Bệnh Dịch hạch – Điều trị và chăm sóc

Bệnh truyền nhiễm

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm, do vi khuẩn Yersinia Pestis lây truyền từ loài gậm nhấm sang người qua trung gian bọ chét; bệnh thường phát thành dịch, có khi thành đại dịch, biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là sốt kèm theo viêm hạch.

MẦM BỆNH

Yersinia Pestis là một loại trực khuẩn Gram (-), kỵ khí tuỳ nghi, nhiệt độ tối ưu 25-32°C, nhưng vẫn sống được ở 42-45°C. Vi khuẩn không sinh bào tử, đặc biệt nhạy cảm với sự khô ráo, ánh sáng mặt trời, thuốc sát khuẩn… ở đất ẩm, vi khuẩn sống được 3 tháng.

DỊCH TỄ

Nguồn bệnh

Các loài gậm nhấm hoang dại (sóc, chuột…) truyền mầm bệnh cho nhau, làm duy trì các ổ dịch thiên nhiên. Chúng truyền Yersinia Pestis cho chuột đồng, rồi vi khuẩn được truyền từ chuột đồng sang chuột nhà.

Trung gian truyền bệnh

Dịch hạch ở loài gậm nhấm hoang dại rất nhẹ, trong khi dịch hạch ở loài chuột thì lại nặng, làm chuôt chết hàng loạt. Bọ chét Xenopsylla Cheopis nhiễm vi khuẩn khi hút máu chuột, sau đó bọ chét ròi cơ thể chuột chết và đốt sang người, từ đó làm bùng lên dịch hạch ở người.

Dịch hạch người

Dịch hạch phát triển ở người dưới 3 thể: thể hạch, thể nhiễm trùng huyết và thể phổi. Thể nhiễm trùng huyết có thể lây truyền từ người sang người qua trung gian bọ chét Pulex ĩrritans. Thể phổi lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp.

Bệnh sinh

Yersinia Pestis theo vết đốt của bọ chét vào da, theo mạch bạch huyết đến và phát triển ở hạch. Vi khuẩn có thể thoát vào máu, gây nhiễm trùng huyết, từ đó xâm nhập các cơ quan nội tạng như gan, lách, phổi, tuỷ xương.

Độc tố vi khuẩn có ái tính với hệ thần kinh và gây các tổn thương thoái hoá, xuất huyết trong các cơ quan nội tạng.

Viêm phổi nguyên phát thường phát triển rất nhanh.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Thể viêm hạch

Ủ bệnh: 2-5 ngày

Khởi phát: Vài giờ đến 1-2 ngày.

Đột nhiên bệnh nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, đau khắp người, buồn nôn, sốt, ón lạnh, đau vùng hạch.

Toàn phát:

  • Viêm hạch:

Thường xuất hiện sau sốt 1-2 ngày, ở khu vực có liên quan đến nơi bọ chét đốt (bẹn, nách…).

Đặc điểm: Rất đau, sau đó hạch sưng lên, to 1-3 cm, từ cứng đến mềm (có mủ), dính, khó xác định ranh giới, da nóng đỏ.

Không chữa, hạch tự vỡ ra. Trường hợp nặng gâyf nhiễm trùng huyết, viêm phổi, dẫn đến tử vong.

Điều trị sớm: Bệnh khỏi sau 1 tuần.

  • Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc:

Sốt 39-40°C kèm ớn lạnh, mạch nhanh.

Lừ đừ, mệt mỏí hoặc bứt rứt, mê sảng.

Vẻ mặt nhiễm trùng nhiễm độc; mặt sung huyết (đỏ), mắt đỏ, môi khô, lưdi trắng, nôn, tiêu phân lỏng, nưác tiểu ít, sẫm màu.

Xuất huyết da, niêm mạc là biểu hiện của thể nặng.

Thể nhiễm trùng huyết

ít gặp nhưng nguy hiểm.

Nguyên phát: xảy ra đột ngột, không thấy hạch ngoại vi: sốt 40-41°C, kích động, mê sảng, nôn mửa, tiêu lỏng, thở nhanh, xuất huyết. Tiếp theo là sốc nhiễm trùng. Bạch cầu trong máu tăng 30.000- 40.000mm3, 80-90% là đa nhân trung tính. Yersinia Pestis có mặt trong máu và nhiều loặi bệnh phẩm khác.

Thứ phát: xảy ra sau viêm hạch không điều trị, ít rầm rộ hơn thể nguyên phát, tiên lượng khả quan hơn nếu được tích cực điều trị và chăm sóc tốt.

Thể phổi

Nguyên phát: Hiếm gặp, nung bệnh ngắn, sau đó sốt cao 40-42°C kèm theo rét run, mạch nhanh, mệt mỏi, khó chịu, nhức đầu. Khoảng 24 giờ sau, bệnh nhân tức ngực, ho từng cơn, khạc nhiều đờm, ít khi nghe được tiếng ran bệnh lý. Phim X quang cho thấy hình ảnh đông đặc phổi hay nhiều bóng mờ rải rác.

Thứ phát: Thường gặp hơn, là biến chứng của thể hạch, chẩn đoán dựa vào X quang phổi.

CHÂN ĐOÁN: Dựa vào các yếu tố:

  • Dịch tễ

Vùng có dịch, chuột chết tăng lên, mật độ chuột, mật độ bọ chét tăng.

  • Lâm sàng

Sốt cao đột ngột kèm rét run.

Viêm hạch rất đau, đau xuất hiện trước nổi hạch.

Triệu chứng nhiễm độc.

  • Xét nghiệm

Soi cấy tìm vi khuẩn trong máu, trong dịch hạch viêm, đờm nhớt…

Tìm kháng thể kháng Fl bằng kỹ thuật ngưng kết hồng cầu thụ động và phản ứng trung hoà huyết thanh.

Công thức máu: Bạch cầu trên 16.000/mm3, đa nhân trung tính trên 80%, bệnh càng nặng, bạch cầu càng tăng.

ĐIỀU TRỊ

  • Dùng kháng sinh càng sớm càng tốt

Tetracylin 50mg/kg/ngày X 7 ngày hoặc

Streptomycin lg/6 giờ X 7 ngày. Với các thể nặng, phải phối hợp 2 kháng sinh trên.

  • Điều trị triệu chứng

Giảm đau, hạ sốt.

Với thể nặng: Có thể dùng corticoid tiêm tĩnh mạch.

Cân bằng nước – điện giải, chống toan huyết.

Trợ tim mạch, trợ hô hấp.

DỰ PHÒNG

Diệt chuột bằng hoá chất, bằng bẫy, theo dõi mật độ chuột.

Diệt bọ chét bằng Diazenon, BHC (Benzene Hexachloride), DDVP

Vệ sinh môi trường.

Các biên pháp khi xảy ra dich:

Báo cáo dịch khẩn cấp

Phát hiện, cách ly và điều trị bệnh nhân.

Xử lý xác bệnh nhân: Bọc xác trong vải tẩm lvsol 5% hoặc cloramin 3%, rắc clorua vôi trong quan tài, chôn sâu 1,5 -2 m, đáy hố rắc clorua vôi.

ưông thuốc phòng: Tetracycỉin lg/ ngày hay cotrìmoxazol (trimethoprim – sulfamet.hoxazol) 0,48g x 4 viên/ ngày.

Tiêm chủng vaccin cho nhân dân quanh vùng dịch.

Diệt bọ chét trước, diệt chuột sau.

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ BỆNH DỊCH HẠCH

Nhận định

Tình trạng hô hấp:

Quan sát da, móng tay, móng chân, đếm nhịp thở, kiểu thở, tình trạng tăng tiết.

Các thể nhiễm trùng huyết viêm màng não, viêm họng có màng giả và thể phổi thường suy hô hấp nặng nên thỏ nhanh, khó thở dữ dội.

Thể phổi: Thở nhanh nông, cánh mũi phập phồng.

Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần tìm mọi biện pháp dẫn lưu hô hấp, bảo đảm thông khí, cho thở oxy và hút đờm nhốt.

Tình trạng tuần hoàn:

Mạch

Huyết áp

Mạch nhanh, nhỏ và huyết áp hạ là tình trạng nặngv Có khó

thở dữ dội theo dõi phù phổi cấp ở thể phổi.

Tuỳ tình trạng bệnh nhân.

Theo dõi mạch – huyết áp ở thể nhiễm trùng huyết nguyên phát có biến chứng truy tim mạch.

Theo dõi mạch – -huyết áp 30 phút/lần, 1 giò/lần, 3 giò/lần.

Tình trạng viêm hạch, đau:

Tuỳ thể bệnh dịch hạch: nhẹ, trung bình , nặng.

Hạch nhỏ, to.

Hạch đau ít hay rất đau.

Tình trạng nhiễm độc thần kinh:

Mệt mỏi, biếng ăn.

Bứt rứt, vật vã.

Mê sảng.

Tình trạng chung:

Sốt: có liên quan đến mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Sốt nhiễm trùng: Nhiệt độ 40- 41°c, kích động, mê sảng.

Thể phổi sốt cao vọt 40-42°C, kèm lạnh run, mạch nhanh.

Có vẻ mặt nhiễm khuẩn nhiễm độc.

Xuất huyết da – niêm mạc.

Đau tức ngực, ho từng cơn, khạc nhiều đờm.

Thể tối cấp: Sốt cao đột ngột, hôn mê rồi tử vong.

Có kế hoạch chăm sóc thích hợp để thực hiện kịp thòi, chính xác, đầy đủ các xét nghiệm cơ bản.

Nếu bệnh nhân mê phải cho ăn qua Ống thông dạ dày.

– Xem bệnh án để biết:

+ Chẩn đoán + Chỉ định thuốc + Xét nghiệm

+ Các yêu cầu theo dõi khác, yêu cầu dinh dưỡng: Có thể cho bệnh nhân ăn đường miệng không ?

Lập kế hoạch chăm sóc

Đảm bảo thông khí.

Theo dõi tuần hoàn.

Theo dõi các thể bệnh, đề phòng các biến chứng.

Thực hiện các y lệnh của bác sĩ: Theo dõi các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.

Chăm sóc các hệ thống cơ quan. Nuôi dưỡng.

Hướng dẫn nội quy, giáo dục sức khoẻ.

Thực hiện kế hoạch

Đảm bảo thông khí:

Đặt bệnh nhân nằm nghiêng an toàn.

Đặt canuyn Mayo.

Bóp bóng ambu nếu có cơn ngừng thở.

Cho thở oxy.

Chuẩn bị dụng cụ, thuốc để phụ giúp bác sĩ đặt nội khí quản.

Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tỉm da, môi và đầu ngón.

Hút đờm dãi.

Đề phòng hít phải chất nôn, chất xuất tiết.

Đề phòng tụt lưỡi.

Tuỳ từng bệnh nhân.

Dùng cho bệnh nhân sụy hô hấp nặng và hôn mê.

Theo dõi tuần hoàn:

Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và báo cáo ngay cho bác sĩ.

Chỉ dùng thuốc nâng HA khi bệnh nhân bị tụt HA và đã truyền đủ dịch. Điều chỉnh nước – điện giải đầy đủ.

Chuẩn bị ngay dịch truyền đẳng trương, thuốc nâng huyết áp, dụng cụ truyền dịch để thực hiện kịp thời y lệnh của bác sĩ.

– Để phát hiện tình trạng truy mạch và cấp cứu kịp thời. Tuỳ chỉ định của bác sĩ.

Theo dõi sát mạch, huyết áp 30 phút/lần, 1 giờ/lần, 3 giờ/lần.

Theo dõi các thể bệnh và phòng biến chứng:

Có cơn co giật, mê sảng: giữ an toàn bệnh nhân và cho uống thuốc chống co giật.

Viêm hạch và đau: Theo dõi  không để hạch tự vỡ, nếu hạch có mủ thì chủ động rạch thoát mủ.

Chọc hạch theo phương pháp vô  trùng.

Đề phòng các biến chứng: Hoại thư, xuất huyết và viêm phổi.

Thay băng mỗi ngày.

Thực hiện các y lệnh:

Thuốc

Xét nghiệm

Theo dõi dấu hiệũ sinh tồn: Tuỳ các thể bệnh nếu bệnh nhân nặng có biến chứng cần phải theo dõi sát.

Phát hiện các dấu hiệu kịp thòi để xử trí.

Chăm sóc các hệ thống cơ quan:

Nuôi dướng.

Bệnh nhân mê phải hút đờm nhớt liên tục.

Không nên dùng thuốc hạ nhiệt vì nhiệt độ là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá diễn biến của bệnh.

Lấy mủ xét nghiệm.

Lau mát nếu có sốt cao.

Chăm sóc hạch: đắp ấm, hút mủ gửi xét nghiệm và rạch thoát mủ Ị rồi thay băng như một vết thương nó sẽ mau lành.

Xử lý tốt và tẩy uế các chất bài tiết.

Vệ sinh răng miệng, vệ sinh da ngừa loét,íthay quần áo, vải trải giường sạch sẽ.

Nuôi dưỡng: cho ăn lỏng, dễ tiêu, bệnh ổn định cho ăn đặc đần. Nếu bệnh nặng cho ăn qua ông thông dạ dày và truyền dung

dịch ưu trương. Cho ăn đầy đủ chất bô dưỡng nhiều đạm và sinh tổ’.

Giáo dục sức khoẻ:

Ngay từ khi bệnh nhân mới vào, phòng cho bệnh nhân và hướng dẫn thân nhân của bệnh nhân thực hiện nội quy.

– Trấn an bệnh nhân và thân nhân phải hướng dẫn nội quy khoa bệnh nhân.

Xuất viện: Hướng dẫn vệ sinh nhà cửa và vùng phụ cận, cách thiêu huỷ xác chuột hoặc chôn với vôi để diệt bọ chét.

Báo cáo cho cơ quan y tế gần nhất.

Đánh giá quá trình chăm sóc

Từ khi có kháng sinh đặc trị và biết cách chăm sóc toàn diện, nếu bệnh nhân được chẩn đoán sốm, đúng, điều trị-tích cực, khẩn trương trong 24 giờ đầu thì sẽ có kết quả tốt.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận