Trang chủChăm sóc béBệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Trẻ nhỏ mắc một bệnh rồi phát sinh nhiều bệnh, không phát hiện sớm, điều trị không đúng phương pháp dẫn đến suy dinh dưỡng nặng, nhiễm khuẩn là nguy cơ xấu, nặng nề.

Nguyên nhân do sai lầm chế độ ăn uống cho trẻ ăn nhiều chất bột, sữa pha quá đặc, ít chất mỡ, thiếu rau xanh, thiếu vitamin gây trẻ thường xuyên liên tục táo bón. Mặc dù,mỗi ngày trẻ đi ngoài một lần. Phân vón đặc như hạt xoan. Mỗi lần trẻ đi ngoài đều dùng quá sức để rặn, nhưng phân ra hai cục tí xíu, phân không ra hết. Phân tích luỹ trong đường tiêu hoá. Trong phân có nhiều chất độc hại, khuếch tán trong toàn cơ thể. Chất độc hại đến đâu gây tển hại đến đó. Chất độc hại đến tuyến bã. Tuyến này bài tiết nhiều chất có mùi khai, chất béo gây bít lỗ nang lông gây khô da và ngứa.

Chất độc hại khuếch tán đến mồm gây viêm niêm mạc lưỡi, niêm mạc mồm thành từng khoan ngoằn ngoèo như bản đồ, đồng thời ruột non hấp thụ kém, ruột già đào thải kém, chất cặn bã ứ tích lại nên trẻ lười ăn, ăn không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng và còn nhiều diễn biến xấu.

Biểu hiện là:

  • Táo bón:

Trẻ mỗi ngày đi ngoài một lần. Phân vón đặc từng hạt xoan. Mỗi lần trẻ đi vài cục tí tẹo, đi chưa hết chất cặn bã. Bụng trẻ chướng. Trẻ không được uống nhiều nước đặc biệt là nước nghiền các loại quả, dẫn đen chuyển hoá các chất kém. Da trẻ không hồng hào, mà lại khô đét, người gầy, ít hoạt động…

  • Mồm, lưỡi:

Niêm mạc mồm, lưỡi bị khô nứt nẻ là cửa ngõ cho các vi khuẩn xâm nhập gây viêm niêm mạc lưỡi, mồm hình bản đồ và sốt nhẹ 38,5°c. Trẻ ăn kém, vì đau lưỡi đau họng, nên chỉ ăn bằng 1/2-1/3 khẩu phần ăn ngày thường…

  • Suy dinh dưỡng độ I:

Cân nặng của trẻ giảm còn 70-80% so với lúc mới sinh 3200gam, ba tháng gấp ba là 9600gam, 15 tháng ít nhất 110000gam, nhưng trẻ đến nay mới 8500gam, do đó trẻ chậm lớn, chậm phát triển về thể lực và trí lực. Suy dinh dưỡng protein năng lượng làm tổn thương nhiều màng tế bào. Natri trong huyết tương thấp. Natri trong máu giảm là tiên lượng nặng… giảm khả năng cô đặc và pha loãng nước tiểu trong thận.

Thiếu chất đạm, các tổ chức cơ thể bị phá huỷ để bù đắp sự thiếu hụt đó. Các thành phần trong huyết tương giảm, thiếu hụt vitamin A gây khô nhuyễn giác mạc sẽ mù loà.

Tiến triển là từ suy dinh dưỡng độ I, không điều trị sẽ suy dinh dưỡng độ 3 và còi xương. Những trẻ này thể lực giảm, trí lực giảm, I.Q còn 20-25. Vậy trẻ không thông minh.

Phòng tránh là khi trẻ sinh ra cho bú sữa mẹ ngay và kéo dài từ 18-24 tháng. Khi trẻ đã 4-6 tháng cho ăn thêm nhiều chất đạm, mỡ, rau xanh, lòng đỏ trứng gà và nước trái cây nghiền. Nếu trẻ lên cân cần cho trẻ đi khám bệnh, tiếp thu tư vấn cách nuôi trẻ.

Chống táo bón: cho trẻ ăn ít chất bột đặc, sữa pha loãng ăn nhiều chất đạm, mỡ động vật, rau xanh, nước trái cây nghiền, uống nhiều nước nhất là trời nóng bức. Không cho trẻ ăn ối chưa chín, hồng xiêm chưa chín, đu đủ chưa chín, vì có men papain làm tiêu hoá các chất thịt của cơ thể.

Điều trị là chống táo bón: cho ăn sữa pha loãng, bột loãng, nhiều chất đạm, nhiều rau xanh, nhiều nước quả nghiền, vitamin nhóm A, B, C, D…

Dùng kháng sinh uống chống viêm lưỡi, mồm bản đồ cho trẻ do bác sĩ chỉ định.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây