Trang chủBệnh nhi khoaSốc phản vệ ở trẻ em - Chẩn đoán và điều trị

Sốc phản vệ ở trẻ em – Chẩn đoán và điều trị

Hiện tượng phản vệ là phản ứng bệnh lý của cơ thể sau khi tiếp xúc với dị nguyên ở những mức độ khác nhau, từ nhẹ đến vừa và nặng.

Mức độ nặng hoặc rất nặng (tình trạng nguy kịch) được gọi là sốc phản vệ.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng sau đây:

  • Sốc phản vệ thường xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc dùng thuốc, cũng có khi muộn hơn, các biểu hiện thường diễn biến rầm rộ xuất hiện liên tiếp nhau và nặng dần.
  • Toàn thân: bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, kích thích, vật vã, rét run, rên, đổi sắc màu da (ban đỏ, tím tái -vân tím, nổi mày đay…).
  • Tuần hoàn: mạch nhanh nhỏ khó bắt hoặc không bắt được, huyết áp tụt hoặc không đo được, vô niệu, chân tay lạnh (Rối loạn tuần hoàn ngoại vi, co mạch).
  • Hô hấp: suy thở nặng, rối loạn nhịp thở, khó thở kiểu tắc nghẽn do co thắt đường thở, phù thanh môn (giống cơn hen) tăng tiết vùng hầu họng.
  • Thần kinh: vật vã, giãy giụa, đờ đẫn, co giật sau đó hôn mê, ỉa đái không tự chủ.

ĐIỀU TRỊ

xử trí ngay tại chỗ

  • Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang truyền hoặc tiêm, thuốc uống, nhỏ mắt, nhỏ mũi…).
  • Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.

Thuốc ban đầu: Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.

  • Adrenalin dung dịch 1/1000, ống lml = lmg.
  • Ở trẻ em không quá 0,3ml tiêm dưới da (< 1/3 ống).
  • Có thể lấy 1 ống adrenalin + 9ml nước cất = 10ml, sau đó tiêm dưới da 0,lml/kg. Hoặc adrenalin 0,01mg/kg, cứ 10 phút tiêm nhắc lại như trên 1 lần cho đến khi mạch, HA và chức nặng sống trở về bình thường.
  • ủ ấm, tư thế bệnh nhân đầu thấp nằm nghiêng khi có nôn. Đo huyết áp 10 phút/lần.

Nếu tình trạng sốc quá nặng đe doạ tử vong thì ngoài tiêm dưới da có thể tiêm chậm qua đường tĩnh mạch adrenalin dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) liều tiêm TM vẫn tính theo cân nặng như trên, có thể sử dụng dung dịch này bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.

Quy trình tiến hành tiếp

Chống suy hô hấp

  • Liệu pháp oxy qua mũi, qua mặt nạ, thổi ngạt, sau khi làm thông đường thở.
  • Oxy qua nội khí quản hoặc qua bóp bóng.
  • Thông khí nhân tạo bằng máy thở, qua nội khí quản.
  • Mở khí quản khi có phù thanh môn.
  • Truyền TM chậm aminophylin lmg/kg/giờ hoặc terbutalin 0,2pg/kg/phút.
  • Có thể dùng terbutalin tiêm dưới da 0,2ml/10kg có thể tiêm nhắc lại sau 6-8 giờ nếu không đõ khó thở.
  • Xịt họng terbutalin hoặc salbutamol 4-51ần/ngày, mỗi lần 4-5 nhát đối với trẻ lớn.

Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch bằng kim luồn.

Duy trì HA bằng adrenalin bắt đầu bằng tốc độ 0,lpg/kg/phút sau đó điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (máy tiêm truyền).

Các thuốc khác

  • Methylprednisolon l-2mg/kg/4 giờ hoặc hydrocortison hemisuccinat 5mg/kg/l giờ tiêm tĩnh mạch, có thể dùng liều cao hơn nếu là sốc nặng.
  • Diphenylhydramin lmg/kg (hoặc promethazin 0,5 -lmg/kg) tiêm bắp hoặc tĩnh mạch…
  • Natriclorua 0,9%: 20 – 30ml/kg để duy trì tiền gánh.

Lưu ý

  • Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi HA ổn định.
  • Sau khi sơ cứu nên tận dụng đường tĩnh mạch trung tâm.
  • Nếu xử lý như trên mà huyết động không tốt có thể phải tính đến việc sử dụng các dung dịch cao phân tử (plasma tươi, Human albumin, dextro hoặc truyền máu…).
  • Điều dưỡng viên có thể được phép tiêm adrenalin dưới da theo phác đồ trên khi bác sĩ chưa kịp có mặt.
  • Hỏi kỹ tiền sử dị ứng, trang bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ rất cần thiết có tính pháp quy.
  • Các xét nghiệm cần làm (xem bài Sốc).
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây