Khái niệm
Đầy bụng (phúc mãn) là trong bụng có cảm giác trướng đầy mà bên ngoài không có hiện tượng trướng cấp.
Chứng này đầu tiên xuất hiện tờ Tố vấn – Thích nhiệt luận và Lục nguyên chính kỷ đại luận. Chứng “Thiếu phúc mãn” nói trong Tố vấn – Đại kỳ luận – Ngọc cơ chân tàng luận; chứng “Trung mãn” nói trong Âm dương ứng tượng đại luận;” Mãn bệnh” ghi trong Dị pháp phương nghi luận cho đến chứng “Phúc khí mãn” nói trong Linh khu – Tà khí tạng phủ bệnh hình, đều thuộc phạm vi chứng Phúc mãn (đầy bụng) này. Trong Thương hàn luận – Kim quỹ yếu lược cũng có tên chứng này. Thương hàn luận .còn đem chứng bụng đầy ở mức độ nhẹ gọi là “Phúc vi mãn” (bụng hơi đầy). Bụng đầy mà kiêm cả trướng gọi là “Phúc trướng mãn”; nếu kiêm cả đau thì gọi là “Phúc mãn thống” hoặc “Phúc mãn thời thông”; kiêm cả chứng thành bụng mãn thì gọi là “Phúc ngạnh mãn”.
Chứng này với chứng dưới Tâm bĩ, vùng ngực khó chịu thường đồng thời xuất hiện, rất dễ lẫn lộn. Dưới Tâm bĩ biểu hiện chủ yếu là dưới Tâm bĩ tắc trướng đầy khổ chịu, bệnh biến ở bộ phận Vị quản dưới Tâm. Ngực tức khó chịu (Hung muộn) biểu hiện chủ yếu là vùng ngực bức bối khó chịu, bệnh biến ở bộ vị thành ngực. Còn chứng Đầy bụng thì bộ vị bệnh biến ở Vị quản trở xuống, ở phía bụng trên.
Các chứng Đơn phúc trướng to, tích tụ ở trong bụng, đau thắt vùng rốn bụng, đau tiểu phúc… trong biểu hiện lâm sàng tuy có thể kiêm chứng bụng đầy, nhưng các chứng Đơn phúc trướng to với chứng Tích tụ trong bụng, trong bụng có thể sờ thấy vật khôi hữu hình, các chứng rốn bụng đau thắt và Tiểu phúc thông thì có đặc trưng chủ yếu là đau, ngoài ra trong các bệnh biến của phụ nữ như kinh, đới, thai, sản, cũng có thể kiêm chứng trạng bụng đầy, nhưng đều không nằm trong phạm vi thảo luận chứng này, xin tham khảo ở các đề mục hữu quan.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
Bụng đầy do hàn thấp tụ ở trong: Có chứng vùng bụng trướng đầy, ấn vào không đỡ, kém ăn, nôn mửa buồn nôn, đại tiện lỏng hoặc đau bụng, miệng khát nhưng không muốn uống, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền Hoãn.
Bụng đầy do Tỳ Vị hư hàn: Có chứng trong bụng trướng đầy, lúc phát lúc không, lúc nhẹ lúc nặng, ưa ấm ưa xoa bóp, hoặc uống nước nóng, ăn đồ nóng thì dễ chịu, mệt mỏi yếu sức, không thiết ăn uống, lưỡi nhạt bệu hoặc có vết răng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trì.
Bụng đầy do thấp nhiệt nóng kết: Có chứng bụng đầy mà trướng, bụng bĩ nôn ọe, trong Tâm phiền muộn, miệng khát mà không muốn uống nhiều, có lúc vã mồ hôi, đại tiện lỏng nhão, tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi đỏ rêu vàng nhớt, mạch Nhu Sác.
Bụng đầy do túc thực đình trệ: Có chứng bụng đầy trướng đau, ợ hăng nuốt chua, hoặc sợ ngửi mùi đồ ăn, hoặc đại tiện lỏng hôi như trứng ung, rêu lưỡi dầy nhớt mạch Trầm Hoạt.
Bụng đầy do thực nhiệt nội kết: Có chứng bụng đầy không giảm hoặc giảm không đáng kể, hoặc rắn đau, hoặc đau quanh rốn, đại tiện bí kết, chân tay ra mồ hôi nhâm nhấp, triều nhiệt nói sảng, mạch Trầm Thực hoặc Trì mà có lực, rêu lưỡi vàng khô hoặc rạn nứt nổi gai.
Phân tích
– Chứng Bụng đầy do hàn thấp tụ ở trong với chứng Bụng đầy do Tỳ Vị hư hàn: Loại trên do hàn tà trực trúng vào lý hoặc ở lâu nơi đất ẩm thấp hoặc ăn các thức sống lạnh, không sạch, trong và ngoài câu kết, hàn thấp xâm phạm Trung tiêu, Tỳ VỊ thăng giáng không điều phát sinh đầy bụng. Loại sau do Tỳ vị vốn hư, trung dương không mạnh, cộng thêm ăn quá mức đồ sống lạnh béo ngọt hoặc dùng quá nhiều loại thuốc hàn lương, hoặc do mới ốm nặng chăm sóc không chu đáo, ốm lâu không được nuôi dưỡng dẫn đến Tỳ Vị hư hàn, phát sinh đầy bụng.
Bụng đầy do hàn thấp tụ ở trong, vì hàn thấp là âm tà ngưng trệ ở Trung tiêu thì bụng đầy, làm khốn đốn Tỳ Vị, trọc âm không giáng thì nôn mửa buồn nôn, thanh dương không thăng thì đại tiện lỏng loãng, khí cơ không thông thì đau bụng. Tỳ vị không được thoải mái thì kém ăn, khát mà không muốn uống, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền Hoãn, đều là những đặc trưng hàn thấp tụ ở trong. Bụng đầy do Tỳ Vị hư hàn, vì bên trong hư yếụ có hàn khí không thể hồi phục được ngay, cho nên lúc đầy bụng lúc không, lúc nhẹ lúc nặng, được ấm được xoa bóp hoặc cho ăn uống đồ nóng thì dễ chịu. Bên trong hư yếu thì sự sinh hóa khí huyết bất túc, cho nên tinh thần mệt mỏi yếu sức, nguồn sinh hóa bất túc thì khí không có sức thúc đẩy Tạng phủ, cho nên sa nội tạng. Tỳ hư thì vận chuyển kém, Vị hư thì không thu nạp cho nên ngán ăn, lưỡi nhạt bệu hoặc có vết răng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trì… đều là những đặc trưng của Tỳ Vị hư hàn. Điểm phân biệt chủ yếu của hai chứng này là: Bụng đầy do hàn thấp tụ ở trong, xoa bóp không đỡ lại kèm theo các chứng nôn ọe ỉa chầy, đau bụng, rêu lưỡi dày nhớt. Đầy bụng do Tỳ Vị hư hàn thì ưa nóng ưa ấm thích xoa , bóp, lại kèm theo các chứng tinh thần mỏi mệt yếu sức và sa nội tạng, rêu lưỡi trắng mỏng… Cả hai tuy đều là hàn chứng, nhưng loại trên thuộc thực, loại sau thuộc hư, về điều trị, hàn thấp tụ ở trong nên ôn hóa hàn thấp, dùng phương Vị linh thang hợp với Hậu phác ôn trung thang. Tỳ Vị hư hàn thì nên ôn bổ Tỳ Vị, chọn dùng phương Lý trung thang hoặc Hậu phác sinh khương cam thảo bán hạ nhân sâm thang sinh khương cam thảo bán hạ nhân sâm thang.
– Chứng Bụng đầy do thấp nhiệt uất kết với chứng Bụng đầy do túc thực đình trệ: Bụng đầy do thấp nhiệt uất kết thuộc loại cảm nhiễm ngoại tà, hoặc người vốn thích các thức nồng hậu, rượu chè, cay nóng… làm Tỳ Vị tổn thương mất chức năng kiện vận, thấp nhiệt từ trong sinh ra không tiêu tán được gây nên. Bụng đầy do túc thực đình trệ, là do ăn uống quá mức, đói no thất thường, Trường Vị bị tổn thương khó bào mòn thủy cốc, đồ ăn đình trệ không tiêu hóa được gây nên. Vì thế, loại trên nguyên nhân do thấp nhiệt câu kết làm ngăn trở ở trong, khí cơ mất chức năng thăng giáng, nên bụng đầy mà trướng, bụng bĩ tắc nôn ọe, đại tiện lỏng nhão, nhiệt uất ở trong thì trong Tâm phiền đầy; thấp và nhiệt đều tác hại nên miệng tuy khát nhưng không muốn uống nhiều. Thấp và nhiệt câu kết keo dính nhớt trệ, tuy từng lúc ra mồ hôi, mà tà khí vẫn khó giải. Thấp và nhiệt dồn xuống thì tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi hồng rêu vàng nhớt, mạch Nhu Sác đều là những đặc trưng của thấp nhiệt. Loại sau thì do túc thực đình trệ, khí cơ không thông cho nên đầy bụng vừa đau vừa trướng, ăn uống vào trong vị đình trệ không tiêu hóa. Vị mất sự hòa giáng thì Ợ hăng nuốt chua, hoặc ngửi mùi đồ ăn thì sợ, Tỳ không kiện vận thì đại tiện ra mùi như trứng ung, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Trầm Hoạt là những đặc trưng túc thực đình trệ. Điểm chủ yếu phân biệt hai chứng này là: Chứng bụng đầy do thấp nhiệt uất kết thì đầy mà trướng, bụng bĩ nôn ọe, miệng khát mà không uống nhiều, đại tiện lỏng, rêu lưỡi vàng nhớt. Còn Bụng đầy do túc thực đình trệ thì đầy trướng và đau, ợ hăng nuốt chua, hôi miệng chán ăn, đại tiện ra hôi như trứng ung, rêu lưỡi dầy nhớt. Thấp nhiệt uất kết điều trị theo phép hóa thấp thanh nhiệt, dùng phương Vương thị liên phác ẩm. Túc thực đình trệ điều trị nên tiêu thực đạo trệ, dùng phương Bảo hòa hoàn.
– Chứng Bụng đầy do thực nhiệt kết ở trong: Phần nhiều gặp trong quá trình phát triển của ngoại cảm nhiệt tính bệnh: Vì tà nhiệt truyền lý, úng trệ Trường Vị, câu kết với cặn bã ở trong ruột làm nghẽn đường ruột, công năng truyền đạo của Đại trường bị trở ngại gây nên. Sự truyền đạo của Đại trường bị trở ngại, khí cơ ở Vị Trường không giáng xuống thuận lợi cho nên đầy bụng không giảm, hoặc giảm không đáng kể, tà nhiệt vô hình cấu kết với phân táo ở trong, cho nên bụng đầy trướng đau. Phủ khí không thông thì đại tiện bí kết; chân tay đều bẩm thụ khí của Vị, nhiệt hun đốt Dương minh cho nên chân tay ra mồ hôi nhấp nháp. Lý nhiệt quá thịnh, quấy rối thần minh, cho nên triều nhiệt và nói sảng; rêu lưỡi vàng khô hoặc khô nứt nổi gai, đều là đặc trưng tà nhiệt quá thịnh, hao thương tân dịch. Lâm sàng coi từng vị trí đầy ở vùng bụng, trướng rắn và đau, hoặc quanh rốn đau, tất phải kiêm đại tiện bí kết làm đặc điểm, về điều trị nên công hạ nhiệt kết, dùng phương Đại Thừa khí thang.
Tóm lại chứng đầy bụng có chia ra hàn – nhiệt – hư – thực khác nhau. Lâm sàng có thể kết hợp chứng – nhân – mạch – trị từng đặc điểm mà chẩn đoán phân biệt.
Trích dẫn y văn
Tam tiêu bị bệnh, bụng đầy hơi (Linh khu – Tà khí tạng phủ bệnh hình).
Bệnh KhLtrướng do thất tình uất kết, ngực bụng bĩ đầy, chân tay gầy nhiều (Chứng trị vâng bổ).