Trang chủChăm sóc béĐể bé tiến tới tự làm được mọi việc

Để bé tiến tới tự làm được mọi việc

Ngay trong thời gian đầu làm mẹ, dù mỗi hoạt động, mỗi cử chỉ, người mẹ đều gắn bó với đứa con, nhưng vẫn có những lúc tưởng tượng tới một ngày mai nào đó, đứa trẻ thân yêu này sẽ lớn lên, tự chủ làm được mọi công việc mà không cần tới sự giúp đỡ của người lớn nữa.

Tuy người mẹ nào cũng mong cho con chóng khôn Iớn, nhưng trong thâm tâm, lại có một tình cảm khác sợ rằng nếu đứa con không cần mình giúp nó nữa cũng là nó bắt đầu xa cách mình.

Chính do những mâu thuẫn trong ý nghĩ như vậy nên rất nhiều người mẹ hay ngăn cản không cho con mình tự động làm những công việc bình thường như mặc quần áo lấy, ăn, uống lấy, tự phục vụ mình trong các sinh hoạt hàng ngày, lấy cớ rằng Bé chưa làm được, làm chậm hoặc sẽ làm hỏng.

Khi vượt qua được điểm yếu tâm lý trên, người mẹ sẽ để cho con mình làm quen với mọi công việc bằng chính những kinh nghiệm của Bé qua mỗi lần làm được hay không làm được. Thật ra, Bé còn cần tới sự giúp đỡ của bố, mẹ nhiều hơn nữa, lâu dài hơn nữa. Nhưng, nội dung của sự giúp đỡ đó cũng sẽ khác, không giống như sự giúp đỡ của những ngày đầu.

Sự khôn lớn của Bé bao gồm sự phát triển của nhận thức, của khả năng biểu hiện ý nghĩ bằng lời nói, cử chỉ về khả năng cảm nhận, nghe, nhìn và tự di chuyển : đi, đứng… Khả năng khôn lớn của mỗi đứa trẻ, mỗi khác. Bởi vậy không nên vội lấy một đứa trẻ ra làm mẫu để chế đứa khác không khôn bằng, không lớn nhanh bằng v.v…Âm nhạc có ảnh hưởng rất lớn đến vùng kiểm soát cơn đau

Bé tập ăn một mình

Sau đây là khả năng chung của trẻ em, theo lứa tuổi :

TỪ 4-6 THÁNG – Bé đặt tay mình lên bình sữa, nắm lấy bình, nhưng không biết cầm bình hoặc rút bình ra khỏi miệng. Có thể cho Bé uống nước hoặc ăn súp bằng thìa (muỗng).

8 THANG – Bé có thể ngồi để ăn. Có nhiều bà mẹ cho con ngồi sớm hơn. Như vậy, Bé cũng chưa ngồi được thoải mái vì chưa đủ cứng cáp.

9 THANG – Bé tự cầm được bình sữa để cho vào miệng. Khi Bé đã bú đủ no, Bé tự kéo bình ra. Thời gian đầu, bố mẹ vẫn phải để ý đề phòng Bé bú nhanh quá, có thể bị sặc. Nếu cho Bé miếng bánh, Bé rất thích, nhưng cầm bánh bằng cả 5 ngón nên dễ bóp nát bánh. Để cho Bé tập luyện sử dụng bàn tay, không nên ngại những hiện tượng Bé làm bẩn chỗ ăn và bẩn tay.

12 THÁNG – Bé đã biết cầm miếng bánh bằng ngón cái và ngón trỏ. Bé biết kéo hoặc nhè miếng bánh trong miệng ra khi không thích ăn nữa. Biết phân biệt món ăn này với món khác và chỉ ăn hoặc đòi ăn món mình thích.

15 THÁNG – Bé biết chỉ tay để đòi thứ gì mình thích. Biết cầm chén, bát bằng 2 tay, biết cầm thìa (muỗng), nhưng hay cầm ngược.

18 THÁNG – Bé biết sử dụng thìa để múc các thức ăn rắn. Biết cầm chén (ly) nước, nhưng hay làm đổ. Vào đầu bữa ăn, Bé thích ăn lấy, nhưng sau lại muốn có người giúp.

21 THÁNG – Bé biết ăn mọi thứ một mình, nhưng hãy còn bôi bẩn.

2 TUỔI – Bé có nhiều tiến bộ về mọi mặt. Biết ăn một mình nhưng có ngày thì sạch, có ngày lại đánh rơi vãi, làm bàn tay, quần áo, chỗ ăn bị bẩn.

Bé thích ăn lấy nhưng có lúc lại thích được người lớn cho ăn. Có thể chiều theo ý thích của Bé.

2 TUỔI RƯỠI – Bé bắt đầu biết sử dụng tương đối thạo các dụng cụ để phục vụ bữa ăn như thìa, nĩa, đũạ. Nếu thấy Bé còn vụng về, cứ để Bé sử dụng và nên khuyến khích Bé.

3 TUỔI – Bé có thể ngồi ăn đàng hoàng. Bạn có thể cho Bé đi ăn với mình tại nhà một người bạn nào đó, hoặc ăn ở nhà hàng cũng được. Bây giờ, Bé đã biết cầm chén nước (ly), bằng cái quai.Trẻ em Không nên đi giày chật quá

Bé tập mặc quần áo

Phải mất nhiều năm Bé mới tự mặc quần áo được. Khi tập cởi quần áo ra bao giờ cũng dễ hơn mặc vào và mặc cho gọn gàng. Khi nào các cháu biết tự cài khuy áo, buộc dây giày là đã sử dụng được các ngón tay khá thành thạo rồi, các cháu rất thích và tự hào về công việc này.

Dù còn nhỏ, khi mặc quần áo cho Bé, bố mẹ nên nói cho Bé biết phải mặc thế nào mỗi khi yêu cầu Bé giơ tay, nhấc chân. Như vậy, dần dần Bé sẽ quen với công việc này.

Sau đây là khả năng về mặc của Bé theo lứa tuổi :

1 THÁNG – Bé không thích “bị” mặc quần áo vào hay cởi quần áo ra. Mỗi lần như vậy, Bé đều khóc. Nhất là khi bố mẹ tìm cách cho đầu Bé qua cổ áo, luồn tay vào hay rút tay ra khỏi cánh tay áo.

7 THÁNG – Bé hay rút giày hay tất (vớ) của mình ra rồi cho vào miệng.

1 NĂM – Bé bắt đầu tham gia vào việc mặc qụần áo bằng cách giơ tay ra để mẹ luồn cánh tay áo vào, co chân đế mẹ xỏ vào ống quần rồi kéo lên, duỗi chân để mẹ đi giày…

15 THÁNG – Đi đâu, Bé cũng nhớ lại 3 loại đồ : cái mũ, đôi giày và cái quần. Khi ra ngoài, Bé thường tìm mũ để đội; khi đi ngủ, Bé biết bỏ giày ra và khi bị bẩn, Bé biết tự tụt quần mình xuống. Tuy vậy, khi mặc quần áo cho Bé, Bé hay làm nũng đòi mẹ phải hỏi “Tay Bé đâu ?” để luồn tay vào áo hoặc “Chân Bé đâu ?” để Bé cho mặc quần.

18 THÁNG – Bé biết tự kéo cái khóa “fermeture” để cài quần, áo.

2 TUỔI – Bé thích mặc quần áo lấy, nhưng thường cho cả 2 chân vào một bên ống quần.

2 TUỔI RƯỠI – Bé vẫn để người lớn mặc hộ quần áo. Nếu người lớn đã cởi khuy hộ rồi, Bé có thể tự tụt quần và bỏ áo ra. Bé tự cho chân vào giày, nhưng phải có người buộc dầy hộ.

3 TUỔI – Bé mặc áo được nhưng chưa biết cài khuy, có thể tham gia tập xếp các quần áo lại cho gọn gàng.

3 TUỔI RƯỠI – Bé tự cởi được quần áo nhanh. Nhưng, đối với những áo phải chui qua cổ áo, Bé còn lúng túng.

4 TUỔI – Bé tự mặc quần áo được và biết phân biệt phía sau với phía trước của cái quần, cái áo. Bé tự đi tất, đi giày nhưng vẫn chưa buộc dây giày lấy được. Bé chỉ buộc được thành thạo ở tuổi lên 5, lên 6. Bé biết chọn quần áo mình thích, mỗi lần đi chơi.

Bé tập giữ gìn sạch sẽ

Phải đến độ 18 tới 24 tháng, Bé mới có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trước hết là hạn chế được việc đi tiểu, đi tiêu bất kỳ lúc nào. Bé bắt đầu biết nhịn nên bớt “ị đùn”, không “tè dầm” ban ngày nhưng vẫn tiếp tục “tè dầm” vào ban đêm. Muốn đạt được tới “trình độ” không tè dầm hoàn toàn :

  • Bộ não và hệ thần kinh phải phát triển bình thường tới một độ nào đó, sau khi Bé đã biết đi;
  • Những cơ bắp của hậu môn và bàng quang phải đủ sức để giữ cho các cơ vòng khép kín lại.
  • Bé phải ngồi bô lâu được từ 5 tới 10 phút mà không mệt. Bé có thể biết ngồi bệt dưới đất mà vẫn chưa biết ngồi bô, vì ngồi bô khó hơn.

Riêng về bô, bạn nên để Bé tập ngồi trên một cái bô riêng, để Bé thấy rõ : mục đích ngồi bô là để đi tiểu, đi tiêu. Một số bô làm theo kiểu ghế khiến Bé không tập trung vào việc này, mà chỉ ngồi lâu để nghịch. Bé cũng chưa sử dụng được những dụng cụ dành cho người lớn về việc này, vì kích thước lớn và Bé thường bị đãng trí vì có tiếng nước chảy.

Trong khi Bé ngồi bô, người lớn phải theo dõi nhận xét xem Bé có yêu cầu gì không. Khi tư thế ngồi không được thoải mái, hoặc đá ị xong, Bé thường thể hiện bằng tiếng gọi, nét mặt, hoặc kéo quần, kéo áo v.v…

Tập cho Bé quen đi tiêu đúng giờ giấc

  • Trẻ em có thể mỗi ngày đi tiêu một lần hoặc hai ngày một lần. Người lớn phải chú ý ghi nhận Bé đi vào giờ rào và cho Bé ngồi bô đúng vào giờ đổ, để thành một thói quen.
  • Không nên lạm dụng “viên đặt ở hậu môn” để cho Bé dễ đi tiêu trừ trường hợp Bé bị táo bón rõ rệt.
  • Nên chú ý cho Bé đi đều để tránh hiện tượng táo bổn. Phân cứng làm cho Bé bị đau và ngại ngồi bô.

Nên để Bé ngồi bô trong bao lâu ?

Khi Bé đi tiêu xong, nên nhấc Bé dậy ngay. Như vậy, Bé sẽ hiểu ngồi bô để làm gì và tại sao không cần ngồi nữa.

Nếu đã ngồi 10 phút mà Bé không “đi”, thì không nên bắt Bé ngồi thêm nữa. Không nên lấy việc ngồi bô để phạt hoặc để bắt Bé ngồi yên, khỏi quấy.

  • Khi bé đã ngồi yên rồi, không nên nói chuyện hoặc săn sóc Bé nữa, vì làm như vậy, Bé sẽ không tập trung vào việc chính là làm cho phân ra.

Việc dạy cho Bé biết đi tiêu có nề nếp như vậy, có thể bắt đầu từ khi Bé được 18 tháng trở đi.

Tập cho Bé quen việc đi tiểu

Tập cho Bé đi tiểu như thế nào ? Để tránh hiện tượng “tè dầm” phải lâu công hơn, vì trong ngày số lần Bé cần đi tiểu nhiều hơn số lần cần đi tiêu. Sau đây là một số gợi ý :

  • Tạo cho Bé thói quen thấy dễ chịu khi quần áo khô ráo, bằng cách thay luôn cho Bé. Như vậy, mỗi lần “tè dầm”, Bé sẽ cảm thấy khó chịu và đòi được thay quần.
  • Cho Bé ngồi bô đều đặn, thí dụ vào thời gian sau mỗi bữa ăn.
  • Dần dần thay tã lót bằng quần. Bé “tè dầm” ra quần thấy ướt và khó chịu hơn khi quấn tã.
  • Mỗi lần Bé khóc, đòi tè đứng lúc, để người lớn kịp “xi”, nên khen và nựng Bé về việc này.

Trẻ lên 2 có thể thôi không “tè dầm” ban ngày nữa.

Bé trai, từ 2 tuổi trở đi có thể đứng để tè. Việc này làm cho Bé tự hào lắm, vì cảm thấy mình đã lđn rồi.

Có nên đánh thức Bé dậy lúc nửa đêm để đi “tè” không ?

Không nên, vì nhiều khi làm như vậy, Bé sẽ không ngủ tiếp được. Chỉ nên nhắc Bé tè trước khi đi ngủ.

Từ 2 tuổi rưỡi tới 3 tuổi, nếu bàng quang Bé phát triển bình thường, Bé sẽ thôi không “tè dầm” nữa. Tuy vậy, có một số trẻ còn “tè dầm” tới quá 5 tuổi.

Nếu Bé không đi nhà trẻ

Nếu vì những lý do nào đấy mà Bé không đi nhà trẻ thì có điều gì lợi, hại ?

Trước hết, chúng ta nên nhận thức rằng nhà trẻ chưa phải là lớp dự bị của lớp mẫu giáo. Bé chỉ qua giai đoạn này ở độ tuổi lên 5 hay lên 6.

Tuy vậy, nề nếp sinh hoạt của nhà trẻ có thể làm cho Bé quen dần với nề nếp của một trường học. Bởi vậy, khi tới tuổi vào lớp mẫu giáo, Bé sẽ chóng quen với trường, lớp và các bạn cùng lứa tuổi hơn.

Trẻ em không có điều kiện đi nhà trẻ vẫn phát triển được nhận thức bên cạnh mẹ hoặc người lớn chăm sóc mình. Khi được theo mẹ đi chợ hoặc vào bếp cùng mẹ, Bé sẽ dần biết các loại quả, rau, hoa … bằng cách phân biệt chúng về hình thù, màu sắc. Bé cũng nhận được mùi thịt gà khác mùi cá, mùi thỏ. Đó là những bài học về khoa học tự nhiên mà Bé tiếp thu được trong thực tế cuộc sống.

Qua sự tiếp xúc của mọi người trong gia đình với xã hội, Bé cũng biết được công việc của người nhân viên bưu điện đưa thư, người bán thịt, người đưa báo, bác thợ giày v.v…

Bởi vậy, trẻ em đi nhà trẻ sẽ có điều kiện phát triển trí khôn và sự mạnh dạn theo nề nếp nhà trẻ, mà trẻ em ở nhà, cũng vẫn “khôn ra” theo hướng trẻ ở nhà, vì có những dịp tiếp xúc với mọi người và mọi việc ở quanh mình.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây