Ba phần tư trường hợp Đái tháo đường typ 1 được chẩn đoán ở độ tuổi dưới 18. Các nhà quản lý phải xem xét đặc biệt về quản lý chăm sóc trẻ em và thanh thiếu niên mắc Đái tháo đường typ 1, chẳng hạn như thay đổi về độ nhạy insulin liên quan đến sự hình thành giới tính và phát triển thể chất, khả năng tự chăm sóc, giám sát trong việc chăm sóc trẻ em và ở trường học, và dễ bị tổn thương thần kinh do hạ đường huyết và có thể tăng đường huyết cũng như nhiễm toan ceton. Chú ý đến vai trò của gia đình, giai đoạn phát triển, và sự khác biệt sinh lý liên quan đến sự phát triển giới tính là tất cả những điều cần thiết cần cân nhắc trong việc phát triển và thực hiện một phác đồ Đái tháo đường tối ưu. Do thiếu lâm sàng nghiên cứu ở trẻ em, các khuyến nghị cho trẻ em và thanh thiếu niên ít có khả năng dựa trên bằng chứng thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, theo ý kiến chuyên gia và tổng quan có sẵn và số liệu thực nghiệm có liên quan được tóm tắt trong hội Đái tháo đường hoa kỳ (ADA) đã đưa ra “Chăm sóc trẻ em và thanh thiếu niên với bệnh Đái tháo đường typ 1″ và đã được cập nhật trong thời gian gần đây ADA đã công bố báo cáo” Đái tháo đường trong suốt các giai đoạn sống “.
Một nhóm chuyên gia đa ngành được đào tạo quản lý bệnh Đái tháo đường ở trẻ em và xử lý những thách thức của trẻ em và thanh thiếu niên mắc Đái tháo đường typ 1 nên cung cấp dịch vụ chăm sóc cho nhóm bệnh nhân này. Điều cần thiết là giáo dục bệnh nhân Đái tháo đường tự quản lý và hỗ trợ bệnh nhân Đái tháo đường tự quản lý , liệu pháp dinh dưỡng y tế (LPDDYT), và hỗ trợ tâm lý xã hội được cung cấp lúc chẩn đoán cũng như thường xuyên sau đó bởi các cá nhân có kinh nghiệm về giáo dục, dinh dưỡng, hành vi và cảm xúc cần cho sự phát triển của trẻ và gia đình. Sự cân bằng giữa sự giám sát của người lớn và tự chăm sóc nên được xác định từ lần đầu tiên và đánh giá lại tại mỗi lần khám. Mối quan hệ này sẽ thay đổi khi còn trẻ lớn dần lên và đạt mức độ trưởng thành về thể chất, tâm lý và tình cảm.
Kiểm soát đường huyết
Khuyến nghị
Mục tiêu của A1C 7,5% được khuyến cáo cho tất cả các trẻ em ở mọi lứa tuổi. E
Tiêu chuẩn hiện nay về quản lý bệnh Đái tháo đường cho thấy sự cần thiết phải hạ glucose thấp ở một mức an toàn nhất có thể. Điều này nên được thực hiện với việc thiết lập mục tiêu từng bước. Việc cân nhắc đặc biệt nên áp dụng cho những nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ nhỏ (tuổi< 6), vì trẻ thường không thể nhận ra và/hoặc quản lý các triệu chứng hạ đường huyết của mình. “Hạ đường huyết không có dấu hiệu” cần được xem xét khi thiết lập các mục tiêu đường huyết cá thể hóa.
Mặc dù đã có băn khoăn trước đó rằng trẻ em có nguy cơ suy giảm nhận thức sau cơn hạ đường huyết nặng, nhưng dữ liệu hiện tại đã không xác nhận được điều này. Hơn nữa, phương thức điều trị mới, chẳng hạn như insulin tác dụng nhanh và dài, tiến bộ công nghệ (ví dụ, kiểm soát glucose liên tục, bơm insulin tự dừng khi nồng độ glucose thấp) và giáo dục, có thể làm giảm tỷ lệ hạ đường huyết nặng. Các các nghiên cứu kiểm soát bệnh Đái tháo đường và biến chứng (DCCT) đã chứng minh rằng lượng đường huyết gần như bình thường là rất khó khăn để đạt được ở thanh thiếu niên hơn ở người lớn. Tuy nhiên, sự gia tăng sử dụng các phác đồ insulin nền-phóng thích (basal-bolus) và bơm insulin cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến khi trưởng thành có liên quan đến việc đạt glucose huyết mục tiêu của ADA trong những gia đình mà cả cha mẹ và con cái tham gia cùng nhau thực hiện các yêu cầu liên quan đến bệnh. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về nhận thức thần kinh có liên quan đến sự tăng đường huyết ở trẻ em là một động lực để hạ thấp mục tiêu đường huyết.
Trong việc lựa chọn mục tiêu đường huyết, những lợi ích sức khỏe lâu dài của việc đạt được một A1C thấp nên được cân bằng với những rủi ro của hạ đường huyết và những khó khăn phát sinh của các phác đồ chuyên sâu ở trẻ em và thanh thiếu niên. Ngoài ra, việc đạt được A1C thấp hơn có nhiều khả năng liên quan đến việc thiết lập mục tiêu HbA1c thấp hơn.
Các tình trạng bệnh tự miễn
Khuyến nghị
Đánh giá sự xuất hiện của các tình trạng tự miễn lúc chẩn đoán và nếu phát triển các triệu chứng. E
Do sự gia tăng tần suất của các bệnh tự miễn khác trong bệnh Đái tháo đường typ 1, kiểm soát rối loạn chức năng tuyến giáp, thiếu vitamin B12 (do viêm dạ dày tự miễn), và bệnh loét dạ dày cần được xem xét dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng. Sàng lọc định kỳ ở những người không có triệu chứng đã được khuyến cáo, nhưng hiệu quả và tần suất sàng lọc tối ưu chưa được xác định.
Mặc dù ít phổ biến hơn so với loét dạ dày và rối loạn chức năng tuyến giáp, các điều kiện tự miễn khác thường xảy ra ở bệnh Đái tháo đường typ 1, chẳng hạn như bệnh Addison (suy tuyến thượng thận), tự miễn viêm gan, viêm da cơ, nhược cơ, Gravis, vv, nên được đánh giá và quan sát về mặt lâm sàng.
Bệnh loét dạ dày
❖ Kiến nghị
• Xem xét sàng lọc trẻ em mắc bệnh Đái tháo đường typ1 về bệnh loét dạ dày bằng cách đo transglutaminase ở mô hoặc các kháng thể gliadine deamidated kèm báo cáo mức tổng IgA huyết thanh bình thường, ngay sau khi chẩn đoán bệnh Đái tháo đường. E
• Xem xét sàng lọc ở trẻ em có tiền sử gia đình bị bệnh celiac, chậm phát triển, không tăng cân, giảm cân, tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, hoặc có dấu hiệu kém hấp thu hoặc ở trẻ em, hạ đường huyết không rõ nguyên nhân hoặc suy giảm trong kiểm soát đường huyết. E
• Trẻ em có sinh thiết khẳng định bị bệnh loét dạ dày nên dùng một chế độ ăn không có gluten và có tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm trong việc quản lý cả bệnh Đái tháo đường và bệnh loét dạ dày. B
Bệnh loét dạ dày do rối loạn trung gian miễn dịch xảy ra với tần số tăng ở bệnh nhân bệnh Đái tháo đường typ 1 (1-16% so với 0,3 – 1% trong mặt bằng chung).
Kiểm tra loét dạ dày bao gồm đo lường nồng độ kháng IgA ở mô, kháng thể transglutaminase hay với thiếu hụt IgA, sàng lọc có thể bao gồm đo lường IgG transglutaminase ở mô hoặc IgG deamidated kháng peptide gliadine. Sinh thiết đường ruột ở trẻ em được khuyến khích để xác định chẩn đoán. Hướng dẫn của Châu Âu về sàng lọc bệnh loét dạ dày ở trẻ em (không cụ thể cho trẻ em Đái tháo đường typ 1) cho rằng sinh thiết có thể không cần thiết ở trẻ em có nồng độ kháng thể cao dương tính chừng nào xét nghiệm di truyền hoặc HLA được hỗ trợ, nhưng có triệu chứng nguy hiểm thì trẻ cần phải sinh thiết.
Triệu chứng ở trẻ em bị bệnh Đái tháo đường typ 1 và có loét dạ dày, chế độ ăn không có gluten làm giảm triệu chứng và tỷ lệ hạ đường huyết. Khó khăn ở chế độ ăn kiêng kết hợp bệnh Đái tháo đường typ 1 và bệnh loét dạ dày đặt một gánh nặng đáng kể với bệnh nhân. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên làm sinh thiết chẩn đoán xác định loét dạ dày trước. Ủng hộ thay đổi chế độ ăn uống có ý nghĩa, đặc biệt là ở trẻ em có triệu chứng.
Bệnh tuyến giáp
Kiến nghị
• Xem xét kiểm tra trẻ em bệnh Đái tháo đường typ 1 về kháng thể peroxidase antithyroid và antithyroglobulin ngay sau khi chẩn đoán. E
• Đo nồng độ hormone kích thích tuyến giáp ngay sau khi chẩn đoán bệnh Đái tháo đường typ 1 là hợp lý. Nếu bình thường, xem xét kiểm tra lại 1-2 năm hoặc sớm hơn nếu bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn chức năng tuyến giáp, tuyến giáp lớn, tốc độ tăng trưởng bất thường hoặc đường huyết bất thường. E
Bệnh tuyến giáp tự miễn là nhất rối loạn tự miễn liên quan với Đái tháo đường, xảy ra ở 17- 30% bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường typ 1. Khoảng một phần tư trẻ em Đái tháo đường typ 1 có tự kháng thể tuyến giáp tại thời điểm chẩn đoán, và sự hiện diện của kháng thể tuyến giáp là tiên đoán của rối loạn tuyến giáp, phổ biến nhất là suy giáp, mặc dù cường giáp có thể xảy ra. Suy giáp về lâm sàng có thể liên quan với nguy cơ gia tăng triệu chứng hạ đường huyết và giảm tăng trưởng. Cường giáp làm thay đổi sự trao đổi chất glucose, có thể dẫn đến sự tổn hại kiểm soát chuyển hóa.
Quản lý các nguy cơ tim mạch THA
Kiến nghị
• Kiểm tra huyết áp thường xuyên ở mỗi lần khám. Trẻ em thấy có huyết áp ở mức bình thường-cao (huyết áp tâm thu [HA tâm thu] hoặc huyết áp tâm trương [DBP] > 90% các trẻ cùng tuổi tác, giới tính, và chiều cao) hoặc THA (HA tâm thu hay tâm trương >95% các trẻ cùng tuổi tác, giới tính, và chiều cao) nên đo huyết áp vào ba ngày khác nhau để xác định. B Điều trị
• Điều trị ban đầu của huyết áp ở mức bình thường-cao (huyết áp tâm thu hay tâm trương liên tục> 90% các trẻ cùn tuổi tác, giới tính và chiều cao) bao gồm can thiệp chế độ ăn uống và tập thể dục, nhằm kiểm soát trọng lượng và tăng hoạt động thể chất, nếu thích hợp. Nếu mục tiêu huyết áp không đạt được trong 3-6 tháng can thiệp lối sống, trẻ cần được điều trị.E
• Điều trị bằng thuốc để trị THA (HA tâm thu hay tâm trương nhất quán > 95% các trẻ cùng với tuổi tác, giới tính, và chiều cao) nên được xem xét sử dụng ngay sau khi THA được xác định. E
• ACEI hay chẹn thụ thể angiotensin(ARB) cần được xem xét điều trị như thuốc ban đầu để điều trị THA, kèm theo đói là tư vấn thích hợp do khả năng gây quái thai tiềm tàng của thuốc trên sinh sản. E
• Mục tiêu của điều trị là áp lực ổn định < 90% các trẻ có cùng tuổi tác, giới tính, và chiều cao. E
Đo huyết áp nên được xác định một cách chính xác, sử dụng dụng cụ thích hợp về kích thước vòng và với tư thế ngồi và thư giãn. THA nên được khẳng định từ kết quả đo ít nhất ba ngày riêng biệt. Đánh giá cần tiến hành trước khi chỉ định lâm sàng. Điều trị thường bắt đầu với ức chế men chuyển (ức chế men chuyển), nhưng một ARB có thể được sử dụng nếu ức chế men chuyển không dung nạp được (ví dụ, do ho). Mức huyết áp bình thường cho từng độ tuổi, giới tính, và chiều cao và phương pháp đo lường thích hợp có sẵn trực tuyến tại
Rối loạn lipid máu
Kiến nghị
Thử nghiệm
• Xác định nồng độ lipid khi đói trên trẻ em >2 tuổi ngay sau khi chẩn đoán (sau khi kiểm soát glucose đã được thiết lập). E
• Nếu lipid bất thường, giám sát hàng năm là hợp lý. Nếu giá trị LDL cholesterol trong vòng mức độ rủi ro chấp nhận được (<100 mg / dL [2,6 mmol / L]), kiểm tra lipid lặp đi lặp lại mỗi 5 năm là hợp lý. E
Điều trị
• Điều trị ban đầu có thể bao gồm tối ưu hóa kiểm soát glucose và liệu pháp dinh dưỡng y tế sử dụng chế độ ăn Bước 2 của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) nhằm giảm lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn. B
• Sau 10 tuổi, việc bổ sung một statin ở những bệnh nhân mà sau khi áp dụng liệu pháp dinh dưỡng y tế và thay đổi lối sống đạt LDL cholesterol >160 mg / dL (4.1 mmol / L) hoặc LDL cholesterol >130 mg / dL (3,4 mmol /L) và có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch là hợp lý. E
• Mục tiêu của điều trị là giá trị cholesterol LDL < 100 mg / dL (2,6 mmol / L). E
Trẻ em được chẩn đoán bị Đái tháo đường typ 1 có nguy cơ cao về cận lâm sàng và lâm sàng bị bệnh tim mạch. Mặc dù còn thiếu dữ liệu, AHA phân loại trẻ em bị Đái tháo đường loại 1 ở tầng cao nhất cho nguy cơ tim mạch và khuyến nghị cả điều trị bằng thuốc và lối sống cho những người có LDL cholesterol cao. Bệnh nhân nên áp dụng chế độ ăn uống Bước 2 của AHA, trong đó hạn chế chất béo bão hòa xuống 7% tổng số calo và hạn chế cholesterol trong khẩu phần xuống 200 mg/ngày. Dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở trẻ em 7 tháng tuổi chỉ ra rằng chế độ ăn uống này là an toàn và không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Đối với trẻ em có tiền sử gia đình có bệnh tim mạch, hội tim mạch và phổi quốc gia và Viện huyết học đề nghị kiểm soát lipid lúc đói bắt đầu lúc 2 tuổi. Kết quả bất thường từ một mẫu máu ngẫu nhiên xét nghiệm lipid nên được khẳng định với kết quả xét nghiệm khi đói lipid. Bằng chứng cho thấy kiểm soát glucose cải thiện tương quan với mức lipid tốt. Tuy nhiên, kiểm soát đường huyết cải thiện một mình nó không có khả năng thay đổi tình trạng rối loạn lipid máu nặng.
An toàn lâu dài cũng như hiệu quả trên tim mạch của liệu pháp statin không được chứng minh trên trẻ em. Tuy nhiên, nghiên cứu đã cho thấy mức an toàn ngắn hạn tương đương gặp ở người lớn và hiệu quả trong việc làm giảm LDL cholesterol cấp, cải thiện chức năng nội mô, và làm chậm sự dày hóa động mạch cảnh (29,30). Statin không được chấp thuận dùng cho bệnh nhân dưới 10 tuổi, và điều trị statin nói chung là không được sử dụng ở trẻ em Đái tháo đường typ 1 nhỏ hơn độ tuổi này. Đối với trẻ em nữ ở tuổi dậy thì, những biện pháp tránh thai là thiết yếu, vì statin là thuốc được phân vào nhóm X khi sử dụng trong thai kỳ (xem Phần 12. Quản lý bệnh Đái tháo đường trong thai kỳ để biết thêm thông tin).
Hút thuốc
Khuyến nghị
Tìm hiểu tiền sử hút thuốc khi mới chẩn đoán và trong suốt quá trình theo dõi bệnh Đái tháo đường và khuyến khích bệnh nhân bỏ hút ở những trẻ hút thuốc và khuyên không nên hút thuốc ở những trẻ chưa hút thuốc. B
Các tác hại cho sức khỏe của việc hút thuốc cũng được ghi nhận là có hại đối với nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch. Trong thời niên thiếu mắc bệnh Đái tháo đường, để tránh thêm yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch; do đó, không khuyến khích hút thuốc lá, bao gồm cả hít phải thuốc lá, là quan trọng như là một phần của thói quen chăm sóc bệnh Đái tháo đường. Ở trẻ em, điều quan trọng là đánh giá tiếp xúc với thuốc lá trong nhà do tác hại của khói thuốc lá và để ngăn trẻ hút thuốc nếu tiếp xúc với người hút thuốc trong thời thơ ấu. Ngoài ra, hút thuốc lá có liên quan đến sự khởi phát albumin niệu. Do đó, tránh hút thuốc là quan trọng để ngăn chặn cả tác hại vi mạch máu và các biến chứng mạch máu lớn.
Các biến chứng vi mạch máu
Kiến nghị
Ít nhất sàng lọc hàng năm albumin niệu, cùng với tiến hành một lần ngẫu nhiên lấy mẫu nước tiểu để tính tỷ lệ albumin-reatinine (UACR) ở trẻ mắc bệnh Đái tháo đường đã 5 năm. B
Xác định độ thanh thải creatinine /mức độ lọc cầu thận ước tính tại lần đánh giá ban đầu và sau đó được tiến hành dựa vào tuổi tác, thời gian mắc bệnh Đái tháo đường và điều trị. E
Điều trị
Điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển, điều chỉnh liều cho đến khi bình thường hóa bài tiết albumin, nên được xem xét khi UACR cao (30 mg/g) được báo cáo ít nhất hai trong số ba mẫu nước tiểu. Điều này có thể đạt được sau 6 tháng cùng với nỗ lực cải thiện kiểm soát đường huyết và đạt huyết áp bình thường theo tuổi. B
Nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa đường huyết và huyết áp, đặc biệt là khi thời gian bị bệnh Đái tháo đường tăng lên (33). Độ thanh thải creatinine tính toán dựa theo tốc độ lọc cầu thận ước tính có thể thu được khi biết creatinin huyết thanh, chiều cao, tuổi tác, và giới tính của bệnh nhân và cần được tính toán lúc thăm khám lần đầu và lặp lại sau đó dựa trên tình trạng lâm sàng, tuổi tác, thời gian bệnh Đái tháo đường và trị liệu. Có những thử nghiệm lâm sàng đang tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của việc điều trị sớm bằng thuốc ức chế men chuyển trên albumin niệu dai dẳng.
Bệnh võng mạc
Kiến nghị
Khám mắt ban đầu bằng đo độ giãn con ngươi và khám mắt toàn diện nên xem xét tiến hành co các trẻ bắt đầu tuổi dậy thì hoặc >10 tuổi, hay sớm hơn khi trẻ đã mắc bệnh Đái tháo đường 3-5 năm. B
Sau khi kiểm tra ban đầu, việc theo dõi thường quy hàng năm được khuyến cáo. Kiểm tra ít thường xuyên hơn, mỗi 2 năm là có thể theo đề nghị của chuyên gia chăm sóc mắt. E
Mặc dù bệnh võng mạc (giống như albumin niệu) thường xảy ra nhất sau tuổi dậy thì và sau 5-10 năm mắc bệnh Đái tháo đường, nó đã được báo cáo ở trẻ trước tuổi dậy thì và mắc bệnh Đái tháo đường chỉ 1-2 năm. Nên chuyển trẻ đến các chuyên gia chăm sóc mắt về lĩnh vực bệnh võng mạc Đái tháo đường, về nguy cơ bệnh võng mạc ở trẻ em, và có kinh nghiệm trong tư vấn các bệnh nhi và gia đình về tầm quan trọng của công tác phòng bệnh /can thiệp sớm.
Bệnh thần kinh
Khuyến nghị
Cân nhắc tiến hành một kiểm tra toàn diện hàng năm chân cho trẻ bắt đầu dậy thì hoặc > 10 tuổi, hoặc sớm hơn khi trẻ đã có bệnh Đái tháo đường typ 1 đã 5 năm. E
Bệnh thần kinh hiếm khi xảy ra trước tuổi dậy thì trẻ hoặc trẻ mới 1-2 năm mắc bệnh. Kiểm tra toàn diện chân, bao gồm kiểm tra mạch mu bàn chân – mạch chày sau ung chày, đánh giá sự hiện diện hay vắng mặt của phản xạ bánh chè và gân Asin, và xác định rung động, cảm giác bằng sợi đơn nên được thực hiện hàng năm cùng với việc đánh giá các triệu chứng đau thần kinh. Kiểm tra bàn chân có thể được thực hiện tại mỗi lần thăm khám và giáo dục cho trẻ về tầm quan trọng của việc chăm sóc bàn chân.
Tự quản lý bệnh Đái tháo đường
Giáo dục và Hỗ trợ
Khuyến nghị
Người trẻ bị bệnh Đái tháo đường typ 1 và cha mẹ/người chăm sóc (cho trẻ <18 tuổi) nên thực hiện giáo dục bệnh nhân Đái tháo đường tự quản lý (GDĐTĐTQL) và hỗ trợ bệnh nhân Đái tháo đường tự quản lý (HTĐTĐTQL) được thiết kế phù hợp với sự phát triển của cá nhân và phù hợp với văn hóa theo chuẩn quốc gia khi họ được chẩn đoán bệnh Đái tháo đường và thường xuyên tiến hành sau đó. B
Dù liệu pháp có tốt thế nào, nó cũng chỉ phát huy tác dụng chỉ khi gia đình và/hoặc cá nhân thực hiện nó. Sự tham gia của gia đình rất quan trọng trong việc quản lý bệnh Đái tháo đường trẻ em và tuổi vị thành niên. Các cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và thanh thiếu niên phải có khả năng đánh giá giáo dục, hành vi, yếu tố tình cảm, tâm lý xã hội của trẻ vốn ảnh hưởng lên khả năng thực hiện kế hoạch điều trị và phải làm việc với các cá nhân và gia đình để vượt qua các rào cản hoặc xác định lại mục tiêu điều trị cho phù hợp. Giáo dục bệnh nhân Đái tháo đường tự quản lý và hỗ trợ bệnh nhân Đái tháo đường tự quản lý là hoạt động đòi hỏi phải đánh giá lại liên tục, đặc biệt là khi trẻ lớn lên, phát triển, và cần có kỹ năng tự chăm sóc. Ngoài ra, còn cần thiết đánh giá nhu cầu giáo dục và kỹ năng của các cá nhân cung cấp chăm sóc, y tá trường học, hoặc nhân viên nhà trường – những người có thể tham gia vào việc chăm sóc trẻ mắc bệnh Đái tháo đường.
Trường học và chăm sóc trẻ em
Phần lớn thời gian trong ngày của trẻ là ở trường học vì vậy thông tin liên lạc chặt chẽ và hợp tác với trường hoặc đội ngũ chăm sóc trẻ hàng ngày là điều cần thiết để quản lý bệnh Đái tháo đường tối ưu, an toàn và kết quả học tập tối ưu. Vui lòng tham khảo báo cáo ADA ” Chăm sóc Đái tháo đường ở trường và những cơ sở chăm sóc hàng ngày” và “Chăm sóc trẻ ở các cơ sở chăm sóc trẻ hàng ngày” để biết thêm chi tiết.
Chăm sóc
Kiến nghị
Khi trẻ thiếu niên chuyển tiếp sang tuổi trưởng thành, các cán bộ y tế và gia đình phải nhận ra nhiều điểm dễ tổn thương ở trẻ B và chuẩn bị cho sự phát triển của tuổi teen, bắt đầu từ giai đoạn sớm đến giai đoạn giữa của trẻ thiếu niên và ít nhất 1 năm trước khi xảy ra sự chuyển tiếp này. E
Cả bác sĩ nhi khoa và cán bộ chăm sóc người trưởng thành cần hỗ trợ trong việc cung cấp và làm cầu nối cho các nguồn lực hỗ trợ cho các thanh thiếu niên và trẻ sắp trưởng thành. B
Chăm sóc và giám sát chặt chẽ trong việc quản lý Đái tháo đường đang ngày càng chuyển dịch từ cha mẹ và những người lớn sang thanh thiếu niên và vị thành niên bị bệnh Đái tháo đường trong thời thơ ấu. Tuy nhiên, việc chuyển từ bác sĩ nhi sang cán bộ chăm sóc những người trưởng thành thường xảy ra rất đột ngột khi các thanh thiếu niên lớn tuổi bước vào giai đoạn phát triển chuyển tiếp thành người trưởng thành, đó là một giai đoạn quan trọng cho những người trẻ, những người trẻ bị bệnh Đái tháo đường.
Trong giai đoạn này với quá trình chuyển đổi quan trọng về cuộc sống, thanh thiếu niên bắt đầu rời khỏi nhà của cha mẹ và phải tự chịu trách nhiệm chăm sóc bệnh Đái tháo đường của mình. Những trách nhiệm mới bao gồm tự quản lý chăm sóc, đặt lịch hẹn y tế và chi trả cho chăm sóc sức khỏe, một khi trẻ không còn được hưởng bảo hiểm theo bảo hiểm sức khỏe của cha mẹ (mặc dù bảo hiểm có thể kéo dài đến 26 tuổi với các chương trình cải cách y tế tại Mỹ gần đây). Ngoài sự đứt đoạn trong chăm sóc sức khỏe, đây còn là khoảng thời gian kiểm soát đường huyết xấu đi; tăng biến chứng cấp tính và các vấn đề tâm lý xã hội, tình cảm và hành vi; và sự xuất hiện của biến chứng mãn tính.
Mặc dù bằng chứng khoa học vẫn hạn chế, một kế hoạch toàn diện và phối hợp, bắt đầu từ đầu và với sự quan tâm liên tục, tạo điều kiện cho một quá trình chuyển đổi liền mạch từ khoa nhi để khoa chăm sóc sức khỏe người lớn là cần thiết. Lập kế hoạch chuyển tiếp sẽ bắt đầu ở tuổi vị thành niên sớm. Ngay cả sau khi quá trình chuyển đổi sang chăm sóc người lớn được thực hiện, hỗ trợ và củng cố được khuyến khích duy trì.
Một cuộc thảo luận toàn diện về những thách thức phải đối mặt trong thời gian này, bao gồm các đề xuất cụ thể được trình bày trong các tuyên bố ADA “Chăm sóc bệnh Đái tháo đường cho người mới trưởng thành: Khuyến cáo để chuyển tiếp từ nhi khoa sang hệ thống chăm sóc dành cho người trưởng thành”.
Chương trình giáo dục Đái tháo đường quốc qua (NDEP) có tài liệu sẵn có tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi này và Hội nội tiết hợp tác với ADA và các tổ chức khác đã xây dựng các công cụ cho quá trình chuyển đổi giành cho các nhà lâm sàng và thanh thiếu niên và gia đình
Bệnh Đái tháo đường typ 2
Để biết thông tin về kiểm tra bệnh Đái tháo đường typ 2 và tiền Đái tháo đường ở trẻ em và thanh thiếu niên, vui lòng tham khảo Phần 2 – Phân loại và chẩn đoán bệnh Đái tháo đường.
Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh công bố gần đây tỉ lệ bệnh Đái tháo đường týp 2 bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu SEARCH. Giả định tỷ lệ tăng hàng năm là 2,3%, tỷ lệ bệnh Đái tháo đường týp 2 ở những người dưới 20 tuổi tăng gấp bốn lần trong 40 năm. Với hiện trạng béo phì hiện nay, phân biệt giữa bệnh Đái tháo đường týp 1 và týp 2 ở trẻ em có thể khó khăn. Ví dụ, các tự kháng thể và toàn ceton có thể có mặt ở bệnh nhân Đái tháo đường týp 2 (bao gồm cả béo phì). Tuy nhiên, chẩn đoán chính xác là rất quan trọng vì phác đồ điều trị, phương pháp giáo dục, tư vấn chế độ ăn uống, và kết quả sẽ có sự khác biệt rõ rệt giữa hai loại chẩn đoán.
Các bệnh mắc kèm đáng kể có thể đã hiện diện tại thời điểm chẩn đoán bệnh Đái tháo đường typ 2. Khuyến cáo cần đo huyết áp, đo lipid khi đói, đánh giá albumin, và khám mắt bằng đo độ giãn con ngươi lúc chẩn đoán bệnh. Sau đó, hướng dẫn sàng lọc và điều trị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, bài tiết albumin, và bệnh võng mạc cho người trẻ bị bệnh Đái tháo đường typ 2 cũng giống như những người trẻ bị bệnh Đái tháo đường typ 1. Vấn đề khác có thể cần được giải quyết bao gồm bệnh buồng trứng đa nang và các bệnh đi kèm khác nhau liên quan với bệnh béo phì ở trẻ em, như ngưng thở khi ngủ, gan nhiễm mỡ, biến chứng ở chân, tâm lý. Báo cáo sự đồng thuận của ADA “Trẻ em và thanh thiếu niên với bệnh Đái tháo đường typ 2 ” cung cấp hướng dẫn về công tác phòng, sàng lọc, và điều trị bệnh Đái tháo đường typ 2 và bệnh đi kèm ở những người trẻ tuổi.
VẤN ĐỀ TÂM LÝ
Kiến nghị
Lúc mới chẩn đoán và trong suốt quá trình theo dõi chăm sóc bệnh, đánh giá tâm lý xã hội và áp lực gia đình – vốn có thể tác động lên sự tuân thủ quản lý bệnh Đái tháo đường của bệnh nhân và cung cấp sự giới thiệu thích hợp bệnh nhân đến các chuyên gia sức khỏe tâm thần, tốt nhất là những chuyên gia có kinh nghiệm điều trị Đái tháo đường ở trẻ. E
Khuyến khích sự tham gia của gia đình trong kiểm soát bệnh Đái tháo đường của trẻ, cần nhận biết việc chuyển tiếp sớm chăm sóc Đái tháo đường cho trẻ có thể làm trẻ không tuân thủ điều trị và kiểm soát đường huyết kém. B
Quản lý bệnh Đái tháo đường ở trẻ em và thời niên thiếu là gánh nặng đối với người trẻ và gia đình, phải đánh giá thường xuyên các vấn đề tâm lý xã hội. Hơn nữa, quản lý bệnh Đái tháo đường phức tạp đòi hỏi sự tham gia của cha mẹ liên tục trong quá trình chăm sóc trẻ, phát triển tinh thần gắn kết giữa những trẻ và phụ huynh, nhằm duy trì tuân thủ điều trị và ngăn chặn suy thoái trong kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, những mâu thuẫn trong gia đình có liên quan đến việc tuân thủ và kiểm soát đường huyết kém hơn, do đó cần có một kế hoạch để giải quyết hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế .
Khám sàng lọc yếu tố tâm lý xã hội và các vấn đề sức khỏe tâm thần là một điều quan trọng của chăm sóc liên tục. Nó rất quan trọng để xem xét ảnh hưởng của bệnh Đái tháo đường đến chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến bệnh Đái tháo đường, và nỗi lo lắng nguy cơ của hạ đường huyết (và tăng đường huyết), các triệu chứng lo âu, rối loạn hành vi ăn uống, và triệu chứng của bệnh trầm cảm. Xem xét sàng lọc bệnh trầm cảm và rối loạn hành vi ăn uống. Với việc ăn mất kiểm soát, điều quan trọng là nhận ra những rối loạn hành vi ăn uống của việc bỏ liều insulin để kiểm soát cân nặng trong bệnh Đái tháo đường typ 1. Sự có mặt của các chuyên gia về sức khỏe tâm thần nhi và các nhóm đa ngành nhấn mạnh tầm quan trọng của các vấn đề tâm lý xã hội của bệnh Đái tháo đường. Những yếu tố tâm lý xã hội là các yếu tố quan trọng có liên quan đáng kể đến mức độ không tuân thủ điều trị, kiểm soát đường huyết dưới mức tối ưu, giảm chất lượng cuộc sống, và có tỷ lệ cao hơn các biến chứng Đái tháo đường cấp và mãn tính.