Trang chủBệnh tim mạchGõ tim trong khám tim mạch

Gõ tim trong khám tim mạch

Không cần thiết phải gõ tim nếu có thể chụp X quang. Tuy nhiên, gõ tim vẫn rất có giá trị khi không có X quang với điều kiện do thầy thuốc có kinh nghiệm thực hiện.

Vùng đục của tim ngược với vùng trong của phổi bao quanh tim. Nếu có phổi nằm giữa tim và thành ngực thì có vùng đục “tương đối”. Ngược lại, nếu tim nằm sát với thành ngực thì vùng đục là “tuyệt đối”. Bình thường, vùng đục tuyệt đối là một hình tam giác nhỏ nhưng đôi khi có thể không rõ.

Góc tim-gan có giới hạn trên là bờ trên của vùng đục của gan, bờ phải của tim (bình thường không vượt quá bờ phải xương ức). Đây thường là một góc vuông nhưng sẽ thành góc tù trong trường hợp bị tràn dịch màng ngoài tim, tim lệch sang phải hoặc tim phải to do bệnh van ba lá hoặc thông liên nhĩ.

Dọc lên theo xương ức, không có vùng đục nào ngoài vùng đục do xương ức, trong khi đó thì khi chiếu chụp X quang thấy bóng tim vượt ra ngoài. Sự không tương xứng giữa gõ và X quang là do tại vùng này, tim nằm khá xa thành ngực.

Bình thường, gõ vùng đáy tim thường không thấy có vùng đục. Nếu có thì khó mà xác định giới hạn vùng đục một cách chính xác. Ở ngang mức khoảng liên sườn 2, đục ở bên phải cho thấy có giãn động mạch chủ; còn nếu có ở bên trái thì rất có thể là giãn động mạch phổi. Tuy nhiên, còn có các nguyên nhân khác nữa như có khối u trung thất hoặc có bướu cổ chìm.

Gõ bò trái tim được làm như sau: lần lượt gõ các khoảng liên sườn 5, 4, 3 từ vùng nách trước bên trái, dần dần đi về phía xương ức. Ghi nhận chỗ tiếng trở nên đục. Như vậy có ba điểm, nếu nôi lại với nhau thì thành một đường cong, gần tương ứng với bờ trái của tim.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây