Viêm gan mạn tính hoạt động

Bệnh tiêu hóa

Định nghĩa

Bệnh gan nặng, có viêm, hoại tử và nhiễm xơ tăng dần.

Căn nguyên

  • Viêm gan virus mạn tính:viêm gan B (đơn thuần hoặc có thêm yếu tố S) hoặc viêm gan c nhất là ở người bị nghiện ma tuý theo đường tĩnh mạch, người nghiện rượu và người bị suy giảm miễn dịch .
  • Viêm gan tự miễn:gặp ở người có rối loạn di truyền và bị phơi nhiễm với một tác nhân bên ngoài còn chưa được rõ nên trong cơ thể có quá trình tự miễn kháng lại các kháng nguyên của gan. Kết quả là có quá trình viêm và hoại tử dẫn đến gan nhiễm xơ và xơ gan. Có các thể:

+ Thể kinh điển (typ 1)

+ Thể viêm gan dạng lupus: gặp chủ yếu ở thiếu nữ và phụ nữ trẻ.

+ Thể trung gian có xơ gan nguyên phát do mật.

  • Thuốc và các chất độc methyldopa, methotrexat, ít gặp hơn: isoniazid, nitrofurantoin, sulfamid, dantrolen. Rất có thể do dùng dài ngày paracetamol, aspirin. Rượu có thể gây ra các tổn thương giống như viêm gan hoạt động.
  • Căn nguyên khác,bệnh Wilson, thiếu hụt alpha-1- antitrypsin.
  • Thể không rõ nguyên nhân: trong một số trường hợp, không tìm ra nguyên nhân.

Giải phẫu bệnh: khoảng cửa và xung quanh bị các tế bào đơn nhân thâm nhiễm, các tế bào gan ố lớp gần khoảng cửa bị hoại tử. Thâm nhiễm lan dần vào trong tiểu thuỳ và dẫn đến xơ gan. Các vùng hoại tử thông với nhau, làm các khoảng cửa và/ hoặc các vùng trung tâm tiểu thuỳ hợp lại nhau (cầu hoại tử).

Triệu chứng

TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN: suy nhược, đôi khi vàng da hoặc vàng da nhẹ, lách to, có các đợt sốt, triệu chứng suy tế bào gan.

VIÊM GAN VIRUS MẠN TÍNH: 6 -12 tháng sau viêm gan virus B hoặc c cấp vẫn có suy nhược kéo dài, các test thăm dò gan vẫn chưa trở về bình thường.

VIÊM GAN TỰ MIỄN: các triệu chứng lâm sàng có thể từ không có triệu chứng nào đến các thể viêm gan tối cấp. Thường có bệnh tự miễn khác kèm theo.

Xét nghiệm cận lâm sàng

TEST THĂM DÒ GAN: SGPT và SGOT tăng. Bilirubin huyết tăng vừa phải, gamma globulin tăng tỷ lệ với mức độ viêm. Albumin giảm. Thời gian prothrombin kéo dài xuất hiện muộn.

TEST MIỄN DỊCH

  • Viêm gan B:kháng nguyên HBsAg (+), kháng thể anti – HBc (-). Có thể thấy sự nhân lên của virus qua phát hiện kháng nguyên HBeAg. Tìm kháng thể anti- d (viêm gan B + D).
  • Viêm gan C:trong huyết thanh có kháng thể anti-HCV hoặc ARN của virus (phương pháp PCR).
  • Viêm gan tự miễn:kháng thể kháng cơtrơn tăng; đôi khi yếu tố kháng nhân, kháng thể kháng ty lạp thể (như trong xơ gan nguyên phát do mật) tăng. Kháng nguyên HBsAg (-). Đôi khi có globulin huyết tăng cao.

CÁC TEST KHÁC: sinh thiết gan rất quan trọng, làm sinh thiết khi xét nghiệm đông máu bình thường. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng cho chẩn đoán chắc chắn nếu gan bị tổn thương không đồng nhất.

Biến chứng

  • Xơ gan:viêm gan B hoặc c mạn tính hoạt động có thể âm thầm hoặc tiến triển thành từng đợt tới xơ gan.
  • Ung thư gan: xuất hiện 10- 30 năm sau viêm gan B hoặc c mạn tính. Không nhất thiết phải qua giai đoạn xơ gan nhưng ung thư gan xảy ra ở người có xơ gan nhiều hơn ở người không bị xơ gan. Interferon làm giảm tỷ lệ bị ung thư. ở các nước đang phát triển, những người mang virus viêm gan B mà không có triệu chứng có nguy cơ cao bị ung thư gan và thường bị từ lúc 30-40 tuổi.
  • Hội chứng kháng các phospholipid (hiếm gặp).

Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt với viêm gan mạn tính kéo dài (viêm gan thuỳ mạn tính, không có hoại tử trên tiêu bản sinh thiết), xơ gan sau hoại tử, xơ gan nguyên phát do mật, viêm đường mật và viêm gan do rượu.

Điều trị

  • Viêm gan virus B hoặc c mạn tính:interferon alpha, 3 triệu đơn vị/tuần trong 12 – 18 tháng.
  • Xơ gan virus c mất bù: chỉ định ghép gan.
  • Viêm gan tự miễn:prednisolon 10-20 g/ngày vào lúc bắt đầu điều trị hay trong cơn tiến triển, sau đó giảm dần liều dùng. Kết hợp với prednisolon (5-15mg/ngày) và azathioprin (50-150 mg/ngày); kiểm tra huyết đồ thường xuyên. Thời gian điều trị: thường phải nhiều tháng, cho đến khi hết các triệu chứng   lâm sàng và các transaminase giảm (2-3 lần dưới mức bình thường), xét nghiệm gamma globulin và sinh thiết gan không thấy có viêm có lympho và tương bào. Tái phát xảy ra sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi ngừng điều trị ở 50% số trường hợp, đòi hỏi phải điều trị lại, có khi suốt đời. Ngừng trị liệu nếu sau 3 tháng không thấy có kết quả.

Phòng bệnh

Tiêm phòng tất cả mọi thành viên trong gia đình của người có mang virus viêm gan B mạn tính mà không có HBsAg cũng như không có kháng thể nào (xem vaccin chống viêm gan B).

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận