Trang chủBệnh máuGhép Tủy Xương trong điều trị

Ghép Tủy Xương trong điều trị

Nguồn vật liệu ghép

  • Ghép đồng loài: Tủy xương để ghép được lấy từ một người cho phù hợp mô với người nhận trong hệ thống HLA, AB và D. Cứ trong số bốn người anh chị em ruột thì có một người phù hợp mô với một trong ba người còn lại.
  • Ghép tự thân: Trong một số trường hợp bị bệnh ung thư đã di căn, bệnh bạch cầu cấp tính, hoặc u lympho bào, người ta có thể thực hiện biện pháp ghép tự thân, bằng tủy xương của chính bệnh nhân, sau khi điều trị cho bệnh thuyên giảm hoàn toàn. Tủy xương lấy từ chính bệnh nhân được giữ trong lạnh (khí carbonic hoá lỏng), và nếu cần thì loại trừ hết tế bào bệnh khỏi tủy xương đã lấy để ghép, rồi mới truyền lại cho bệnh nhân sau khi bệnh nhân đã được xử lý bằng chiếu xạ toàn thân hoặc liệu pháp hoá chất liều cao.

Những chỉ định ghép đồng loài: những đối tượng dưới 40 tuổi bị những bệnh sau: bất sản tủy xương nặng, bệnh bạch cầu cấp đang thoái triển, bệnh bạch cầu tủy bào mạn tính, suy giảm miễn dịch bẩm sinh nặng, bệnh Gaucher, bệnh đặc xương, các bệnh hemoglobin.

Tiên lượng: trong trường hợp bất sản tủy xương thì tỷ lệ bệnh nhân sống thêm được hơn một nàm chiếm từ 50-90%. Trong bệnh bạch cầu, tỷ lệ này là 30-50%, nhưng cũng đã có những trường hợp khỏi bệnh hoàn toàn từ 7 đến 8 năm, nhất là trong số những bệnh nhân trẻ dưới 20 tuổi và được điều trị ngay từ giai đoạn đầu của bệnh.

Bảng 3.19. Sưng hạch bạch huyết (bệnh hạch bạch huyết, viêm hạch bạch huyết)

Săng hạ cam (săng mềm). Sưng hạch bạch huyết khu trú ở vùng bẹn và thường ở một bên. Đó là một hạch lớn, sờ thấy nóng, đau, mềm, tiến triển tới nung mủ. Tìm trực khuẩn Ducrey trong dịch chọc hút hạch (kết quả không thường xuyên dương tính).

Nhiễm khuẩn thông thường (sinh mủ).Tìm vị trí vi khuẩn xâm nhập ở trong khu vực mà hạch sưng thu nhận bạch huyết (khám họng nếu sưng hạch cổ, khám ngón tay nếu sưng hạch trên lồi cầu. V..V…) Xét nghiệm vi khuẩn trong bệnh phẩm lấy ở hạch, cấy mau.

Bệnh bạch cẩu. Thường sưng hạch toàn thân, sưng to và nhiều nhất ở cổ. Các hạch bị sưng thường đàn hồi, di động, và không đau. Làm xét nghiệm mau.

U lympho hạt hoa liễu – Thường sưng hạch bẹn một bên. Nhiều hạch bị sưng và di chuyển thành một khối khi sờ nắn vì viêm quanh hạch tạo nến một vỏ Hên kết chung với nhau; tiến triền tới rò ở nhiều điểm. Thử phản ứng nội bì của Frei.

U lymphô bào ác tinh không phải Hodgkin – Hạch sưng to, sờ thấy rắn, tụ thành các mảng dính VỚI da. Bắt buộc phải làm hạch đồ và sinh thiết hạch.

Bệnh Chauffard-Still – Hạch sưng vừa phải, toàn thân. Sờ thấy rắn, không đau, không có dấu hiệu viem quanh hạch.

Bệnh Hodgkin – Mới đầu là sưng hạch khu trú (hạch nách), sau đó sưng hạch toàn thân. Có nhiều hạch bị sưng, với kích thước khác nhau, không đau, không mưng mủ. Hạch đồ hỗn tạp. cần làm sinh thiết hạch.

Bệnh mèo cào – Sưncj hạch địa phương, đôi khi có viêm quanh hạch và mưng mủ. Phản ứng nội bì đặc hiệu. Vị trí vi khuẩn xâm nhập: thường là ở vết mèo cào.

Bệnh huyết thanh – Sưng hạch xảy ra sám, thường khởi đầu ở những hạch địa phương.

Di căn ung thư – Hạch sưng rất rắn, viêm quanh hạch nặng, làm cho hạch dính với những lớp mô ở sâu và với da. Sưng hạch thường khu trú (sưng hạch nách trong trường hợp ung thư vú, V..V..)

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn – Sưng hạch toàn thân, nhưng thường trội hơn ở vùng cổ. Sờ thấy hạch hơi nhiều, lúc đầu đau, rắn, bề mặt nhẵn. Hay kèm theo viêm amiđan và lách to. Làm công thức máu và test ngưng kết trên phiến kính.

Bệnh nhiễm pasteurella – Ở vị trí vi khuẩn xâm nhập, da bị phủ và đau, sưng hạch địa phương không mưng mủ, đau khớp. Vị trí vi khuẩn xâm nhập: thường là vết thương mèo cắn. Làm chan đoán vi khuẩn.

Dịch hạch – Sưng hạch địa phương, đau, tiến triển tới nung mủ Bệnh rubeon – Sưng hạch sau tai, hạch cổ sau, và hạch dưới chẩm.

Bệnh sarcoid – Có thể sưng hạch trước và sau tai, dưới hàm, trên ròng rọc. Hạch sưng sờ thấy rắn, di động, và không đau. cần làm sinh thiết hạch.

Bệnh AIDS – Hội chứng sưng hạch bạch huyết thể hiện ở một đối tượng huyết thanh dương tính bởi sự xuất hiện các hạch bị sưng kéo dài trong thời gian ít nhất 3 tháng, ở ít nhất hai vùng ngoài vùng bẹn với đường kính mỗi hạch nhỏ nhất là 1 cm, tuy nhiên người ta chưa rõ vì lý do nào mà các hạch náy bị sưng.

Giang mai thời kỳ đầu – Sưng hạch bạch huyết đla phương kết hợp với săng, thường xuất hiện ở vùng bẹn, tuy nhiên hãn hữu có thể thấy ở vùng cổ (với săng ở miệng). Các hạch bị sưng đều rắn, không đau, không có dấu hiệu viêm quanh hạch”và thường hay thấy co một hạch to trội hắn hơn các hạch khác. Xét nghiêm hiển vi điện tử bệnh phẩm hạch sau 15 ngày. Làm test huyết thanh.

Giang mai thời kỳ thứ hai – Sưng hạch bạch huyết toàn thân; hạch bị sưng rắn, không đau, không nung mủ

Bệnh do toxoplasma – Hạch bạch huyết bị sưng, sờ thấy rắn, thưởng là các hạch cổ sau, hạch nách, hạch dưới cơ thang

Bệnh lao (lao hạch) – Thường là sưng hạch khu trú ở vùng cổ. Hạch bị sưng sờ thấy rắn, di động, không đau hoặc đau ít, kích thước các hạch không đồng nhất. Làm sinh thiết hạch và xét nghiệm vi khuẩn.

Biến chứng

Mặc dù chỉ ghép tủy xương tương hợp mô, nhưng người ta vẫn thấy có tới 60% trường hợp ghép đồng loài xảy ra phản ứng mảnh ghép chống túc chủ, biểu hiện bởi sốt, phát ban ngoài da, viêm gan, và ỉa chảy kéo dài. Đôi khi xảy ra phản ứng loại mảnh ghép (xem thuật ngữ này), giảm toàn bộ tế bào máu với nhiễm khuẩn huyết và tái phát bệnh cũ.

CHÚ Ý: Sau liệu pháp hoá chất với liều cao, ghép tự thân bằng các tế bào nguồn lấy từ máu ngoại vi hơn là lấy từ tủy xương vì hình như sẽ làm giảm khoảng thời gian từ lúc ghép tới lúc các chức năng tạo huyết của tủy xương hoạt động lại. Những tế bào nguồn lấy được bằng tách riêng bạch cầu, được xác định bằng những kháng thể đơn clôn kháng kháng nguyên CD4, rồi đem nuôi cấy và kích thích sinh sản bằng các cytokin.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây