
Cũng nên biết rằng, các bà mẹ có bầu vú nhỏ cũng có thể nuôi con không kém gì những người có bầu vú lớn hơn.
Nếu khi Bé bú vú bên này mà vú bên kia tự nhiên chảy sữa, thì cũng là chuyện bình thường.
Nếu Bé bú xong bị nấc, có thể cho Bé uống ít nước bằng bình sữa, hoặc cho Bé bú thêm ít nữa cho tới khi Bé hết nấc. Trong khi Bé bú, xoa nhẹ lưng cho Bé.
- Đau vú lúc cho bú hoặc đau vì tắc sữa
Nếu chỉ cho con bú mà thấy đau thì nên sửa đổi lại cách ngồi khi cho Bé bú và chú ý sao cho Bé ngậm hết núm vú, cả đầu vú lẫn phần chung quanh gốc, có màu da thâm.
Nếu vú đau vì tắc sữa, hãy cho Bé bú càng nhiều càng tốt. Nếu Bé no không chịu bú nữa, bạn có thể vắt sữa ra bằng tay hoặc bằng dụng cụ hút sữa. Đơn giản hơn là tắm vòi hoa sen nước nóng. Nước nóng sẽ kích thích sữa chảy ra.
Bạn có thể làm giảm căng vú bằng cách chườm nước nóng. Lấy vải gạc tẩm nước nóng vừa, ấp lên vú nhiều lần trong ngày. Có người lại dùng phương pháp lạnh : chườm vú bằng nước đá rồi vắt sữa ra.
Hiện tượng tắc sữa chỉ xảy ra nhất thời. Nhưng, nếu kéo dài sẽ làm giảm lượng sữa và cũng có thể gây viêm tấy. Bởi vậy, các bà mẹ phải đề phòng sao cho không bị tắc sữa.
- Bé ham bú quá
Có đứa trẻ háu bú, khi mẹ cho bú, bú vội vàng. Như vậy, khi bú, Bé sẽ hớp cả không khí xuống dạ dày, kèm theo hiện tượng sặc, ho, nghẹn rồi lại bị trớ (ói) ra nhiều sữa. Trong trường hợp Bé háu ăn như vậy, nên ngắt quãng bữa ăn của cháu ra làm nhiều lần, không nên để cho Bé bú một hơi.
- Có cần cân Bé sau mỗi lần bú không ?
Không cần thiết. Bình thường, các cháu bé bú vừa đủ nhu cầu hoặc hơi quá một chút cúng không sao.
Trong trường hợp Bé có vẻ chậm lớn, thì có thể cân Bé trước và sau khi bú để xem cháu có bú đủ hay không. Lượng sữa cho mỗi lần bú của các trẻ em từ 1 ngày tới 3 tháng có ghi ở bảng trong chương sau. Lượng sữa này áp dụng khi Bé bú sữa mẹ hay bú bình (sữa bò) đều như nhau.
Nên chú ý, từ ngày thứ 8 tới thứ 10 sau khi sinh, lượng sữa mẹ có thể bị giảm trong vòng 2-3 ngày. Trong thời gian này, màu sữa sẽ chuyển từ màu vàng sang trắng : đó là việc bình thường, sữa trắng có nhiều chất béo hơn sữa vàng.
- Nên thay tã lót cho bé trước hay sau khi bú ?
Nhiều bà mẹ cho rằng nên thay cho Bé trước khi cho Bé bú. Như vậy, cháu bé cảm thấy dễ chịu trong khi bú. Vả lại, khi bú xong nếu bị đụng chạm, xoay người để thay tã lót, Bé dễ bị trớ.
Lại có người cho rằng nên thay sau khi bú. Trước đó, khi muốn được ăn, thường Bé đã kêu, khóc để tỏ dấu hiệu sốt ruột. Vậy mà lại phải thay tã lót mất thêm thời giờ nữa, thì thật là quá sức ! Vả lại sau khi bú xong, Bé hay tiêu hoặc tiểu. Thay tã lót, Bé sẽ cảm thấy sạch sẽ, dễ chịu và đi vào giấc ngủ.
- Cho bú một bên vú hay cả hai bên, ?
Trong 15 ngày đầu, mỗi lần cho Bé bú, nên cho bú cả 2 bên. Sau này, bạn có thể cho bú một bên, để cho vú bên kia được nghỉ. Trường hợp bạn có nhiều sữa cũng vậy, nên cho Bé bú hết một bên. Lần sau, lại cho bú bên kia. Muốn khỏi nhầm, nên dùng một cái băng hoặc đanh ghim, cài vào áo hoặc nịt vú đánh dấu bên chưa bú.
Trường hợp bà mẹ ít sữa, nên cho Bé bú cả 2 bên.
Nếu sữa 2 bên không đều nhau, bên nhiều bên ít thì nên cho Bé bú bên ít sữa trước để kích thích sữa lên vì khi mới bú, Bé bú mạnh hơn.
- Bú bao lâu ?
Tùy lúc trong ngày, nhưng trung bình vào khoảng 20 phút. Bé có thể bú 9/10 lượng sữa cần thiết trong vòng 5 phút đầu. Thời gian sau, Bé thường bú chậm hơn hoặc vừa bú, vừa ngủ lơ mơ hoặc vừa bú vừa chơi. Nên để Bé thoải mái như vậy vì thời gian này Bé thấy được thư giãn và hạnh phúc vì cảm thấy ở gần mẹ.
- Vitamin D, chất sắt và fluo
Dù được bú mẹ, bác sĩ cũng vẫn yêu cầu cho Bé uống thêm :
- Chất SẮT, nếu Bé sinh thiếu tháng, nhẹ cân hoặc là Bé sinh đôi.
- Vitamin D từ 1000 – 1200 đơn vị/ngày; 2 – 3 giọt Sterogyl hoặc hơn đối với các cháu da thẫm màu và sinh trong thời gian ít ánh sáng mặt trời.
- Fluo 1/2 mg mỗi ngày trong những tháng đầu. về sau 1 mg/ngày.
- Giờ bú như thế nào ?
NÊN CHO BÉ BÚ THEO GIỜ GIẤC HAY KHI NÀO BÉ KHÓC ĐÒI ÄN ?
Trước kia các bà mẹ cho con bú theo giờ giấc định sẵn 6 giờ, 9 giờ, 15 giờ, 18 giờ, 21 giờ. Dù Bé khóc nhưng chưa đến giờ, chưa cho bú.
Bây giờ, người ta thấy rằng không phải tất cả các trẻ em đều giống nhau như những cái máy. Đối với cháu có khả năng, tiêu hóa nhanh, thì khoảng cách giữa các bữa bú của cháu ắt sẽ ngắn hơn, so với các cháu có khả năng tiêu hóa chậm.
Bởi vậy, khi nào cháu khóc đòi ăn thì bà mẹ có thể cho con bú mà không sợ làm như vậy, cháu sẽ ăn quá mức. Thường, trẻ em chỉ bú đủ no. Nếu có bú quá một ít, thì sữa mẹ cũng mau tiêu.
Trong những ngày đầu, Bé đòi ăn luôn luôn. Nhưng chỉ sau vài tuần, Bé sẽ đòi ăn đều đặn hơn, vào khoảng 3 tới 4 giờ một lần. ít khi dưới 2 giờ hoặc hơn 6 giờ.
Vấn đề chính là dung hòa được các bứa bú của Bé vđi thời gian thích hợp của mẹ. Nên định giờ cho các bữa chính để nhớ. sữa mẹ vắt ra để tủ lạnh vẫn dùng được, nhưng không được để quá 24 giờ.
- Có nên cho Bé bú đêm không ?
Trong những tuần đầu, cần cho Bé bú mỗi khi Bé khóc đòi ăn, kể cả trong đêm, dù có làm mẹ mệt và vất vả thêm. Sau tuần thứ 7 hay thứ 8, Bé sẽ không đòi ăn đêm nữa vì khi Bé nặng từ 5 kg trở lên, Bé có thể ngủ lâu tới 10 tiếng liền. Trong những tuần đầu, bà mẹ cần chịu khó và kiên nhẫn hơn.
- Cho con bú tới bao giờ ?
Việc cho con bú tới bao giờ mới thôi hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn và hoàn cảnh của người mẹ. Dù Bé chỉ được bú mẹ có 10 ngày, 15 ngày… cũng còn hơn là không được bú ngày nào. Thông thường thì sữa sẽ có đều đều cho tới tháng thứ 2, thứ 3. Sau đó, bà mẹ có thể cho con bú thưa hơn, ít hơn tới thời gian nào cũng được. Để Bé đủ no, bạn có thể cho Bé ăn thêm sữa bò.
Nhiều cháu quen bú mẹ, tới khi cho bú bình không chịu bú. Bởi vậy, phải cho cháu bé làm quen trước. Tới tháng thứ 3, thứ 4, hãy để núm vú của bình gần núm vú thật để Bé làm quen với mùi của núm vú giả. Cho Bé bú thêm nước, nước cam bằng bình để Bé quen với việc bú bình.