Trang chủBệnh thần kinhChẩn đoán điện thần kinh - cơ

Chẩn đoán điện thần kinh – cơ

Chẩn đoán bằng kích thích điện

Điện là một kích thích bên ngoài gây đáp ứng co cơ và / hoặc của dây thần kinh:

ĐÁP ỨNG BÌNH THƯỜNG: kích thích bằng dòng điện Galvanic gây co cơ lúc đóng mạch ở cực âm mạnh hơn là co lúc đóng mạch ở cực dương.

ĐÁP ỨNG THOÁI HOÁ (tổn thương dây thần kinh vận động ngoại biên): có thể một phần (đẳng cực) hoặc hoàn toàn (đảo ngược cực) và xuất hiện 10-15 ngày sau khi mất vận động. Đáp ứng này ít có giá trị tiên lượng về khả năng phục hồi. Nếu tổn thương nơron vận động trung ương thì không có đáp ứng này.

ĐÁP ỨNG NHƯỢC CƠ, ĐÁP ỨNG CƠ CÓ TRƯƠNG LỰC VÀ CƠ KHÔNG CÓ TRƯƠNG LỰC: các rối loạn điển hình được thấy trong bệnh nhược cơ, bệnh Thomsen, bệnh Steiner, và bệnh Oppenheim (xem các bệnh này).

THỜI TRỊ: cho phép theo dõi quá trình thoái hoá và phục hồi của dây thần kinh.

Ghi điện cơ

Ghi điện cơ là ghi hoạt động điện của một nhóm thần kinh-cơ tức là của một sợi thần kinh và của các sợi cơ mà nó truyền xung động tới.

GHI ĐIỆN CƠ ĐỂ PHÁT HIỆN: người ta dùng một kim đặc biệt cắm vào cơ và ghi hoạt động điện khi cơ nghỉ và khi cơ co. Lúc cơ nghỉ, đường ghi không có hoạt động điện. Khi cơ co, người ta ghi được các chuỗi sóng có thời gian và biên độ khác nhau tuỳ theo cơ co yếu hay co tối đa. Ghi điện cơ để phát hiện giúp cho việc chẩn đoán các bệnh sau:

– Tổn thương nơron vận động ngoại vi:

+ Tổn thương tế bào thần kinh ở sừng trước tủy sống: có hoạt động điện mạnh, tự phát (thành bó, rung).

+ Chèn ép rễ dây thần kinh: rối loạn về điện cơ xuất hiện trung bình 3 tuần sau khi bị chèn ép. Trong thoát vị đĩa đệm, ghi điện cơ cho thấy có rối loạn kín đáo về co cơ mà khám lâm sàng không phát hiện được, cũng như thấy được hoạt động của các cơ hiệp đồng.

+ Tổn thương dây thần kinh ngoại biên: ghi điện cơ cho phép theo dõi sự tiến triển của tổn thương thần kinh ngoại biên do cho thấy rõ dấu hiệu tái phân bố thần kinh trong viêm da thần kinh và sau đứt dây thần kinh. Rất hữu ích trong chẩn đoán hội chứng rãnh mô cái.

  • Tốn thương cơ:bệnh nguyên phát (bệnh cơ tiến triển, trương lực cơ) hay thứ phát (bệnh Addison, hội chứng Cushing, liệu pháp corticoid) và viêm đa cơ. Người ta thấy không có điện thế nghỉ, giảm biên độ và thời gian của điện thế của đơn vị vận động. Có điện thế co cơ, tần số cao rất đặc trưng.
  • Nhược cơ:giảm số lượng đơn vị vận động và giảm biên độ khi lặp lại cùng động tác.

GHI ĐIỆN CƠ KÍCH THÍCH ĐỂ PHÁT HIỆN: cho phép đo tốc độ dẫn truyền thần kinh sau kích thích tại một điểm trên dây thần kinh bằng một điện cực ngoài và thu điện thế hoạt động ở điện cực thứ hai ở bên ngoài. Phương pháp này được dùng để nghiên cứu bệnh lý ở các rãnh (các ống mô cái, rãnh trụ v.v…). Tốc độ dẫn truyền thần kinh ở cánh tay là 50-70 m/s, ở cẳng chân là 40-60 m/s; giảm nhẹ nếu chất myelin bị thoái hoá liên tục và tiến triển (viêm đa dây thần kinh); giảm rất nhiều trong tổn thương myelin ngắt quãng và phân đoạn (bệnh thần kinh do tiểu đường, bệnh Déjerine – Sottas).

Kích thích lặp đi lặp lại (gây rất khó chịu cho bệnh nhân) ít khi được dùng để chẩn đoán nhược cơ..

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây