Trang chủBệnh mắtThuốc chống nấm và điều trị acanthamoeba trong chữa bệnh Mắt -...

Thuốc chống nấm và điều trị acanthamoeba trong chữa bệnh Mắt – Nhãn khoa

Thuốc chống nấm

  • Polyen

Các thuốc nhóm polyen có vùng ưa lipid cho phép chúng gắn với sterol trên màng của nấm, sự tương tác này gây tổn hại của màng nấm. Các thuốc chống nấm khác như flucytosin hoặc imidazole hoặc kháng sinh như tetracyclin và rifampin khi dùng phối hợp sẽ đi qua chỗ màng tổn hại vào trong tạo nên tác dụng hiệp đồng.

Natamycin dung dịch treo 5% là thuốc được tra 1 lần/1 giờ, thuốc có thể có tác dụng phụ như phản ứng dị ứng của mi và kết mạc, tổn hại biểu mô giác mạc. Amphotericin B có thể pha theo nồng độ 0,25-0,5% với nước cất để tra mắt theo liều 30 phút/lần. Thuốc cũng có thể dùng theo đường toàn thân để điều trị nhiễm nấm rải rác, cần theo dõi chức năng thận và các độc tính khác khi dùng thuốc theo đường này. Các thuốc trên ngấm kém qua giác mạc. Chúng có tác dụng trên nhiều loại nấm sợi bao gồm: aspergillus, cephalosporium, curvularia, fusarium và penicillium cũng như loài nấm sinh bào tử Candida albicans. Amphothericin B được dùng theo đường toàn thân cho những trường hợp nhiễm nấm toàn thân do Blastmyces, Coccidiode, Histoplasma, Cryptococcus, Candida, Mucoral, Aspergilus.

  • Nhóm Imidazol

Các thuốc chống nấm nhóm amidazol cũng làm tăng tính thấm của màng tê bào nấm. Miconazol dưới dạng tra 1% có thể dùng để tiêm dưới kết mạc (5mg trong 0,5ml, tiêm 1-2 lần/ngày). Ketoconazol viên 200mg, uống 1 viên/6-8 giờ. Thuốc thường ngấm qua hàng rào máu mắt kém nhưng tăng lên khi viêm. Các thuốc trong nhóm tác dụng trên nhiều loại nấm như Aspergilus, Coccidioide, Cryptococcus, Candida.

Flucytosin: thuốc có tác dụng trên quá trình tổng hợp ADN của tế bào nấm. Liều dùng của thuốc là 50-150 mg/kg cân nặng/ngày, uông làm 4 lần. Mặc dù thuốc ngấm tốt qua hàng rào máu mắt nhưng đa số các loài Aspergilus và Candida không có tác dụng của thuốc.

Thuốc điều trị acanthamoeba

Acanthemoeba là một loại amip sống trong đất, nước và không khí. Nó có thể gây bệnh cho giác mạc do các yếu tố nguy cơ như đeo kính tiếp xúc. Các loài gây bệnh ở giác mạc bao gồm A. polyphaga, A. castellani, A. hatchetti, A. cullbertsoni đều tồn tại dưới hai dạng bào tử và dạng nang có 2 lớp vỏ.

Do có nhiều loài nên không có thuốc nào có tác dụng trên tất cả các loài acanthamoeba. Polyhexamethylen biguanid 0,02% là thuốc nồng độ thấp nhất có tác dụng diệt amip. Các thuốc khác bao gồm chlorhecidin, neomycin, hỗn hợp neomycin-polymicin B-gramixidin, natamyxin 5%, miconazole 1%, propamidin isethonat 0,1%, mỡ dibromo-propamidin 0,15%.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây