Bưởi

Bưởi ( 柚 )

Tên và nguồn gốc

– Tên thuốc: Dữu (Xuất xứ: Bản thảo kinh tập chú)

– Tên Việt Nam: Bưởi.

– Tên khác: Điều (条), Lôi dữu (雷柚),

Dữu tử (柚子), Hồ cam (胡柑),

Xú tranh (臭橙), Xú dữu (臭柚),

Chu loan (朱栾), Hương loan (香栾),

Phao (抛), Bao (苞), Phao (脬),

Văn đán (文旦).

– Tên Trung văn: 柚 YOU

– Tên Anh văn: pummelo fruit

– Tên La tinh: Citrus grandis (L.)Osbeck [C.maxima(Burm.)Merr.]

– Nguồn gốc: Là quả đã chín của cây bưởi thực vật họ Cam (Rutaceae).

– Hình thái thực vật –

Bưởi là loại cây cao to xanh quanh năm, cao 5 ~ 10m. Cành nhỏ giẹt, mặt ngoài lá mới và cành non lông mềm ngắn, có gai hoặc có khi không gai. Lá phức đơn thân, mọc cách; cuống lá có cánh lá rộng hình tim ngược, dài 1 ~ 4cm, rộng 0,4 ~ 2cm; phiến lá dài hình bầu dục hoặc hình trứng rộng, dài 6,5 ~ 16,5 cm, rộng 4,5 ~ 8cm, phía trước tròn tù hoặc hơi lõm, phần đáy tròn tù, rìa mép hình sóng ngắn hoặc có răng cưa cùn, có lông mềm thưa hoặc không lông, có chấm giọt nhỏ dầu nửa trong suốt. Hoa mọc đơn hoặc cụm hoa hình tổng, mọc ở nách, sắc trắng; đài hoa hình ly, tách cạn 4~5, cánh hoa 4~5, dày béo; nhụy đực 25~ 45, phần dưới chỉ nhị liên hợp thành 4 ~ 10 tổ; nhụy đực 1, bầu nhụy hình tròn dài, đầu trụ hình đầu giẹt. Quả cam hình lê, hình trứng ngược hoặc hình tròn giẹt, đường kính 10 ~ 15cm, sắc vàng chanh. Hạt hình tròn giẹt hoặc hình nêm giẹt, sắc trắng hoặc hơi vàng. Thời kỳ ra hoa tháng 4 ~5, thời kỳ quả chín tháng 9~ 11.

– Phân bố –

Các vùng Chiết Giang, Giang Tây, Đài Loan, Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Quí Châu v.v… đều có vun trồng.

– Thu hoạch –

Tháng 10 ~11, lúc quả đã chín thu hái, dùng tươi.

Tính vị

– Nhật Hoa tử bản thảo: Không độc.

– Phẩm hối tinh yếu: Vị ngọt. Tính hàn, không độc.

Qui kinh

– Trung Hoa bản thảo: Vào kinh Can, Tỳ, Vị.

Công dụng và chủ trị

– Nhật Hoa tử bản thảo: Trị phụ nữ mang thai ăn ít kèm miệng lạt, trừ ác khí trong bao tử. Tiêu thực, trừ hơi trong trường vị. Giải độc rượu, trị hơi trong miệng người uống rượu.

Cách dùng và liều dùng

Dùng trong: Lượng thích hợp, ăn sống.

– Thành phần hóa học –

Trong bưởi hàm chứa Naringin, Poncirin, NeohesPeridin, Naringenin-4′-glucoside-7-neohesperidoside;ngoài ra còn hàm chứa Renieratene, Vitanmin B1、B2、C,Nicotinic acid,Ca ,Phosphorus,Fe,Carbohydrate và dầu bay hơi v.v… Vỏ quả hàm chứa dầu bay hơi O,3-O,9%,thành phần chủ yếu là Citral, Geraniol, Linalool, Methyl anthranilate (Trung Hoa bản thảo).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị đàm khí ho: Hương loan, bỏ hột, cắt, ngâm rượu trong bình sứ, bế kín 1 đêm, nấu nhừ, trộn đều với mật, thường ngậm nuốt.

(Cương mục)

——————

Lá bưởi ( 柚叶 )

Tên và nguồn gốc

– Tên thuốc: Dửu diệp (Xuất xứ:Cương mục)

– Tên Việt Nam: Lá bưởi.

– Tên Trung văn: 柚叶 YOU YE

– Tên Anh văn: leaf of Pummelo

– Tên La tinh: Citrus grandis (L.)Osbecd

– Nguồn gốc: Là phiến lá của bưởi thực vật họ Cam (Rutaceae).

Mục liên quan: Bưởi, vỏ bưởi, hạt bưởi, hoa bưởi

– Thu hoạch –

Mà hè, thu lấy lá, dùng tươi hoặc phơi khô để sẳn dùng.

Tính vị

– Trung Hoa bản thảo: Vị cay, đắng, ấm.

– Bản thảo cầu nguyên: Cay, ấm.

Qui kinh

– Trung Hoa bản thảo: Vào kinh Can, Tỳ.

– Công hiệu –

Hành khí giảm đau; giải độc tiêu sưng.

Công dụng và chủ trị

Trị đau đầu phong, hàn thấp tý thống, thực trệ bụng đau.

– Cương mục: Trị đau đầu phong, cùng Thông bạch giã dán huyệt Thái dương.

– Bản thảo cầu nguyên: Tiêu phong sưng, trừ dơ uế.

– Trùng Khánh thảo dược: Trị trẻ con ăn lạnh bụng trướng đau, hàn thấp chân gối đau, cước (ở chân tay, vì bị rét)。

Cách dùng và liều dùng

Uống trong: Sắc thang, 15 ~ 30g. Dùng ngoài: Lượng thích hợp, giã đắp hoặc nấu nước tắm.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị ung nhọt ở vú: Lá bưởi 4~ 7 lá, Thanh bì 1 lượng, Bồ công anh 1 lượng . Sắc nước uống.

(Hồ Nam dược vật chí)

—————————————————————–

Hoa bưởi ( 柚花 )

Tên và nguồn gốc

– Tên thuốc: Dửu hoa (Xuất xứ: Cương mục)

– Tên khác: Quất hoa (橘花).

– Tên Việt Nam: Hoa bưởi.

– Tên Trung văn: 柚花 YOU HUA

– Tên Anh văn: Pummelo flower

– Tên La tinh: Citrus grandis (L.)Osbecd

– Nguồn gốc: Là hoa của bưởi thực vật họ Cam (Rutaceae).

– Thu hoạch –

Mùa xuân lúc hoa nở thu hái, phơi khô.

Tính vị

– Trung Hoa bản thảo: Cay, đắng, ấm.

Qui kinh

– Trung Hoa bản thảo: Vào kinh Tỳ, Vị.

– Công hiệu –

Hành khí, hóa đàm, ngừng đau.

Công dụng và chủ trị

– Dân gian thường dùng thảo dược hối biên: Thuận khí, ngừng đau.

– Quảng Tây Trung dược chí: Hành khí, trừ đàm, trấn thống. Trị giửa hung cách và vị quản đau.

– Liều dùng và cách dùng –

Uống trong: Sắc thang, 1,5 ~ 4,5g.

– Thành phần hóa học –

Hoa bưởi hàm chứa dầu bay hơi (Trung Hoa bản thảo).

———————————————————-

Hạt bưởi ( 柚核 )

Tên và nguồn gốc

– Tên thuốc: Dữu hạch (Xuất xứ: Lĩnh Nam thái dược lục)

– Tên Việt Nam: Hạt bưởi.

– Tên Trung văn: 柚核 YOUHE

– Tên Anh văn: Pummelo seed

– Tên La tinh: Citrus grandis (L.)Osbecd

– Nguồn gốc: Là hạt của bưởi thực vật họ Cam (Rutaceae).

– Thu hoạch –

Mùa thu, đông lấy quả đã chín bóc vỏ quả, ăn múi quả, lất hạt ra, rửa sạch, phơi khô để sẳn dùng.

Tính vị

– Trung Hoa bản thảo: Đắng, bình, ấm.

Qui kinh

– Trung Hoa bản thảo: Kinh Can.

– Công hiệu –

Sơ can lý khí, tuyên Phế ngừng ho.

Công dụng và chủ trị

– Trị Sán khí, Phế hàn, khái thấu.

– Lĩnh Nam thái dược lục: Trị tiểu trường sán khí.

Cách dùng và liều dùng

Uống trong: Sắc thang, 6~9g. Dùng ngoài: Lượng thích hợp, ngâm nước sôi , bôi xoa.

– Thành phần hóa học –

Hàm chứa Obacunone, Obaculactone, Limonin, Deacetylnomilin. Ngoài ra có ghi: hạt hàm chứa chất dầu béo 40.74%, lượng chứa tro 2.85%,protein 23.87%,chất Non- nitrogen 11.51%,crude fiber 3.09% (Trung Hoa bản thảo).

———————————-

Vỏ bưởi ( 柚皮 )

Tên và nguồn gốc

– Tên thuốc: Dữu bì (Xuất xứ: Đường bản thảo).

– Tên khác: Dữu tử bì (柚子皮), Khi cam bì (气柑皮), Chanh tử bì (橙子皮).

– Tên Việt Nam: Vỏ bưởi.

– Tên Trung văn: 柚皮 YOU PI

– Tên Anh văn: pericarp of Pummelo

– Tên La tinh: Citrus grandis (L.)Osbecd

– Nguồn gốc: Là vỏ quả của bưởi thực vật họ Cam (Rutaceae).

Mục liên quan: Bưởi, hoa bưởi, hạt bưởi.

– Thu hoạch –

Cuối thu đầu đông thu nhặt vỏ quả, cắt thành 5 ~7 múi. Phơi khô hoặc phơi âm can để sẳn dùng.

– Tình vị –

– Đường bản thảo: Vị ngọt.

– Bản thảo cầu nguyên: Đắng cay.

– Tứ Xuyên Trung dược chí: Tính ấm, vị cay đắng ngọt, không độc.

Qui kinh

– Tứ Xuyên Trung dược chí: Vào 3 kinh Tỳ, Thận, Bàng quang.

– Công hiệu –

Khoan trung lý khí; tiêu thực; hóa đàm; ngừng ho bình suyễn.

Công dụng và chủ trị

Khí uất ngực buồn phiền, quản phúc lạnh đau; thực tích; tiêu chảy kiết lỵ; ho suyễn; sán khí.

– Liệt tử: Ngừng bệnh phẫn quyết.

– Đào Hoằnh Cảnh: Hạ khí.

– Cương mục: Tiêu thực khoái cách, tán khí phẫn muộn (buồn giận), hóa đàm.

– Tứ Xuyên Trung dược chí: Giải độc rượu, trị thủy thũng tạng Thận, thức ăn qua đêm đình trệ, thấp đàm ho nghịch và sán khí.

– Liều dùng và cách dùng –

Uống trong: sắc thang, 6~9g; hoặc cho vào hoàn tán.

Kiêng kỵ

– Tứ Xuyên Trung dược chí: Đàn bà có thai và người khí hư kỵ dùng.

– Thành phần hóa học –

Vỏ quả hàm chứa dầu bay hơi O,3-O,9%,thành phần chủ yếu là Citral, Geraniol, Linalool, Methyl anthranilate (Trung Hoa bản thảo).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây