Trang chủChăm sóc bệnh nhânCHĂM SÓC BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM

Nhận định tình hình

Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim là một cấp cứu nội khoa, tiến triển khó lường trước được, nhiều biến chứng rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nếu chúng ta không điều trị và chăm sóc kịp thời. Vì vậy người điều dưỡng khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải nhẹ nhàng, ân cần và chăm sóc kịp thời.

Đánh giá bằng cách hỏi bệnh

  • Có bị đau ngực không và tính chất của cơn đau?
  • Trước đây có hay bị đau như vậy không?
  • Khi đau có dùng thuốc hay cơn đau tự hết?
  • Khi nằm nghỉ cơn đau có giảm không?
  • Có bị tăng huyết áp không?
  • Gần đây nhất có dùng thuốc gì không?
  • Có buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hoá không?
  • Có bị bệnh tim trước đây không?
  • Có lo lắng hay bị sang chấn gì không?
  • Các thuốc đã dùng trước đây như thế nào?
  • Tình trạng tình trạng tinh thần: lo lắng, sợ hãi?
  • Tình trạng da và mồ hôi như thế nào?
  • Tuổi trẻ hay lớn tuổi?
  • Bệnh nhân mập hay gầy?
  • Quan sát và đánh giá cơn đau của bệnh nhân.
  • Các dấu hiệu khác.
  • Kiểm tra các dấu hiệu sống, chú ý tình trạng mạch và huyết áp.
  • Dấu hiệu thần kinh.
  • Vị trí đau, hướng
  • Số lượng nước tiểu.
  • Thu thập thông tin qua các xét nghiệm, qua gia đình bệnh nhân.
  • Các thuốc điều trị, hồ sơ bệnh án cũ nếu có của bệnh nhân.

Đánh giá bằng quan sát

Thu nhận qua thăm khám

Thu nhận thông tin

  • Chẩn đoán điều dưỡng

Một số chẩn đoán về điều dưỡng có thể có ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim:

  • Đau ngực do nhồi máu cơ tim
  • Da xanh tái, toát mồ hôi, cảm giác sợ sệt do thiếu máu.
  • Nôn, buồn nôn do đau.
  • Nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim có choáng.
  • Nguy cơ vỡ tim do nhồi máu cơ tim.

Lập kế hoạch chăm sóc

Qua khai thác giai đoạn trên giúp cho người điều dưỡng có được chẩn đoán

điều dưỡng. Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể. Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem xét đến toàn trạng bệnh nhân, vấn đề

ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau tuỳ từng trường hợp cụ thể.

Chăm sóc cơ bản

  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối, nằm ở tư thế đầu
  • Trấn an để bệnh nhân an tâm.
  • Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật.
  • Ăn thức ăn lỏng và dễ tiêu.
  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
  • Cho bệnh nhân thở
  • Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.
  • Làm các xét nghiệm cơ bản.
  • Tình trạng cơn đau của bệnh nhân.
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn và một số xét nghiệm như: điện tim, siêu âm, men
  • Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
  • Theo dõi biến chứng.

Thực hiện các y lệnh

Theo dõi

Giáo dục sức khoẻ

Bệnh nhân và gia đình cần phải biết các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi gây nhồi máu cơ tim, cũng như cách phát hiện dấu hiệu nhồi máu cơ tim, cách phòng và theo dõi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Nhồi máu cơ tim là một cấp cứu nội khoa, tiến triển khó lường, nhiều trường hợp tử vong do không được xử trí kịp thời và đúng hoặc do vùng nhồi máu cơ tim quá rộng.

Thực hiện chăm sóc cơ bản

  • Đặt bệnh nhân nằm nghỉ yên tĩnh, thoáng mát, cụ thể:

Trong ngày đầu chỉ cử động nhẹ các ngón tay, chân và cẳng tay.

Ngày thứ 2 có thể ngồi dậy 1 đến 2 lần, mỗi lần khoảng 5 đến 10 phút.

Ngày thứ 3 và thứ 4 có thể đi lại vài bước trong phòng.

Ngày thứ 5 và thứ 6 đi lại nhẹ nhàng trong phòng.

Ngày thứ 7 và thứ 8 có thể đi bộ ra đến hành lang.

Ngày thứ 9 trở đi có thể đi lại xa hơn, nhưng không được làm việc.

Sau 2 đến 3 tháng có thể làm việc bình thường trở lại, nhưng tránh các việc nặng và các xúc động mạnh (tối thiểu phải nghỉ ngơi yên tĩnh trong thời gian 4 tuần).

  • Động viên, trấn an bệnh nhân để bệnh nhân an tâm điều trị.
  • Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân.
  • Ăn uống đủ năng lượng, thức ăn lỏng và dễ tiêu.
  • Tránh các yếu tố kích thích cho bệnh nhân.
  • Thuốc dùng: thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc cho bệnh nhân như: các thuốc tiêm, thuốc uống phải thực hiện đầy đủ và chính xác.
  • Thực hiện các xét nghiệm: điện tim, các men
  • Dấu hiệu sinh tồn mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở phải được theo dõi kỹ.
  • Tình trạng cơn đau.
  • Số lượng nước tiểu trong ngày.
  • Các xét nghiệm, chú ý điện tim và men tim.
  • Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra.
  • Tình trạng vận động của bệnh nhân.

Thực hiện các y lệnh

Theo dõi

  • Đánh giá

Phải đánh giá toàn diện bệnh nhân sau khi đã thực hiện y lệnh, thực hiện kế hoạch chăm sóc so với lúc ban đầu để đánh giá tình hình bệnh tật và từ đó có kế hoạch bổ sung vào chẩn đoán và kế hoạch chăm sóc:

Đánh giá tình trạng cơn đau của bệnh nhân so với lúc ban đầu có được cải thiện không?

Đánh giá các dấu hiệu sinh tồn có dần trở về bình thường không?

Đánh giá tình trạng thực hiện y lệnh.

Đánh giá qua các xét nghiệm, chú ý các men tim.

Đánh giá chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp ứng được với yêu cầu của người bệnh không?

Đánh giá khả năng tự chăm sóc theo dõi và phòng bệnh của bệnh nhân

Những vấn đề sai sót hoặc thiếu cần bổ sung vào kế hoạch chăm sóc để thực hiện.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây