Bệnh tưa là một loại bệnh vòm miệng có tính truyền nhiễm, do loại khuẩn tràng hạt màu trắng gây nên, bệnh nhi phần lớn thấy ở trẻ mới sinh dinh dưỡng không tốt, bị ỉa chảy, sử dụng lâu dài kháng sinh, hoặc vòm miệng không sạch. Vì ở trên niêm mạc của vòm miệng, có rất nhiều giả mạc màu trắng, giống như những bông tuyết rơi rụng, cho nên cũng gọi là “miệng tuyêt”.
Bệnh tưa (viêm vòm áp tơ) có thể phát sinh ở vị trí bất kì của niêm mạc vòm miệng, má. lưỡi, răng, môi trên dưới đều là chỗ dễ phát sinh. Loại bệnh này đặc biệt có những giả mạc màu trắng, giống như những cục sữa sót lại, do tổ chức sợi trực khuẩn cấy vào tương đối sâu, cho nên không dễ cạo đi, nếu dùng lực bóc đi, trên mặt chỗ lở loét phía dưới niêm mạc rớm máu. Bệnh tưa nếu mức độ nặng thì giả mạc có thể dung hợp thành phiên lớn, phát triển xuống phía dưới có thể leo lan dài đến đường hô hấp và đường tiêu hóa, gây ra khó thở và ỉa chảy. Trẻ con bị bệnh này dễ khóc quấy, không chịu ăn sữa, có lúc còn sốt nhẹ.
- Điều trị thuốc Tây đối với bệnh tưa
- Dùng bông đã khử dầu mỡ nhúng vào nước sôđa 2% – 5% lau nhẹ vòm miệng, sau đó bôi glycerin hoặc nước thuốc tím (gentian violet) lên chỗ giả mạc. Vì tổ chức trực khuẩn cấy vào tương đối sâu, cho nên sau khi giả mạc màu trắng biến mất, còn phải tiếp bôi thuốc nhiều thêm mấy ngày nữa để phòng tái phát. Đồng thời uống tiếp vitamin B2.
- Bình sữa, vú sữa dùng cho trẻ ăn, trước tiên phải ngâm trong nước sođa 2% hoặc trong nước xà phòng, sau đó luộc sôi khử trùng. Trẻ nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, trước khi cho con bú, mẹ phải rửa sạch hai tay, sau đó dùng khăn ướt ấm lau chùi hai đầu vú.
- Đối với những trẻ bệnh tình nặng, sốt cao, mắc bệnh kéo dài hoặc có ỉa chảy, cần phải đến bệnh viện kiểm tra. Có thể uống Nystatium, mỗi lần 5 – 10 vạn đơn vị, mỗi ngày uống 4 lần.
- Trẻ thường ngày có bệnh, các bố mẹ không nên tự ý cho uống thuốc, lạm dụng thuốc kháng sinh đối với trẻ rất nguy hiểm.
- Đông y chữa bệnh tưa
Đông y cho rằng nguyên nhân phát bệnh tưa chủ yếu có hai phương diện: một là bà mẹ khi mang thai thích hay ăn những thực phẩm xào rán, nhiệt lưu lại ở tì vị, thai nhi bị ảnh hưởng độc nhiệt của mẹ, sau khi sinh ra dễ phát bệnh; mặt khác vì điều dưỡng chăm sóc không tốt, tâm tỳ của trẻ bị tích nhiệt, hoặc giả do bẩm sinh có khuyết tật, hoặc bị bệnh ỉa chảy kéo dài sau đó sức đề kháng của cơ thể suy sụp, hoặc vòm miệng không sạch, bị nhiễm cục bộ mà dẫn đến.
Căn cứ vào sự chênh lệch mạnh yếu của thể chất và sự khác nhau nguyên nhân gây bệnh của trẻ, có thể xuất hiện hai triệu chứng lớn đó là tâm tỳ tích nhiệt và hư hỏa thượng phù.
- Tâm tỳ tích nhiệt
Triệu chứng thấy ở vòm miệng, trên lưỡi đầy những mụn trắng, phân bố tràn lan, niêm mạc sắc hồng, mặt đỏ môi hồng, hoặc có kèm theo sốt, bồn chồn không yên, khóc quấy liên tục, hôi mồm chảy dãi, miệng khô khát nước, nước đái hơi vàng, đại tiện khô táo, đầu lưỡi đỏ chót, rêu lưỡi vàng, mạch nhanh. Chữa trị lấy thanh nhiệt tâm tỳ. Dùng phương thuốc: thanh nhiệt tả tỳ tán hợp đạo xích đơn gia giảm. Cụ thể các vị thuốc Hoàng cầm, Sinh địa, Trúc diệp, Xích phục linh, Huyền sâm, Mạch môn, Hoàng liên, Sinh thạch cao, Sinh cam thảo. Sắc nước, mỗi ngày một tễ, chia 3 lần uống. Nếu đại tiện khô táo, thêm vị Sinh đại hoàng, Bột huyền minh. Bệnh nhân khát nước cổ họng khô, thêm vị Hoa phấn (bột quát lâu), Lô căn (rễ lau). Bệnh nhẹ có thể dùng Hoàng liên, Cam thảo sắc uống.
- Hư hỏa thượng phù
Triệu chứng thấy trong miệng mụn trắng rải rác thưa thớt, nhấp nhô, niêm mạc có quầng hồng không rõ rệt, lòng bàn tay bàn chân nóng, miệng khô, không khát nước, thần sắc mệt mỏi, hoặc phân lỏng, lưỡi hồng nhạt, ít rêu, mạch đập nhỏ nhanh. Chữa trị lấy bổ thận dưỡng âm, dẫn hỏa về nguồn. Bài thuốc Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm. Các vị thuốc cụ thể: Sinh địa, Thục địa, Tri mẫu, Hoàng bá, Đan bì, Sơn dược, Sơn thù du, Trạch tả, Nhục quê. sắc nước mỗi ngày một tễ, chia 2 lần uống. Nếu ra mồ hôi trộm, má đỏ, bồn chồn ít ngủ, thêm Địa cốt bì, Long cốt, Mẫu lệ, trường hợp giảm sự thèm ăn, phân lỏng, thêm Bạch truật, Đảng sâm, Ý dĩ nhân, Thục địa, Tri mẫu.