Chứng cuồng nhĩ – Triệu chứng, điện tim và điều trị

Bệnh tim mạch

Định nghĩa

Các tâm nhĩ co bóp rất nhanh (250-300 lần một phút), với nhịp không đều, liên tục không nghỉ, với đáp ứng đều hoặc không đều của tâm thất.

Căn nguyên xem: rung nhĩ.

Triệu chứng

Các triệu chứng không khác với rung nhĩ, nhất là trong trường hợp đáp ứng của tâm thất không đều. Cũng có một thể cuồng nhĩ thường xuyên, không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, hoặc chỉ có những triệu chứng rất nhẹ và một thể kịch phát có thể dẫn tới cơn ngất. Tần số co bóp của các tâm nhĩ có thể từ 250-300 nhịp/phút. Có thể gọi là cuồng nhĩ 2/1 nếu tâm thất co bóp đều đặn với tần số 150 lần/phút, còn nếu tần số này vào khoảng 75 lần/phút thì gọi là cuồng nhĩ 4/1 và nếu là 100 lần/phút thì gọi là cuồng nhĩ 3/1. Người ta cũng gọi là tâm nhĩ thu nhanh khi nhịp co bóp của các tâm nhĩ khoảng 200 lần/phút với nhịp co bóp của tâm thất là 2/1, thường gây ra do quá liều digital.

Điện tâm đồ

Đường ghi trong chứng cuồng nhĩ 2/1 có thể giống với đường ghi của nhịp xoang nhanh, sóng đầu tiên được coi là sóng p, và sóng thứ hai thì bị che lấp bởi phức hợp QRS. Trong trường hợp nghi ngờ, thì ghi điện tâm đồ (theo đạo trình Vl là hơn cả) trong lúc ấn mạnh vào xoang cảnh, lúc đó tần số co bóp của tâm thất sẽ chậm lại và cho phép thấy được các sóng đặc biệt, hình răng cưa, của cuồng nhĩ thể hiện trên đường ghi.

Điều trị

  • Thuốc: nếu tần số co bóp của tâm thất không quá nhanh, cho digital liều cao, verapamil, và thuốc chẹn beta sẽ kìm hãm các kích thích ở nút nhĩ-thất và làm chậm đáp ứng của tâm thất. Các thuốc chống đông máu không có ích gì.
  • Kích thích điện nhanh (tiếng Anh: overdrive) theo đường trong buồng tim hoặc qua đường thực quản: được chỉ định khi tần số co bóp của tâm thất rất nhanh (trên 220 lần/phút); Máy kích thích phóng điện với tần số cao hơn tần số của nhịp nhanh.
  • Sốc điện từ bên ngoài: năng lượng cần thiết thường thấp (25-50 Joule), nhưng trong một số thể không điển hình, có thể phải phóng năng lượng tới 100-300
  • Kích thích tim thường xuyên: chỉ định đặt một máy kích thích chống nhịp nhanh, khi những cơn nhịp nhanh xảy ra mau làm ảnh hưởng trầm trọng tối sinh hoạt của bệnh nhân, và không kiểm soát được bằng thuốc nữa.
  • Một số trường hợp cuồng nhĩ 1/1 khó điều trị, đe doạ tính mạng bệnh nhân, thì phải điều trị bằng cắt đường dẫn truyền nút- bó His bằng tần số sóng radio, hoặc cắt Ổ sinh loạn nhịp ở tâm nhĩ. Phá huỷ bó His có thể gây ra bloc nhĩ-thất toàn bộ thường xuyên và bệnh nhân phải lệ thuộc vào máy tạo nhịp.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận