Nghe kém

Thường kèm theo các chứng ù tai, chóng mặt, nhưng cũng có thể là chứng duy nhất, gặp ở nhiều mức độ khác nhau, từ nghễnh ngãng đến điếc đặc.

CẦN THỰC HIỆN

  • Hỏi

-Thời gian xuất hiện, từ từ hay đột ngột.

-Ở một hay cả hai tai.

-Liên tục hay từng lúc và khi xuất hiện.

-Có kèm theo ù tai, chóng mặt hay không.

-Có bị chảy mủ tai hay không.

Cũng cần phát hiện tình trạng, bệnh tật toàn thân, tiền sử bản thân hay gia đình có liên quan.

  • Khám                               ,

-Cần khám cẩn thận, chi tiết, phát hiện các tổn thương ờ tại, xương chũm và các bộ phận có liên quan.

-Chụp X-quang khi nghi ngờ để xác định thêm tổn thương ở tai, xương chũm.

  • Đo sức nghe

-Đơn giản bằng tiếng nói và âm mẫu.

-Nếu có giảm nghe cần đo và lập thính lực đồ.

Với các trường hợp: trẻ nhỏ, người bị tâm thần, thần kinh hay để giám định, pháp y… có thể phải đo nhiều lần, làm các nghiệm pháp, đo khách quan… mới đảm bảo có được nhận định chính xác.

CÁC NGUYÊN NHÂN

về đại cương có thể nêu các nguyên nhân chính gây nghe kém do tổn thương, vị trí của từng bộ phận cơ quan nghe theo sơ đồ hình vẽ sau:

Nghe kém thể truyền âm

  • Bệnh tích ở tai ngoài

-Nút dáy, dị vật: nghe kém nhẹ, tăng khi thấm nước vào tai.

-Viêm tấy, nhọt ống tai: có sốt, đau tai.

Nghe kém hỗn hợp
Nghe kém hỗn hợp – Sơ đồ nguyên nhân nghe kém
  • Bệnh tích ở tai giữa

-Tắc vòi Eustachi: nghe kém tiếng trầm.

-Viêm tai giữa và di chứng: có chảy mủ tai.

-Viêm tai giữa và di chứng: không thủng màng tai.

-Viêm xương chũm: có chảy mủ thối, nhức đầu; các thể cấp, hồi viêm có sốt cao, đau tai.

-Xốp xơ tai: không thủng màng tai.

Các thể viêm xương chũm mạn thường có nghe kém thể hỗn hợp.

Nghe kém thể tiếp âm

  • Bệnh tích ở loa đạo

+ Viêm do nhiễm khuẩn,virus.

+ Nhiễm độc do thuốc (streptomycin, quinin….) do hóa chất, CO, As….

+ Thay đổi áp lực nội dịch: bệnh Ménière…

+ Chấn thương do tiếng nổ, tiếng ồn trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt, đời sống.

+ Di truyền

  • Tổn thương ở thần kinh nghe

+ u dây thần kinh VIII

+ Viêm do virus (zona, quai bị….) do nhiễm khuẩn (giang mai…).

  • Bệnh tích ở thần kinh trung ương

+ Viêm màng não, não viêm.

+ u, áp xe não thuỳ thái dương…

HƯỚNG XỬ TRÍ

  • Điều trị chứng

-Vitamin AD và nhóm B liều cao

-Thuốc giãn mạch: papaverin, divascon…. (cần theo dõi sát).

-Thay đổi áp lực nội dịch: huyết thanh ngọt ưu trương (thăm dò).

-Châm cứu – lý liệu pháp

  • Điều trị căn nguyên: khi bệnh tích ở tai ngoài, tai giữa.

-Lấy bỏ dị vật, u, gờ xương, (xem bệnh học tai ngoài)

-Thông hơi vòi Eustachi (xem điều trị thông thường).

-Phẫu thuật phục hồi chức năng

  • Dùng máy trợ thính: với các trường hợp không điều trị được như: điếc người già, điếc nghề nghiệp, nghe kém do bẩm sinh
  • Cấy điện cực ốc tai, với các trường hợp điếc, nghe kém nặng, không có tổn thương thần kinh, dùng máy trợ thính không có tác dụng.

CẦN NHỚ

  1. Hết sức thận trọng khi dùng thuốc có ảnh hưởng đến tai trong, đặc biệt với streptomycin ở trẻ em.
  2. Với các nghệ kém thể truyền âm có thể điều trị được, cần gửi đến chuyên khoa sớm.
  3. Với các nghệ kém thể tiếp âm, nói chung hiện nay xử trí còn hạn chế.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây