Phác đồ Điều trị giảm đau theo bậc thang

Phác đồ điều trị

1. Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau:

  • Cần kết hợp điều trị nguyên nhân gây đau (điều trị đặc hiệu, điều trị bệnh cơ bản).
  • Tôn trọng sơ đồ bậc thang của Tổ chức Y tế thế giới
  • Dùng đường uống là chính nhằm đơn giản hóa cách thức sử dụng.
  • Tìm liều hiệu quả nhất, dung nạp cao nhất (tôn trọng chống chỉ định, tương tác thuốc, tăng dần liều, lưu ý sự phụ thuộc thuốc…)
  • Có thể kết hợp các điều trị hỗ trợ như trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh nên kết hợp thuốc vitamin nhóm B và các thuốc giảm đau thần Có thể kết hợp các thuốc chống trầm cảm ở các trường hợp đau kéo dài, đau do ung thư vv….

2. Sơ đồ bậc thang chỉ định thuốc giảm đau theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới:

  • Bậc 1: Thuốc không có morphin (paracetamol, thuốc chống viêm không steroid liều thấp, noramidopyrin, floctafenin…)
  • Bậc 2: Morphin yếu (codein, dextropropoxyphen, buprenorphin, tramadol).
  • Bậc 3 : Morphin mạnh

 Bảng liều một số thu ốc giảm đau bậc 1 -2 theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (W HO)

Thuốc giảm đau bậc 1

  • Paracetamol 500mg-1500mg/ngày
  • Diclofenac 50mg, 2 viên/ngày, hoặc 75mg/ngày
  • Meloxicam 5mg-15mg/ngày
  • Piroxicam 20mg/ngày
  • Celecoxib 200 – 400mg/ngày
  • Etoricoxib 60-90mg/ngày uống 1 lần

Thuốc giảm đau bậc 2 – Paracetamol kết hợp với codein hoặc tramadol

  • Paracetamol 500mg + codein 30mg (Eferalgan- codein) 1-3 viên/ngày
  • Paracetamol 325mg + Tramadol 5 mg (Ultracet) 1-2 viên x 4 -6 lần/ngày, không quá 8 viên/ ngày

Điều trị hỗ trợ giảm đau

* Trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh:

–     Thuốc giảm đau thần kinh

+ Cytidine 5mg + Uridine 3mg (Nucleo e.m.p forte) 1-2 viên x 2 lần/ngày

+ Gabapentin 25 – 35 mg/kg/ ngày: 3 lần, khởi đầu 10 mg/kg/ngày

+ Pregabalin 150- 300mg/ngày chia 3 lần.

Chỉ định: Đau do nguyên nhân thần kinh như đau thần kinh tọa, hội chứng chèn ép rễ thần kinh (thoái hóa cột sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm, hội chứng ống cổ tay, hội chứng ống cổ chân…), đau xơ cơ (fibromyalgia) …

Cách dùng: Nên uống vào buổi trưa và tối. Cần tăng liều dần. Khởi đầu bằng liều cao ngay từ đầu có thể gây chóng mặt, buồn nôn.

  • Vitamin nhóm B (B1, B6, B12)

+ Neurobion (vitamin B1, B6, B12): tiêm hoặc uống

+ Neurolaxan B (vitamin B1, B6, B12): uống

+ Methycobal (vitamin B12): tiêm hoặc uống 1500µg/ngày

Chỉ định: Đau có nguồn gốc thần kinh như đau thần kinh tọa, hội chứng chèn ép rễ thần kinh (thoái hóa cột sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm, hội chứng ống cổ tay, hội chứng ống cổ chân…), đau thần kinh liên sườn …

Cách dùng: Nên dùng liều cao.

* Trường hợp đau mạn tính:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressssant), chống lo âu

+ Amitriptylin (Laroxyl: viên 25mg)

Chỉ định: Đau mạn tính, đau có nguồn gốc thần kinh, có rối loạn giấc ngủ, có yếu tố tâm lý, hoặc đau do ung thư.

Cách dùng:Nên khởi đầu bằng liều thấp: ½ viên/ngày. Liều: 25-75mg. Có thể gây chóng mặt

+ Dogmatil (Sulpirid: viên 50mg)

Chỉ định: Đau có rối loạn giấc ngủ, có yếu tố tâm lý.

Cách dùng: Liều 50-150mg/ngày. Nên khởi đầu bằng liều thấp: 50mg,ngày. Không quá 4 tuần.

Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới.

Phác đồ điều trị
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận