TẬT TRƯỢT ĐỐT SỐNG
ĐỊNH NGHĨA: một thân đốt sống bị trượt ra phía trước so với thân của đốt sống ở kề bên dưới.
CẢN NGUYÊN: bệnh thường xảy ra nhất là ở đốt sống thắt lưng 4 hoặc 5 (L4 hoặc L5). ở những thể nặng thì có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy được hai mỏm gai liền kề chênh lệch nhau, cần phân biệt tật trượt đốt sống bẩm sinh với “giả trượt đốt sống” thứ phát do thoái hoá đốt sống sau chấn thương (thể thao), do nhiễm khuẩn, hoặc do khối u ở một đĩa gian đốt sống (đĩa đệm). Chẩn đoán bằng chụp cột sống theo chiều nghiêng (từ phía bên) và từ góc chếch kép, hoặc chụp cắt lớp vi tính (phân tích các lớp cắt theo mặt phẳng đứng dọc qua thân đốt sống).
TRIỆU CHỨNG: bệnh thường hay được phát hiện ở những người đam mê môn thể thao mà động tác tập luyện và thi đấu gây ra tăng độ ưỡn của đoạn cột sống thắt lưng.
ĐIỀU TRỊ: tập luyện chức năng. Phẫu thuật đổi với những thể khó chữa (gây dính cứng đốt sống).
ĐỐT SỐNG CHUYỂN TIẾP
Dị tật thường mang tính gia đình, hay xảy ra nhất là ố vùng bản lề thắt lưng- cùng (khớp giữa đốt sống L5 và Sl). Bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng, nhưng đôi khi đối tượng bị đau vùng thắt lưng nếu có biến chứng thoái hoá.
- Thắt lưng hoá: đốt sống cùng thứ nhất (Sl) tách rời khỏi các đốt khác (phần còn lại) của xương cùng, biến thành như một đốt sống thắt lưng thứ 6.
- Cùng hoá: đốt sống thắt lưng thứ 5 (L5) dính liền với xương cùng.
- Nếu hai dị tật trên chỉ ở một nửa bên thì gọi là bán thắt lưng hoá và bán cùng hoá.
- Dính liền một phần hoặc hoàn toàn đốt đội (đốt sống cổ thứ nhất) với xương chẩm (gọi là chẩm hoá đốt đội): có nguy cơ chèn ép hành não.
- Ngực hoá (lưng hoá) đốt sống cổ thứ 7 với một đôi mỏm ngang dài như một xương sườn (gọi là xương sườn đoạn cổ).
KẾT KHỐI ĐOẠN CỘT SỐNG
Hai hoặc nhiều đốt sống dính cứng bẩm sinh với nhau, làm cho đoạn cột sống kết thành một khối, và đoạn kết khối này bị thu ngắn lại, đôi khi tạo nên vẹo cột sống gây rối loạn chức năng và đau.