Trang chủBệnh thần kinhCác chức năng cảm giác - Thần kinh học

Các chức năng cảm giác – Thần kinh học

CÁC CẢM GIÁC CƠ BẢN

  • Cảm giác nông hay cảm giác da:

+ Xúc giác: xúc giác thô, xúc giác tinh tế.

+ Nóng, lạnh.

+ Đau.

  • Cảm giác sâu hay cảm giác bản thể: các bộ phận cảm thụ nằm trong cơ, gân, xương và khớp.

CÁC CẢM GIÁC PHỨC TẠP HAY CẢM GIÁC NHẬN THỨC: là những cảm giác phức tạp, vừa nông, vừa sâu, do các trung tâm phía trên phân tích. Chúng có thể được nhận thức hoặc không.

  • Cảm giác về vị trí: cho biết vị trí của từng đoạn chi và thân mình.
  • Cảm giác về di chuyển hay cảm giác về vận động: cho biết các cử động tuỳ ý và thụ động của chi và thân.
  • Nhận biết đồ vật bằng cách sờ mó hay nhận biết hình thể không gian: bao gồm không chỉ việc phân tích cảm giác mà cả chức năng trừu tượng của trí thông minh nên cho phép gợi lại về đồ vật.

CÁC ĐƯỜNG CẢM GIÁC

  • Nơron cảm giác ngoại biên hay nơron thứ nhất: thân tế bào là tế bào lưổng cực (hay tế bào chữ T, là đơn cực về mặt hình thái) nằm ở hạch tủy sống trên đường đi của rễ sau. Phần kéo dài thấy rõ của thân tế bào chia làm 2 nhánh: một nhánh xuất phát từ các cơ quan cảm giác ngoại vi (sợi đi tới của dây ngoại biên) còn sợi kia là sợi trục, vào tủy sống theo rễ sau và theo các đường khác nhau, tuỳ theo loại cảm giác.
  • Nơron cảm giác thứ hai: thân tế bào nằm ở trong tủy sống và các sợi đi lên tiểu não hoặc tới các tia thị giác.
  • Nơron cảm giác thứ ba: thân tế bào nằm ở các lớp thị giác hoặc đồi thị là trạm dừng của tất cả mọi cảm giác. Đối với các cảm giác có ý thức, sợi trục tận cùng ở vỏ não thuỳ đỉnh (hồi đỉnh lên) cùng bên theo các đường đồi thị-vỏ não.

HỆ THỐNG HOÁ CÁC ĐƯỜNG CẢM GIÁC

Rễ sau dây thần kinh tủy sống: rễ sau truyền tất cả các loại cảm giác.

Trong tủy sống: đường đi tuỳ theo từng loại cảm giác

SỢI CẢM GIÁC NÔNG

  • Cảm giác về nhiệt và cảm giác đau: nơron thứ nhất đi qua vùng Lissauer, lớp Waldayer, chất keo Rolando và tận cùng ở đỉnh sừng sau. Tại đấy, nó tiếp xúc với thân nơron cảm giác thứ hai. Nơron thứ hai bắt chéo ngay qua mép xám trước, ra cột trắng trước bên ở bên kia và tạo thành bó tuỷ-đồi thị.
  • Cảm giác xúc giác: các sợi cảm giác xúc giác bắt nguồn từ các tế bào ở đỉnh sừng sau và cùng đi theo một đường; nhưng những sợi dẫn truyền cảm giác xúc giác thô sơ bắt chéo đường giữa cao hơn nhiều so với các sợi dẫn truyền cảm giác xúc giác tinh tế. Các sợi này đi qua đường giữa ở phần cột trắng sau chạm vào mép xám. Các sợi cảm giác xúc giác đi lên theo bó tuỷ-đồi thị như các sợi dẫn truyền cảm giác nhiệt và đau.

SỢI CẢM GIÁC SÂU HAY CẢM GIÁC BẢN THỂ: các sợi này truyền cảm giác từ cơ, gân, dây chằng và xương. Các nơron thứ nhất cho một nhánh đi xuống, ngắn và một nhánh đi lên, dài đi trong cột trắng sau cùng bên (các sợi cảm giác sâu đi lên mà không bắt chéo ở tuỷ). Các sợi dài tạo thành các bó tuỷ- hành não (bó Goll và bó Burdach) tận cùng ở các nhân cùng tên ở hành não. Người ta phân biệt:

  • Bó bên của Kolliler: mỗi bó có thể cho một vài nhánh tới nối tiếp với các tế bào vận động ở sừng trước và là một thành phần của cung phản xạ.
  • Các sợi cảm giác sâu có ý thức: chếch lên trên và vào trong.

Thân não

SỢI CẢM GIÁC NÔNG: bó tuỷ-đồi thị đi qua hành não và cùng với bó nhân đỏ- tủy và bó tiểu não chéo tạo thành bó bên của hành não. Bó này tới mặt dưới của đồi thị, nơi có thân của nơron thứ ba. Các sợi cảm giác xúc giác đi lên trong bó tuỷ-lưới-đồi thị.

SỢI CẢM GIÁC SÂU: các nơron thứ nhất trong cột trắng sau tận cùng ở nhân Goll (bên trong) và nhân Burdach (ở phía ngoài). Từ cắc nhân này, các nơron thứ hai của đường cảm giác sâu xuất phát và bắt chéo đường giữa trước lỗ tuỷ, ngay phía trên chỗ bó tháp bắt chéo. Sau đó các sợi này đi trong dải Reil giữa để tối đồi thị, nơi có thân nơron thứ ba. Các sợi cảm giác sâu không ý thức tới:

  • Qua bó Flechsig (tuỷ-tiểu não thẳng) tới phần trước thuỳ nhộng trên ở cùng bên.
  • Qua bó Gowers (tuỷ-tiểu não bắt chéo) tới phần trước của thuỳ nhộng trên đôi bên.

Nơron đồi thị-vỏ não (nơron thứ ba): nơron này là chung cho mọi cảm giác và đi theo cuông đồi thị trên. Trên vỏ não, hình chiếu của các đường cảm giác chiếm các vùng 1, 2, 3 của Brodmann. Hình chiếu này dọc theo hồi đỉnh lên và giống như ở hồi trán lên người ta có thể phân biệt ra các vùng chiếu sau:

  • Chi dưới (từ bàn chân đến háng): cuộn não cận trung tâm và phần trên của hồi đỉnh lên.
  • Thân và chi trên: phần giữa của hồi đỉnh lên.
  • Mặt và vùng hầu-thanh quản: ở phần nối của hồi đỉnh lên.

TÓM TẮT

  • Tất cả các sợi cảm giác đều nằm trong các dây thần kinh ngoại biên.
  • Trong tủy sống, các sợi dẫn truyền cảm giác sâu đi lên hành não qua các cột trắng sau và chỉ đi qua đường giữa ở phía trên các nhân hành não. Các sợi dẫn truyền cảm giác nóng lạnh và đau bắt chéo qua đường giữa ở ngay trong tủy và lên đồi thị và vỏ não qua những bó riêng rẽ. Các sợi xúc giác một phần đi theo các sợi cảm giác sâu và một phần đi trong cột trắng trước theo bó tuỷ-lưới-đồi thị.
  • Trong đồi thị, tất cả các sợi cảm giác lại được tập hợp lại. Từ đồi thị, các sợi đi tới hồi đỉnh lên.

ẢNH HƯỞNG CỦA TỔN THƯƠNG THẦN KINH LÊN CẢM GIÁC

Tổn thương dây thần kinh ngoại biên: rối loạn cảm giác ở vùng da do dây thần kinh bị tổn thương chi phối (phân bố ngoại vi các rối loạn cảm giác). Kích thích dây thần kinh gây tăng cảm giác và có các cảm giác tự phát bất thường (loạn cảm) hay gặp dưới dạng như có kiến bò. Các tổn thương có tính phá huỷ làm giảm hoặc mất hoàn toàn mọi cảm giác (giảm cảm giác hay mất cảm giác). Viêm dây thần kinh có thể đồng thời gây ra tất cả các rối loạn này, ngoài ra còn có cả đau tự phát hay đau khi bị ấn.

Tổn thương rễ sau: kích thích hay phá bỏ rễ sau cũng gây ra các rôl loạn như đối với dây thần kinh ngoại biên nhưng sự phân bố là theo rễ, tức là thành các dải song song (phân bố định khu cảm giác theo rễ). Các tổn thương rễ sau có tính kích thích gây ra cảm giác đau ghê gớm và kéo dài; ví dụ, trong thoát vị đĩa đệm. Đôi khi có cả nổi mụn herpes (xem zona). Đau tăng lên khi ho hoặc hắt hơi.

Tổn thương các bó cảm giác trong tủy sống: các sợi trong tủy sống được gộp lại theo loại cảm giác. Tuỳ theo vị trí tổn thương, mà ở một vùng da có thể mất loại cảm giác này nhưng vẫn còn các cảm giác khác.

TổN THƯƠNG SỪNG SAU: bị tổn thương mang tính phá huỷ các sợi cảm giác nhiệt và đau (ví dụ trong bệnh xơ hốc tuỷ) thì bị giảm hoặc bị mất cảm giác nhiệt và cảm giác đau ở vùng da do một hay nhiều đốt bị tổn thương chi phối. Ngược lại, cảm giác xúc giác vẫn còn một phần vì cảm giác này đi ở cột trắng sau (phân ly cảm giác trong bệnh xơ hốc tuỷ).

TổN THƯƠNG CỘT TRANG SAU: mất cảm giác xúc giác tinh tế, cảm giác rung và cảm giác vận động ở cùng bên với tổn thương; cảm giác nhiệt và cảm giác xúc giác thô sơ vẫn còn (phân ly cảm giác trong bệnh tabès).

TổN THƯƠNG ĐƯỜNG TUỶ-ĐỒI THỊ: mất cảm giác nhiệt và cảm giác đau ở bên đối diện với tổn thương vì các sợi của nơron thứ hai đi qua đường giữa trước khi tạo thành bó tuỷ-đồi thị, gần lỗ ống tuỷ.

ĐỨT NGANG NỬA TỦY SỐNG (hội chứng Brown-Séquard): cùng bên với tổn thương có liệt cứng (trừ mặt) và mất cảm giác sâu; bên kia bị mất cảm giác nhiệt và cảm giác đau. ở ranh giới vùng bị liệt có một khoanh bị mất mọi cảm giác, phía trên là một khoanh tăng cảm giác. Có rối loạn cơ thắt vòng. Bị tổn thương đứt ngang tủy có thể do chấn thương, do xuất huyết hay do khối u.

Tổn thương ở não

TỔN THƯƠNG CẦU NÃO: tại vùng này, tất cả các sợi cảm giác đã bắt chéo đường giữa và do đó, mất tất cả cảm giác ở nửa người phía bên kia.

TỔN THƯƠNG PHẦN SAU CỦA BAO TRONG: gây mất cảm giác ở nửa người bên kia, không bị mất cảm giác nhiệt và cảm giác đau.

TỔN THƯƠNG ĐÔI THỊ: bị mất cảm giác ở nửa người bên kia và có cảm giác đau không thể chịu đựng được dù chỉ bị sờ nhẹ.

TỔN THƯƠNG VỎ NÃO: tổn thương vùng vỏ não vận động và các đường đồi thị- vỏ não trước hết gây mất cảm giác tư thế và mất phân biệt các loại cảm giác khác nhau. Có thể mất khả năng nhận biết đồ vật bằng cách sờ. Đôi khi, có các cơn rối loạn cảm giác kiểu Jackson.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây