Trang chủBệnh Nội tiếtChăm sóc và dự phòng bệnh đái tháo đường (tiểu đường)

Chăm sóc và dự phòng bệnh đái tháo đường (tiểu đường)

Chăm sóc đối với người đái tháo đường

Với người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường, nếu được điều trị tốt và có chế độ chăm sóc hợp lý, đa số người bệnh sẽ có cuộc sống bình thường.

Do đặc điểm bệnh tật, người mắc bệnh đái tháo đường thường chung sống với bệnh trong một thời gian dài. Vì vậy, thầy thuốc cần hướng dẫn cho người bệnh biết cách tự chăm sóc bản thân để đề phòng các biến chứng, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và góp phần giảm gánh nặng cho xã hội.

Duy trì chế độ ăn uống, luyện tập thích hợp để giữ lượng đường huyết và cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng, đặc biệt là đối với người cao tuổi mắc đái tháo đường typ 2. Đánh giá mức cân nặng bằng chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index):

+ 18 < BMI       < 23: bình thường

+ 23 < BMI       < 30: thừa cân

+ BMI > 30:      béo phì

Kiểm soát cân nặng khi bị đái tháo tháo đường là vô cùng quan trọng
Kiểm soát cân nặng khi bị đái tháo tháo đường là vô cùng quan trọng
  • Kiểm tra đường huyết và chỉ số HbA1C định kỳ:

+ Đường huyết: lý tưởng nhất là kiểm tra đường huyết 2 lần/ngày ngay sau bữa ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.

+ HbA1c: lý tưởng nhất là theo dõi 3 — 6 tháng/lần, tùy theo bệnh cảnh lâm sàng; hoặc 12 tháng/lần để theo dõi sự kiểm soát đường huyết.

  • Theo dõi huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm các trường hợp tăng huyết áp do thận trong đái tháo đường.
  • Kiểm tra các chỉ số lipid máu định kỳ.
  • Khám mắt và răng – hàm – mặt định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng.
  • Chăm sóc bàn chân:

+ Vệ sinh bàn chân sạch sẽ hằng ngày.

+ Kiểm tra màu sắc và nhiệt độ da, cảm giác của bàn chân thường xuyên để phát hiện những bất thường. Cần kiểm tra kỹ cả các móng và kẽ giữa các ngón chân.

+ Không đi chân trần, tránh các tổn thương có thể gây nhiễm khuẩn bàn chân.

+ Đi giày làm bằng các chất liệu mềm, vừa chân. Không nên đi giày cao gót hoặc các loại giày bó lấy chân.

+ Sử dụng các loại tất mểm, thoáng khí, vừa chân, thay tất hằng ngày.

  • Hạn chế hoặc không uống rượu, hút thuốc lá để hạn chế sự tiến triển của bệnh và phòng tránh các biến chứng.

Dự phòng bệnh đái tháo đường

vấn đề quan trọng nhất trong dự phòng bệnh đái tháo đường là tích cực thay đổi lối sống, điều này càng quan trọng với những người có yếu tố nguy cơ. Đây là cách phòng bệnh mang lại hiệu quả cao và ít tốn kém nhất.

Thầy thuốc cần căn cứ vào thực trạng bệnh tật của người bệnh để có thể tư vấn cho người bệnh một cách hợp lý về việc thay đổi lối sống.

Việc thay đổi lối sống bao gồm:

  • Ăn uống: đây là yếu tố quan trọng nhất đế duy trì cân nặng lý tưởng, tránh hiện tượng thừa cân hoặc béo phì (một trong những yếu tố gây bệnh đái tháo đường). Hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ ăn ít chất béo, hạn chế các loại thức ăn có chứa các acid béo no; đồng thời tư vấn cho người bệnh không nên lạm dụng các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga.
  • Luyện tập: hướng dẫn người bệnh thực hiện các hoạt động thể lực, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên ở mức độ sức khoẻ cho phép, giúp tiêu hao glucose trong cơ thể, đồng thời hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì. từ đó có tác dụng phòng ngừa bệnh đái tháo đường một cách có hiệu quả.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây