Bệnh nấm chân là một loại bệnh ngoài da do vi khuẩn xâm nhập gây nên. Có hai loại nấm, một là nấm khô, hai là loại nấm nước. Biểu hiện chủ yếu của loại nấm khô là da bàn chân khô nóng, thô rát, dầy lên, tróc da, mùa đông dễ bị nứt nẻ. Biểu hiện chủ yếu của nấm ướt là kẽ ngón chân có mụn nước, loét da, da luôn ướt, trắng bệch, bóc lớp da ngoài bên trong màu đỏ, rỉ nước vàng. Hai loại này đều rất ngứa, có khi hai bệnh này cùng tồn tại, bị đi bị lại, mùa xuân mùa hạ bị nặng, mùa thu mùa đông giảm nhẹ.
Nội dung chữa bệnh
Giữ cho chân sạch sẽ, khô ráo, chăm rửa chân, thay giầy tất.
Người có mồ hôi chân lại thường xuyên đi ủng hoặc giầy cao su thì rắc bột chống nấm chân vào trong tất.
Không được lấy tay cầm chân, để khỏi lây ra tay.
Sử dụng 2 loại thuốc đắp ngoài nên thay nhau dùng, không nên dùng lâu một loại thuốc.
Sau khi khỏi, mỗi tuần phải bôi thuốc 1 lần. trời nóng càng phải kiên trì.
Bệnh này trị bên ngoài là chính.
Phương pháp chữa bệnh
- Dầu gió bôi vào chỗ đau, ngày 1 lần.
- Sau khi rửa sạch hai chân, lau khô, dùng thuốc hoắc hương chính khí bôi chỗ đau, mỗi ngày 2 lần.
- Dùng thuốc tím tỉ lệ 1/5000 rửa sạch chỗ đau rồi dùng bông vô trùng châm dám bôi vào. Bôi liền 1 tuần sẽ hiệu quả.
- Một ít lá long não, bôi vào chỗ đau ngày 2 lần.
- Lấy mấy củ tỏi khô, giã nhỏ đắp vào chỗ đau, để khoảng 10 phút rồi bỏ đi, lại bôi mỡ ôriômixin, hai ngày 1 lần, dùng liền ba ngày có thể khỏi.
Những việc cần lưu ý
- Khi chữa bệnh nấm chân, không được tiếp xúc với những loại vật chất có tính kiềm như xà phòng, đá vôi… để tránh giảm hiệu quả của thuốc.
- Khi ngứa chân, không nên chườm bằng nước nóng, vì chườm nước nóng bệnh nấm có thể lan rộng ra, thậm chí có thể gây nên viêm tuyến lympho.