Ho là cơ chế để cơ thể bạn giữ cho đường hô hấp được thoáng. Khi con bạn bị nhiễm lạnh hoặc ốm nhẹ, ho và các hiện tượng khác sẽ dần khỏi theo thời gian. Nhưng khi bé bị các bệnh nặng hơn như hen suyễn hoặc ho gà, hiện tượng ho sẽ không giảm bớt, không ngừng lại hay yếu đi, và nó có thể khiến bé bị mệt. Bé có thể cần được trợ giúp y tế để chữa trị nguyên nhân tiềm ẩn gây ho, làm giãn đường thở, hút sạch các chất bài tiết và giúp bé nghỉ ngơi nhằm hồi phục sức khỏe.
Đối phó với viêm thanh khí phế quản cấp
Các cơn ho có thể bớt khi trẻ thở trong phòng tắm nhiều hơi nước hoặc gần cửa sổ mở có không khí mát tràn vào. Tuy nhiên, có thể trẻ sẽ cần được chữa trị bằng thuốc nếu các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài. Trẻ em không nên bị tiếp xúc với khói thuốc lá, đặc biệt nếu bé dễ bị viêm thanh khí phế quản cấp. Đặt một thiết bị làm ẩm dạng sương mát trong phòng ngủ của bé thường có thể ngăn các cơn ho, nhất là nếu không khí trong phòng ngủ của bé khô.
Các bé trai bị viêm thanh khí phế quản cấp nhiều hơn bé gái. Các cơn thường theo sau một đợt nhiễm virus, ví dụ như cảm lạnh thông thường hoặc cúm, vì thế nên kháng sinh không mấy khi có tác dụng. Viêm thanh khí phế quản cấp xuất hiện tái đi tái lại được coi là do dị ứng hơn là lây nhiễm. Trẻ em thường hết bị bệnh này khi được 5 tuổi.
Gọi ngay cho bác sĩ nhi nếu con bạn bị ho và:
- Thở ổn, gấp, khó
- Thân nhiệt 38,3°c hoặc cao hơn, kéo dài hơn 24 đến 28 tiếng
- Uể oải hoặc lờ đờ
- Biến màu tím tái quanh môi, miệng và ngón tay
- Không chịu uống nước.
CẢNH BÁO!
Đừng cho bé uống các loại thuốc ho không cần kê đơn mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Các loại thuốc chống ho không được khuyên dùng ở trẻ nhỏ hơn 6 tuổi và không nên cho trẻ lớn hơn dùng trừ khi ho làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé.
MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN | NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ | HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN |
Con bạn bị sổ mũi và viêm họng. | Cảm lạnh thông thường. | Đảm bảo bé được nghỉ ngơi, cho bé uống nước sạch để làm loãng các chất bài tiết trong cơ thể. Nếu bé bị rát môi và mũi, hãy xoa dịu bằng cách bôi thuốc mỡ lên đó. Các triệu chứng cảm cúm sẽ tự hết trong khoảng 1 tuần. |
Con bạn nhỏ hơn 12 tháng bị ho sặc sụa, đã ho nặng trong ít nhất 2 tiếng. Gần đây bé bị cảm lạnh hoặc sổ mũi. | Viêm tiểu phế quản (một dạng nhiễm virus ở phổi sau khi cảm lạnh). | Gọi cho bác sĩ nhi để được tư vấn và chăm sóc. Hiện tượng viêm nhiễm này thường tự khỏi trong vòng 1 tuần. |
Thân nhiệt của con bạn cao hơn 38°C. Bé bị chảy nước mũi, đau họng và ho. Bé còn bị đau cơ và khớp, nhìn chung không được khỏe. | Bệnh cúm. | Đảm bảo bé được uống nhiều nước; cho bé dùng thuốc acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm nhiệt độ và giải toả cảm giác khó chịu. Gọi cho bác sĩ nhi nếu các triệu chứng của bé không cải thiện trong vòng 2 ngày, bé bị mẩn ngứa hoặc bị khó thở, hoặc bé có vẻ bệnh nặng hơn.Tiêm vắc xin hàng năm cho tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên để tránh bị cúm. |
Con bạn bị ho và hắt xì hơi cả ngày nhưng hiếm khi về đêm. Bé liên tục bị chảy nước mũi trong. | Viêm mũi dị ứng (sốt mùa hè; bất cứ phản ứng dị ứng nào của niêm mạc mũi.
Viêm khí – phế quản (viêm đường hô hấp). |
Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ có thể sẽ kê một đơn thuốc. |
Con bạn bị ho dai dẳng và bị chảy nước mũi vàng nhợt trong hơn 10 ngày hoặc hơn, theo sau một lần cảm lạnh. | Viêm xoang. | Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và kê thuốc kháng sinh nếu họ khẳng định là bệnh viêm xoang. |
Con bạn bị ho dai dẳng ban ngày, không có triệu chứng nào khác. Cơn ho thường dừng lại khi bé ngủ. | Ho theo thói quen hoặc tật TIC giật máy. | Cố gắng xác định và loại bỏ các nguồn gây lo lắng của bé. Nói chuyện VỚI thầy cô của bé xem có phải các khó khăn ở trường gây nên vấn đề về cảm xúc của bé không. Hỏi bác sĩ nhi xem liệu có cần gặp chuyên gia tư vấn không. |
Bé bị ho dai dẳng và khó chịu ở họng. Gần chỗ ở có nguồn gây ô nhiễm không khí, và có người trong nhà bạn hút thuốc. | Kích thích do môi trường. | Hỏi bác sĩ nhi về cách giảm sự tiếp xúc của bé với tác nhân gây kích thích. Thử cách lọc không khí trong nhà hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của sự ô nhiễm. Khuyến khích thành viên trong gia đình ngừng hút thuốc. ít nhất cũng là cấm hút thuốc trong nhà. |
Cơn ho của con bạn tệ hơn về đêm. Bé ho khi tập luyện và khi gặp không khí lạnh. Bé cũng bị thở khò khè. Thành viên trong gia đình có người bị dị ứng và hen suyễn. | Hen suyễn. | Bác sĩ nhi sẽ khám cho con bạn và đánh giá chức năng phổi của bé. Nếu bác sĩ nhi xác nhận là bệnh hen suyễn, con bạn sẽ cần được điều trị; bạn sẽ cần áp dụng các biện pháp để giảm bớt sự tiếp xúc của bé với các tác nhân kích thích cơn hen. |
Con bạn đột nhiên bât đáu ho nhưng không có triệu chứng nào khác. Bạn nghi ngờ bé bị hóc một vật nhỏ hoặc một mẩu thức ăn. | Vật lạ trong đường dẫn khí. | Nếu con bạn không thể nói và chuyển sang tím tái, hãy bắt đầu phương pháp chữa nghẹn và gọi cấp cứu. Nếu không, hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi. Con bạn cần được điều trị để loại bỏ vật thể và ngăn chặn những vấn đề tệ hơn về sức khỏe. |
Con bạn bị ho kinh niên và thường xuyên bị cảm lạnh. Đờm (chất lỏng từ đường hô hấp) khó được ho bật ra và có thể bị biến màu. Trẻ chậm lớn. Phân bé nhiều, nhờn, và có mùi hôi. Mồ hôi của bé có vị mặn. | Xơ nang (một bệnh di truyền ảnh hưởng đến các tế bào tạo chất nhầy, mồ hôi và các dịch tiêu hóa). | Bác sĩ nhi sẽ khám cho bé và yêu cầu xét nghiệm. Hiện tượng rối loạn di truyền này thường được chẩn đoán ở trẻ nhỏ, nhưng ho, lớn chậm và các triệu chứng khác có thể lại là dấu hiệu của xơ nang ở trẻ lớn hơn. Nếu bác sĩ nhi khẳng định chẩn đoán này, con bạn sẽ cần được điều trị cả đời và có chế độ ăn đặc biệt. |