Trong cuốn sách nào viết về trẻ em, chúng ta cũng đều gặp nhiều từ MẸ hơn các từ khác. Đó là lẽ đương nhiên vì người mẹ có vai trò chủ chốt đối với đứa con : người mẹ mang thai, chờ đợi ngày ra đời của đứa con, sinh nở, nuôi con bằng bầu sữa của mình… Trong thời gian đầu, người mẹ có nhiều điều kiện và thời gian ở gần con hơn người bố.
Nhưng trong những ngày tiếp theo, người bố cũng có thể góp nhiều công sức để đỡ đần vợ : thay tã lót, tắm rửa cho con, trông con, cho con bú bình ban đêm. Khi nhìn thấy chồng làm được những công việc trên một cách mĩ mãn, người vợ cảm thấy yên tâm và ngủ được yên giấc để dưỡng sức.
Người đàn ông ngày nay tham gia vào việc nuôi con từ khi Bé mới lọt lòng là chuyện bình thường. Vì khi là người chồng, ông ta đã được coi qua màn hình của máy siêu âm, trái tim của đứa con đập như thế nào, các cử động của Bé giơ tay, đạp chân… như thế nào trong bụng vợ. Tới ngày vợ sinh con, nếu muốn, người chồng có thể được phép chứng kiến sự sinh sản, dự giây phút cắt rời nhau khỏi cuống rốn, cho Bé tắm v.v… Bởi vậy, tiếp tục săn sóc con trong những ngày tiếp theo là việc làm rất tự nhiên của người bố.
Có nhiều ông bố chỉ chú ý săn sóc con khi con đã biết đi, biết nói. Thật là đáng tiếc vì họ đã bỏ qua một thời gian giao lưu tình cảm của người bố với con bằng những cử chỉ và sự âu yếm, ngoài tiếng nói. Họ cũng không biết trong thời gian này vai trò của người bố rất cần vì những người tiếp xúc với Bé phần lớn là nữ như : mẹ, người giúp việc, cô giáo ở nhà trẻ v.v… mà Bé lại cần được tiếp xúc với cả nam và nữ ngay từ lúc nhỏ để làm quen với cả 2 giới trong xã hội sau này.