Phì đại thất trái
CÁC ĐẠO TRÌNH NGOẠI VI: trục điện tim bị lệch sang trái và tư thế điện học là nằm ngang hoặc nửa nằm. Do đó phức hợp QRS là dương ở I và ở VL; âm ở III và VF. Điện thế của QRS tăng nhiều hoặc ít. Đoạn s – T chênh ngược chiều với QRS và sóng T thường âm ở các chuyển đạo có QRS dương.
CÁC ĐẠO TRÌNH TRƯỚC TIM: phức hợp QRS ở bên trái, nhất là ở V5, là dương, điện thế cao và nhánh nội điện bị chậm lại trên 0,05 giây. Đoạn s – T bị thấp xuống và sóng T thường âm và không đối xứng. Sóng R ở các đạo trình phải, ở Vl và V2 thường rất thấp thậm chí không có (chẩn đoán phân biệt với nhồi máu trước vách).
Phi đại thất phải
CÁC ĐẠO TRÌNH NGOẠI VI: trục điện tim ít nhiều bị lệch sang phải và tư thế điện học của tim là thẳng đứng hoặc nửa đứng. Phức hợp QRS do đó là âm (hoặc chủ yếu là âm) ở I và VL; dương ở III và VF. Đôi khi có sóng s chiếm ưu thế ở I, II, III. Sóng T thường dương ở I và âm ở III.
CÁC ĐẠO TRÌNH TRƯỚC TIM: phức hợp QRS ở tâm thất phải, ở VI và V2 thường dương hoặc ít nhất thì sóng R cũng rõ và cao hơn sóng s. Nhánh nội điện thường bị chậm lại hơn 0,03 giây. Có thể gặp sóng R rất nhỏ ở tất cả các đạo trình trước tim và sóng s lớn.
Chú ý – Vị trí nhồi huyết làm thay đổi ít nhiều tiên lượng bệnh nhưng rất quan trọng trong việc phân tích Điện tâm đồ: nếu không chú ý đến các vị trí có thể bị nhồi huyết và các biến đổi về điện ở các đạo trình do nhồi huyết gây ra thì không phân tích được Điện tâm đồ. Tổn thương về “điện” và tổn thương thực về mặt giải phẫu không hoàn toàn trùng hợp nhau.
Bảng 14.4. Xác định vị trí nhồi máu cơ tim
|