Trang chủBệnh thần kinhNguyên nhân và điều trị chóng mặt

Nguyên nhân và điều trị chóng mặt

ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa

Chóng mặt là một loại rối loạn cảm giác trong đó bệnh nhân cảm thấy mình chuyển động trong không gian (chóng mặt chủ quan) hoặc các vật xung quanh chuyển động xung quanh mình (chóng mặt khách quan) và thường kèm theo cảm giác mất thăng bằng.

Nguyên nhân

  • Chóng mặt thật sự thường do tổn thương ở một vị trí nào độ của hệ thống thăng bằng như tiền đình, các ống bán khuyên, dây thần kinh số VIII, nhân tiền đình trong thân não và các đường liên hệ với vỏ não thuỳ thái dương và mắt. Thường gặp các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân do tai như hội chứng Menière, viêm tai giữa, viêm dây thần kinh tiền đình cấp, Herpes zoster của dây thần kinh số VIII, viêm tai trong, u tai giữa hoặc u tai trong, tắc ống tai ngoài hoặc vòi Eustach.

Nhiễm độc: do rượu, streptomycin, opium.

Tâm lý.

Ngoại cảnh: say tàu, xe.

Nhãn cầu: nhìn đôi.

Tuần hoàn: thiểu năng sống nền.

Bệnh thần kinh: xơ não tuỷ rải rác, vỡ sọ, động kinh thái dương, viêm não.

Do u: u cầu não, u góc cầu tiểu não, u dây thần kinh số VIII.

Sỏi nhĩ.

Nguyên nhân do máu: bệnh bạch cầu gây tổn thương tai trong, kích thích các thụ cảm thể bản thể của cơ, khớp và gân cũng gây rối loạn thăng bằng nhưng đây không phải là chóng mặt thực sự.

Phân loại chóng mặt

Căn cứ vào nhận thức chủ quan của bệnh nhân người ta có thể chia chóng mặt thành các loại sau:

Các giác tối

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán lâm sàng

Rung giật nhãn cầu, quá tầm, không đi lại được trên đường thẳng, luôn đi lệch về một bên, tất cả nói lên những rối loạn của tai trong, của cơ quan thăng bằng hoặc những đường liên hệ của chúng tới hệ thần kinh trung ương.

  • Chóng mặt ngoại vi: chóng mặt xoay thành cơn ngắn hoặc thành chu kỳ, có những khoảng thời gian bình thường xen kẽ. Rung giật nhãn cầu thường xuyên có định hướng (cùng hướng với chóng mặt) và không bao giờ có rung giật nhãn cầu dọc. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác kèm theo biểu hiện tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh số VIII như điếc, giảm thính lực hoặc ù tai.
  • Chóng mặt trung ương: chóng mặt dai dẳng, hoặc rối loạn thăng bằng, có thể có hoặc không kèm theo rung giật nhãn cầu. Khi có rung giật nhãn cầu kèm theo thì thường là rung giật nhãn cầu dọc, vô đĩnh hoặc đa hướng. Bản chất rung giật nhãn cầu ở hai mắt có thể khác nhau. Tổn thương trung ương có thể có triệu chứng tổn thương thân não, tiểu não như rối loạn cảm giác – vận động, tăng phản xạ, nói khó, thất điều…

Các test chức năng tiền đình và các chẩn đoán khác

Không đáp ứng nghiệm pháp nhiệt thường do tổn thương tai trong.

Thính lực đồ có thể giúp phân biệt mất thính lực do thần kinh hoặc do ốc tai. Ngoài ra, còn phải chỉ định các phương pháp chẩn đoán khác nhằm xác định nguyên nhân tổn thương nếu có.

X quang sọ với những tư thế đặc biệt như Stenvers, Schuller… và chụp cắt lớp xương đá.

Xét nghiệm dịch não tuỷ, ghi điện não nhằm điều tra các tổn thương trung ương thần kinh.

Chụp cắt lớp vi tính sọ não (có hoặc không có bơm thuốc cản quang), chụp mạch máu não, chụp cộng hưởng từ sọ não.

MỘT SỐ DẠNG CHÓNG MẶT THƯỜNG GẶP

Hội chứng Menière

Trên lâm sàng biểu hiện là những cơn chóng mặt đột ngột có chu kỳ; kèm theo ù tai, điếc, buồn nôn, nôn… làm bệnh nhân mệt mỏi, kiệt sức. Cơn kéo dài hàng phút, hàng giờ là đặc điểm đặc trưng của hội chứng này. Bệnh nhân có thể điếc một hoặc cả hai tai dần dần hoặc ngay trong cơn đầu tiên.

Hội chứng Lermoyez là một dạng của hội chứng Menière và chiếm khoảng 4% hội chứng Menière. Đặc điểm lâm sàng của hội chứng này là mất thính lực và ù tai ngày càng nặng, ngay trước khi cơn chóng mặt xuất hiện, hoặc trong khi chóng mặt bệnh nhân thấy nghe tốt hơn.

Cần phân biệt với các cơn chóng mặt kéo dài hàng ngày hoặc hàng tuần, không có tính chất tái diễn, không có rối loạn thính lực, có thể do viêm dây thần kinh tiền đình, hoặc chóng mặt do hạ huyết áp tư thế, xuất hiện khi thay đổi tư thế cơ thể từ nằm ngang sang đứng thẳng (kiểm tra huyết áp của bệnh nhân thấy rất dao động).

Chóng mặt do thiểu năng tuần hoàn não

Xuất hiện đột ngột khi thay đổi tư thế của đầu hoặc cơ thể, thường do rối loạn tuần hoàn tai trong (có thể còn dọ chấn thương gây vỡ sọ). Chóng mặt do quay hay ưỡn cổ quá mức là do thiểu năng sống – nền, u não thất IV. Ở người già còn có dạng chóng mặt tư thế lành tính.

Chóng mặt phân ly

Chóng mặt thực thụ (vertigo) không phải là triệu chứng của rối loạn phân ly; nhưng các dạng chóng mặt khác như cảm giác choáng váng (giddiness), bàng hoàng, sợ sệt (fear), mất thăng bằng trong khi đi, có thể là triệu chứng của rối loạn phân ly hoặc trầm cảm. Chẩn đoán sẽ được xác định khi thăm khám lâm sàng thần kinh và tâm thần cho kết quả âm tính và không thấy có các triệu chứng khách quan khác kết hợp.

Cơn chóng mặt lành tính do tư thế (benign paroxysmal positional vertigo or postural (positional) vertigo or cupulolithiasis)

  • Là những cơn chóng mặt kéo dài khoảng 30 giây luôn liên quan tới một tư thế nhất định của đầu hoặc của cơ thể và thường kèm theo buồn nôn, nôn và thất điều.
  • Nguyên nhân là do sỏi ở bầu ống bán khuyên sau. Chứng chóng mặt này chiếm khoảng 34% các nguyên nhân.
  • Chẩn đoán bằng cách thực hiện một số thao tác nhất định nhằm vận động thụ động đầu và cơ thể bệnh nhân về một tư thế đặc biệt gây cơn chóng mặt, đồng thời quan sát phát hiện triệu chứng rung giật nhãn cầu. Cách tiến hành tuần tự như sau (xem hình 3.4a đến 3.4e):

Tư thế xuất phát

 

 

 

Tư thế xuất phátĐiều trị: cơn chóng mặt lành tính do tư thế có thể điều trị khỏi ở 80% số bệnh nhân bằng các thao tác điều trị sau (hình 3.4f, 3.4g và 3.4h):

Bệnh nhân nằm
ĐIỀU TRỊ

– Điều trị nguyên nhân:

+ Do u: điều trị phẫu thuật.

+ Do ngộ độc: cho kháng histamin, lợi tiểu, corticold, thuốc an tĩnh.

+ Do thiểu năng tuần hoàn: cho các thuốc tăng cường tuần hoàn (vinpocamin, cinnarián, duxil…), các thuốc dãn mạch (atropin, papaverin…), các thuôc an tĩnh thần kinh, các thuốc chẹn calci (sibelium…).

+ Do nguyên nhân tâm lý: điều trị tâm lý liệu pháp, thuốc an tĩnh thần kinh.

+ Điều trị hội chứng Menière, tuỳ theo kinh nghiệm của từng tác giả.

Có thể điều trị phẫu thuật đối với các bệnh nhân có nhiều cơn chóng mặt gây khó khăn trong sinh hoạt cũng như đời sống. Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau (sacculotomy, endolymphatic – subarachnoid shunt, cryosurgery…).

– Điều trị triệu chứng chóng mặt:

+ Các thuốc kháng cholin (anticholinergic) như atropin 1mg/ngày.

+ Thuốc kháng histamin (diphenhydramin 50mg/ngày).

+ Các barbiturat (pentobarbital 100mg/ngày) hoặc diazepam 5mg/ngày.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây