Tên khác: viêm nhiều dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh.
Định nghĩa
Hội chứng gây ra bởi tổn thương thoái hoá hoặc viêm nhiều dây thần kinh ngoại vi, với đặc điểm là có những rối loạn cảm giác và vận động lan rộng chủ yếu ở đoạn cuối của những chi.
Căn nguyên
- Nhiễm độc: rượu (nguyên nhân hay gặp nhất, kết hợp với thiếu vitamin B1), chì, arsen, thuỷ ngân, đồng, kẽm, sulfur carbon, benzen, phospho, tetrachlorur carbon, thallium, isoniazid, sulfamid, emetin.
- Chuyển hoá: bệnh đái tháo đường, suy thận (urê huyết), loạn dưỡng porphyrin, thiếu máu ác tính, bệnh gút.
- Dinh dưỡng: nhất là do thiếu vitamin (vitamin Bl, B12, acid folic) trong bệnh pellagre (thiếu vitamin PP), nghiện rượu, bệnh tê phù (bệnh thiếu vitamin Bl), bệnh ỉa chảy mỡ, bệnh sprue và những hội chứng kém hấp thu khác.
- Nhiễm khuẩn: bệnh bạch hầu, sốt thương hàn, bệnh do brucella, bệnh phong, bệnh lao, giang mai, bệnh quai bị, bệnh tinh hồng nhiệt, bệnh lậu, bệnh Lyme, AIDS, ..V…
- Do thuốc: amiodaron, cisplatin, dapson, didanosin, isoniazid, metronidazol, nitroíuran, perhexillin, almitrin, vincristin.
- Những nguyên nhân khác: bệnh tạo keo (viêm nút quanh động mạch, lupus ban đỏ rải rác, ..V…), đa u tủy xương, hội chứng cận u.
Giải phẫu bệnh
Thoái hoá các dây thần kinh ngoại vi rải rác từng đoạn, không đều nhau, có thể kèm theo viêm mô kẽ hoặc viêm nhu mô (sợi thần kinh).
Triệu chứng
Bệnh khởi phát dần dần tuỳ theo nguyên nhân, bệnh cảnh lâm sàng thay đổi, nhưng các triệu chứng sau đây thường thấy xuất hiện ít nhiều rõ rệt trong mọi thể bệnh:
RỐI LOẠN CẢM GIÁC
- Cảm giác chủ quan: dị cảm, đau khi ấn vào đường đi của các dây thần kinh, tăng cảm giác ở da. Đôi khi đau rát như bỏng thường ở bàn chân, đau tăng lên khi bước đi.
- Cảm giác khách quan: rối loạn xúc giác, mới đầu ở đoạn cuối chi, làm cho bệnh nhân bị tê kiểu “mang găng tay” hoặc kiểu “đi bít tất”. Sốm bị giảm cảm giác với nhiệt và với độ rung (mất cảm giác rung). Bệnh nhân có thể bị mất cảm giác tư thế từ đó bị chứng thất điều giả tabét, chứng này là biểu hiện ngoại lệ duy nhất của bệnh viêm đa dây thần kinh.
RỐI LOẠN PHẢN XẠ: phản xạ gân cơ và phản xạ da ở những khu vực do dây thần kinh bị viêm chi phối đều giảm hoặc mất hẳn.
RỐI LOẠN VẬN MẠCH: sung huyết ở da, rồi tím tái và dinh dưỡng của da bị biến đổi, da trở nên nhẵn và bóng trong những thể bệnh kéo dài.
NHỮNG RỐI LOẠN THẦN KINH THựC VẬT KHÁC: ỉa chảy, tiểu tiện và đại tiện không chủ động, bất lực, hạ huyết áp tư thế. Có thể những chỉ riêng những dây thần kinh thực vật bị bệnh.
- Những rối loạn thần kinh cảm giác và vận động thường hay bắt đầu nhất là ở đoạn cuối (đoạn xa gốc) của các chi, rồi tiến dần lên tối gốíc chi.
Xét nghiệm bổ sung
Cơ điện đồ và đo vận tốc dẫn truyền xung thần kinh cho phép phân biệt:
- Những tổn thương mất bao myelin: vận tốc dẫn truyền xung thần kinh chậm lại rõ rệt, và khi những sợi thần kinh bị tổn thương mất myelin từng đoạn, có thể phát hiện được những vị trí ngăn chặn xung thần kinh tại chỗ.
- Tổn thương sợi trục: tốc độ dẫn truyền xung thần kinh còn duy trì tương đối, cơ điện đồ cho thấy có hoạt động tự phát, và biên độ đáp ứng với kích thích bị giảm. Kiểu phản ứng này thấy trong hội chứng Guillain-Barré.
- Thể hỗn hợp: tổn thương sợi trục và mất bao myelin. Kiểu phản ứng này thấy ở trong bệnh đa dây thần kinh do nhiễm độc, do rượu, do chuyển hoá (bệnh đái tháo đường), bệnh nhiễm khuẩn, u tủy xương và hội chứng cận ung thư.
Điều trị: (xem: những thể theo căn nguyên ở phần dưới)
VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH DO RƯỢU
CĂN NGUYÊN: thiếu vitamin thuộc phức hợp vitamin B, đặc biệt là thiamin (vitamin Bl). Chế độ ăn không thích đáng của người nghiện rượu mạn tính làm cho đối tượng rơi vào tình trạng thiếu vitamin. Viêm đa dây thần kinh có thể xuất hiện đột ngột nhân một lần bị nhiễm khuẩn.
TRIỆU CHỨNG
- Giảm các cảm giác nông, rối loạn cảm giác sâu, dị cảm, tăng cảm giác, đau tự phát hoặc khi kích thích bằng cách ấn vào bắp chân, chuột rút.
- Suy giảm vận động do rượu ảnh hưởng tới những nơron ngoại vi và khởi đầu ở những cơ nâng bàn chân. Tiếp sau đó, bệnh nhân không đứng kiễng chân trên các ngón được, và không bước đi được khi bệnh đã tới giai đoạn muộn.
- Mất phản xạ gân Achille (gân gót).
- Teo cơ ở khu trước ngoài của cẳng chân.
- Viêm dây thần kinh sau nhãn cầu (viêm thị thần kinh).
- Đôi khi có những rối loạn tâm thần phối hợp (xem: hội chứng Korsakoff)
- Phối hợp với những biến chứng khác của nhiễm độc rượu, ví dụ xơ gan, viêm dây thần kinh thị giác, rối loạn tâm thần.
- Giảm vận tốc dẫn truyền xung thần kinh.
TIÊN LƯỢNG: nếu điều trị sớm tiên lượng sẽ tốt, và những rối loạn vận động sẽ thuyên giảm sau vài tháng.
ĐIỀU TRỊ: cai uống rượu (mọi loại nước uông có cồn), thiamin liều tấn công từ 200-400 mg/ ngày, tiêm bắp thịt, sau đó 100 mg/ ngày uống, và các vitamin bô sung khác thuộc nhóm vitamin B.
VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TÊN KHÁC: bệnh thần kinh đái tháo đường.
CĂN NGUYÊN: viêm đa dây thần kinh xảy ra trong 15% số trường hợp đái tháo đường, nhất là ở những bệnh nhân trên 50 tuổi và nhất là khi bệnh nhân không được điều trị nghiêm chỉnh (tăng đường huyết mạn tính). Tuy nhiên, có 50% số bệnh nhân đái tháo đường có một số dấu hiệu bệnh thần kinh và giảm vận tốc dẫn truyền xung thần kinh.
TRIỆU CHỨNG
- Viêm đa dây thần kinh ở đoạn xa của các chi. (đoạn gần cuối chi), viêm đối xứng, trội về cảm giác, không đau, rối loạn cảm giác ở chi dưới trội hơn so với chi trên, với các triệu chứng: giảm cảm giác kinh điển như kiểu “mang bít tất”, giảm phản xạ rồi mất phản xạ gân Achille, và tối giai đoạn muộn hơn nữa thì mất cả phản xạ bánh chè.
- Viêm đa dây thần kinh không đối xứng hoặc viêm một dây thần kinh, trội về vận động (hiếm gặp), thường là đau, diễn biến cấp tính hoặc bán cấp tính. Những dây thần kinh hay bị viêm là thần kinh đùi (xem: đau đùi), các dây thần kinh sọ (thần kinh vận động nhãn cầu) và những dây thần kinh của chi trên.
- Đau trội về ban đêm với dị cảm ở da và cảm giác đau rát như bỏng tự phát.
- Bệnh thần kinh thực vật (chứng loạn thần kinh thực vật): nhịp tim nhanh cả trong lúc nghỉ ngơi, ỉa chảy ban đêm, bí tiểu tiện, rối loạn tiết mồ hôi, hạ huyết áp tư thế, trạng thái chóng mặt, đồng tử hai bên không bằng nhau, dấu hiệu Argyll-Robertson.
- Teo cơ đái tháo đường: những rối loạn dinh dưỡng ở các chi một phần là do thiếu máu cục bộ (tắc động mạch) và một phần do loạn dưỡng thần kinh.
ĐIỀU TRỊ: cũng như các trường hợp đau do bệnh thần kinh khác, những thuốc giảm đau thông thường (có tác động ngoại vi hoặc trung ương) đều không hiệu quả. Phải sử dụng đến các thuốc chống trầm cảm ba nhân vòng (imipramin, amitriptylin, Clomipramin), hoặc dùng Carbamazepin hoặc clonazepam. Biện pháp thiết yếu nhất là phải kiểm soát nghiêm ngặt mức đường huyết.
Nếu bệnh nhân bị rối loạn vận động tại chỗ ở một khu vực nhất định, thì có thể đặt một máy kích thích điện qua da ở đó cũng có thể có ích.
VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH DO BỆNH BẠCH HẦU
Những triệu chứng đầu tiên xuất hiện vào ngày thứ 10 hoặc thứ 15, đặc biệt là liệt cơ thể mi (cơ nhỏ trong lớp màng cơ-mạch của nhãn cầu có tác dụng điều tiết thuỷ tinh thể), làm cho bệnh nhân bị rối loạn thị giác, không nhìn được gần, và liệt màn hầu. Muộn hơn, có thể thấy xuất hiện liệt ngoại vi, rối loạn cảm giác và vận động.
VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH DO NHIỄM ĐỘC CHÌ
Nhiễm độc chì nói đúng ra là gây viêm nơron (viêm tế bào thần kinh), bởi vì không những chỉ các dây thần kinh ngoại vi bị tác động, mà cả những thân nơron vận động ở sừng trước tủy sống cũng bị viêm. Thường thì không có những rối loạn cảm giác và bệnh nhân không đau, trong khi những rối loạn vận động nổi lên hàng đầu và thường hay bắt đầu ở chi trên cả hai bên. Các cơ duỗi thường bị ảnh hưởng trước tiên, trong khi cơ ngửa dài (cơ cánh tay-quay) lại bình thường. Tới giai đoạn muộn hơn, cơ cẳng chân trước cũng có thể bị liệt. Thường thấy teo cơ và phản ứng điện thoái hoá. Chẩn đoán có thể được khẳng định bằng cách định lượng chì trong nước tiểu. (Về điều trị, xem: chì).
VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH DO ARSEN
Thể viêm này gây cảm giác rất đau và đi kèm theo những triệu chứng ngộ độc khác (rối loạn dạ dày-ruột, biểu hiện ở da, tăng sừng hoá, tổn thương móng). Những chất có arsen hoá trị 5 hay gây ra viêm thần kinh thị giác nhất. Trong số những rối loạn vận động, thì liệt những cơ ở khu sau của cẳng chân (bắp chân) là nổi trội.