TỦY ĐỒ: để lấy mẫu tủy xương người ta thường chọc xương ức hoặc chọc hút ở mào chậu bằng một kim chọc đầu vát, có nòng, sau khi gây tê tại chỗ tuỳ theo hoàn cảnh.
Cũng có thể hút dịch tủy xương bằng chọc kim. Dịch hút ra sẽ phải lập tức đàn ngay trên phiến kính và nhuộm bằng phương pháp May-Grunwald- Giemsa rồi đọc dưới kính hiển vi.
Phương pháp nhuộm bằng màu xanh Phổ (bleu de Prusse) được sử dụng để phát hiện những hạt ferritin trong bào tương các nguyên hồng cầu và phương pháp nhuộm các enzym peroxydase có thể dùng để phân biệt được các nguyên bạch cầu.
Tủy đồ dùng để nghiên cứu hình thái các tế bào của tủy xương.
SINH THIẾT TỦY XƯƠNG: trong một số trường hợp, người ta lấy một mảnh tủy xương để xét nghiệm mô học.
Ngoài ra, sinh thiết tủy xương còn cho phép nghiên cứu cấu trúc của tủy xương.
Những chỉ định làm Tủy đồ
Là những trường hợp sau:
- Những bệnh trong đó xét nghiệm tủy xương là biện pháp duy nhất cho phép chẩn đoán xác định, đặc biệt là những rối loạn tạo huyết mà máu ngoại vi không thể hiện những biến đổi đặc biệt (ví dụ bệnh bạch cầu không tăng bạch cầu, thiếu máu bất sản), hoặc để phát hiện những yếu tố tế bào đặc biệt trong tủy xương (ví dụ trong bệnh đa u tủy xương đa, bệnh Gaucher).
- Những bệnh mà chẩn đoán có thể chính xác nhờ xét nghiệm tủy xương: ví dụ, các bệnh bạch cầu, thiếu máu tan huyết, thiếu máu ác tính, giảm bạch cầu hoặc giảm tiểu cầu bề ngoài tiên phát, một số bệnh không tan máu mà mầm bệnh chỉ có thể tìm thấy trong tủy xương (ví dụ bệnh do leishmania, bệnh do histoplasma, lao, bệnh do brucella).
- Phát hiện di căn vào tủy xương từ những ung thư tiên phát của tuyến tiền liệt, của phổi, của vú, V…V…
- Chẩn đoán phân biệt những trường hợp thiếu máu: hiếm khi cần phải làm tủy đồ, trong thực tế chỉ có chỉ định trong trường hợp thiếu máu nặng mà không xác định được nguyên nhân.
Thuyết minh tủy đồ
TỦY XƯƠNG NGHÈO TẾ BÀO
- Nghèo nàn do kỹ thuật chọc hút: khi chọc hút tủy xương, có thể bị lẫn máu làm cho tủy xương có vẻ nghèo nàn. Nếu chọc hút đúng kỹ thuật, và nếu chọc hút nhiều lần mà chỉ hút ra được máu, thì phải ghi nhận sự kiện này vì có thể là dấu hiệu của bệnh máu rất nặng. Nếu chọc hút tủy xương nhiều lần mà vẫn không lấy được đủ chất tủy thì cần phải làm sinh thiết tủy xương.
- Nghèo nàn thật sự:chất dịch hút ra nhạt màu và có mỡ, và tủy đồ “trống rỗng”, với rất ít tế bào: có thể là tủy xương bất sản (giai đoạn cuối cùng của bệnh bạch cầu, của bệnh thiếu máu bất sản, hoặc của nhiễm khuẩn huyết).
Về chi tiết, xem: suy tủy xương.
BIẾN ĐỔI DÒNG HỒNG CẦU:
- Tủy xương quá trội về nguyên hồng cầu:trong tủy xương số lượng tế bào có nhân thuộc dòng hồng cầu tăng quá nhiều so với tế bào thuộc các dòng tủy bào khác. Tỷ số giữa những nguyên hồng cầu ưa base so với nguyên hồng cầu chính sắc trong tủy xương bình thường là 1:5 tới 1:8, nay bị đổi ngược lại và có thể tới 20:1.
- Khi so sánh tủy đồ với huyết đồ, có thể nhận định như sau:
+ Nếu hồng cầu tăng đồng thời trong máu ngoại vi: bệnh đa hồng cầu nguyên phát, hoặc tăng hồng cầu thứ phát, bệnh tăng nguyên hồng cầu cấp tính là trường hợp ngoại lệ.
+ Nếu hồng cầu giảm đồng thời trong máu ngoại vi:
Thiếu máu hồng cầu bình thường (ở phần lớn các bệnh thiếu máu, nhất là thiếu máu tan huyết), trong trường hợp này ở tủy xương dòng hồng cầu tăng sinh sản (nhiều tiền nguyên hồng cầu và nguyên hồng cầu). Nếu trong tủy xương có rất nhiều nguyên hồng cầu, thì có thể là loạn sản tủy xương hoặc là bệnh loạn tạo hồng cầu bẩm sinh, hiếm thấy hơn.
Thiếu máu nguyên hồng cầu khồng lồ (thiếu máu ác tính và thiếu máu nguyên hồng cầu khồng lồ thứ phát), trong trường hợp này, dòng hồng cầu khồng lồ sinh sản mạnh, với những tế bào rất lớn mà những hạt chromatin của nhân lại rất nhỏ (tiền hồng cầu khồng lồ và hồng cầu khồng lồ).
Thiếu máu càng nặng thì nguyên hồng cầu trong tủy xương sinh sản càng mạnh.
- Tủy xương có số lượng nguyên hồng cầu vừa phải:thấy trong thời kỳ tiến triển hoặc thuyên giảm của mọi trường hợp thiếu máu hoặc sau khi bị mất một lượng máu lớn.
- tủy đồ có thể còn bình thường ở giai đoạn khởi đầu của bệnh thiếu máu bất sản hoặc thiếu máu thứ phát do ung thư.
Tủy đồ bình thường
Tế bào | Khoảng dao động | Trung binh |
DÒNG BẠCH CẦU HẠT | 50-75% | 65,5% |
Nguyên tủy bào | 0,2-1,5% | 0,9% |
Tiền tủy bào | 2,1-4,1% | 3,3% |
tủy bào | 10,5-22,5% | 16,5% |
Hậu tủy bào | 9,6-30,6% | 20,9% |
Bạch cầu hạt trung tính | 9,5-31,0% | 20,7% |
Dòng bạch cầu hạt ưa acid | 1,2-5,3% | 3,1% |
Dòng bạch cầu hạt ưa base | 0-0,2% | 0,1% |
DÒNG HỒNG CẦU | 8-30% | 19,7% |
Tiền nguyên hồng cầu | 0,2-1,3% | 1,4% |
Nguyên hồng cầu ưa base | 0,5-2,4% | 1,4% |
Nguyên hồng cầu ưa đa sắc | 10,9-19,2% | 14,9% |
Nguyên hồng cầu chính sắc | 0,4-4,6% | 2,0% |
DÒNG LYMPHO LƯỚI | 5-20% | 14,8% |
lympho bào | 5,1-23,2% | 13,2%* |
Tương bào | 0,4-3,9% | 1,3% |
Tế bào lưới | 0-0,9% | 0,3% |
TẾ BÀO NHÂN KHỔNG LỒ | ++ tới +++ | có trong tủy đổ |
TỶ Số TỂ BÀO DỒNG BẠCH CẦU/DÒNG hồng CẦU | 3:1-4:1 | 3,6:1 |
* Ở trẻ em nhỏ là 25%.
BIẾN ĐỔI Ở DÒNG BẠCH CẦU TỦY XƯƠNG:
- Tủy xương có rất nhiều bạch cầu hạt hoặc nguyên bạch cầu hạt: thấy trong bệnh bạch cầu tủy bào; trên tủy đồ thấy tất cả mọi giai đoạn trung gian của dòng bạch cầu hạt đều tăng, nhất là những tủy bào và hậu tủy bào. Dòng bạch cầu hạt trung tính thường tăng nhiều nhất, nhưng cũng có những tế bào thuộc dòng ưa acid và ưa base. Những tế bào này có thể trội hơn trong bệnh bạch cầu tủy bào ưa base và ưa acid.
- Tủy xương có bạch cầu hạt vừa phải: thấy trong những bệnh nhiễm khuẩn kèm theo tăng bạch cầu hạt trung tính trong máu. số lượng tủy bào và bạch cầu hạt trung tính tăng, nhưng số lượng các tế bào rất non thì bình thường hoặc tăng ít. Trong trường hợp tăng bạch cầu hạt ưa acid hoặc ưa base trong máu, thì trong tủy đồ cũng thấy những tế bào thuộc các dòng tương ứng tăng lên.
- Giảm sản hoặc bất sản tủy xương: thấy trong trường hợp mất bạch cầu hạt, trong máu hầu như hoàn toàn không thấy các bạch cầu hạt. Trong tủy xương tất cả những tế bào thuộc dòng tủy bào ít nhiều đều bị suy giảm, trong khi tế bào thuộc các dòng khác bình thường. Vào thời kỳ bệnh thuyên giảm, các tế bào thuộc dòng tủy bào lại xuất hiện lại trên tủy đồ, nhưng xu hướng biệt hoá yếu.
BIẾN ĐỔI TỶ SỐ GIỮA TẾ BÀO DÒNG BẠCH CẦU VỚI DÒNG HồNG CẦU: trên tủy đồ bình thường, tỷ số này biến động giữa 3/1 và 4/1.
- Tăng tương đối tếbào dòng bạch cầu: thấy trong đa số các trường hợp nhiễm khuẩn gây kích thích tạo bạch cầu, trong bệnh bạch cầu tủy bào, trong phản ứng dạng bệnh bạch cầu, và trong trường hợp giảm tế bào có nhân dòng hồng cầu (thiếu máu bất sản).
- Tăng tương đối tế bào dòng hồng cầu: thấy trong bệnh mất bạch cầu hạt, tăng sản tạo hồng cầu ở bệnh thiếu máu hồng cầu khồng lồ (thiếu máu ác tính và thiếu máu hồng cầu khồng lồ thứ phát), thiếu máu hồng cầu bình thường (thiếu máu sau xuất huyết, thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu tan huyết, thiếu máu vùng biển) và trong bệnh đa hồng cầu.
BIẾN ĐỔI DÒNG LYMPHO LƯỚI
- Có quá nhiều lympho bào hoặc bạch cầu đơn nhân trong máu ngoại vi (xem: tăng lymphô bào và tăng bạch cầu đơn nhân), thường có kèm tăng đồng thời những yếu tố tế bào tương ứng ở trong tủy xương. Các tế bào thuộc những dòng này tăng riêng ở trong tủy xương gặp trong bệnh bạch cầu không tăng bạch cầu và trong sarcom lympho (là những bất thường về tế bào hay xảy ra).
- Trong bệnh đa u tủy xương, người ta thấy số lượng tương bào tủy xương tăng rất cao. Tăng tương bào thường không rõ rệt trong những trường hợp viêm tủy xương và trong một số bệnh bạch cầu.
BIẾN ĐỔI DÒNG TẾ BÀO NHÂN KHỔNG LỒ
- Tủy xương nghèo tế bào nhân khổng lồ: nếu thời gian sống của tiểu cầu trong máu bình thường thì có thể là suy tủy xương toàn phần, tức là suy tất cả các dòng hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu, hoặc chỉ suy tủy xương phân ly, tức là chỉ suy giảm riêng dòng tiểu cầu (gọi là giảm tiểu cầu trung ương).
- Tủy xương nghèo tế bào nhân khổng lồ có thể thấy cả trong bệnh thiếu máu bất sản, trong bệnh bạch cầu hoặc một bệnh máu ác tính khác, do ngộ độc (benzol, hơi ngạt gốc nitơ, hoặc các thuốc chống phân bào khác), hoặc do tác động của bức xạ.
- Số lượng tế bào nhân khổng lồ bình thường hoặc tăng trong tủy xương, nhưng thời gian sống trung bình của tiểu cầu trong máu ngắn, thấy trong:
+ Tăng sản tủy xương thứ phát sau chảy máu nặng hoặc tái phát nhiều lần.
+ Tăng năng lách: hội chứng Banti, bệnh Gaucher, hội chứng Felty.
+ Miễn dịch-dị ứng thuốc: quinin, quinidin, chloramphenicol, thuốc hạ nhiệt, digitoxin, heparin, V…V…
+ Bệnh do virus: bệnh quai bị, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, viêm gan, bệnh rubeon, nhiễm virus cự bào.
+ Bệnh đông máu nội mạch khu trú: u mạch máu khồng lồ ở trẻ sơ sinh (hội chứng Kasabach-Merritt).
+ Lupus ban đỏ rải rác.
+ Giảm tiểu cầu sau khi truyền một lượng máu lớn, tuần hoàn ngoài cơ thể.
Những chỉ định sinh thiết tủy xương
Xét nghiệm tủy đồ và nghiên cứu những tế bào riêng rẽ của tủy xương (trên tủy đồ) không cho biết về cấu trúc và những tổn thương ở tủy xương.
Sinh thiết tủy xương được chỉ định trong những trường hợp sau: khi tủy đồ không cung cấp đủ thông tin về bệnh, khi phải chẩn đoán những bệnh mà cấu trúc tủy xương tham gia vào quá trình bệnh lý (ví dụ bệnh xơ hoá tủy xương), khi phải tìm di căn ung thư vào tủy xương, hoặc u lympho bào thâm nhiễm vào tủy xương.
Đứng trước một trường hợp suy tủy xương, thì sinh thiết tủy xương thường cung cấp cho ta những thông tin đầy đủ hơn so với tủy đồ.
Những kỹ thuật khác
SINH SẢN NHỮNG TẾ BÀO CHƯA BIỆT HOÁ HOẶC NGUYÊN HUYẾT BÀO: Những tế bào này có vẻ rất non (nhân to, màu rất sáng, bào tương ít nhiều ưa base), chưa thể xếp chúng vào một dòng tế bào nào của tủy xương, nhưng có thể thấy chúng chiếm từ 1-2% trong tủy đồ bình thường. Một số trong những tế bào này cho phản ứng dương tính với peroxydase, điều này cho phép xếp chúng thuộc dòng bạch cầu tủy xương. Những tế bào chưa biệt hoá này sinh sản mạnh trong bệnh bạch cầu cấp tính hoặc trong những đợt cấp tính của bệnh bạch cầu mạn tính.
CÁC YẾU TỐ TẢNG TRƯỞNG TẠO HUYẾT (CSF hoặc “Colony Stimulating Factors”): là những polypetid có tác dụng kích thích sự sinh sản và biệt hoá của những tế bào nguồn (tế bào tiền thân) của những dòng tạo huyết khác nhau. Yếu tố erythropoietin (xem từ này) kích thích tạo hồng cầu, yếu tố tăng trưởng bạch cầu hạt hoặc G-CSF (xem: filgrastim) kích thích sinh sản dòng bạch cầu hạt. Còn những yếu tố khác kích thích sinh sản các dòng tế bào tạo huyết khác nữa.
Bệnh | Huyết đồ | tủy đồ |
Thiếu máu ác tính và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (thiếu những yếu tố chống thiếu máu ác tính) | Thiếu máu hồng cầu to. Có It hồng cầu lưới. | Có các dạng không bình thường thuộc dòng hồng cầu.
tủy xương nhiều nguyên hồng cầu khồng lổ. |
Thiếu máu nhược sắc thiếu sắt | Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ. Có ít hồng cầu lưới. | Hình ảnh nguyên hồng cầu bình thường. Không thấy ferritin trong tủy xương.
Nguyên hồng cầu tàng. |
Thiếu máu bất sản (ngộ độc, bức xạ) | Thiếu máu. Có ít hồng cầu lưới. Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt trung tính, giảm tiểu cầu. | Chọc hút nhiều lần nhưng chỉ được ít chất tủy xương.
Sinh thiết tủy xương sẽ phân biệt được giữa bất sản và giảm sản tủy xương |
Thiếu máu tiêu tủy xương (xơ hoá, xơ cứng, thâm nhiễm tủy xương) | Thiếu máu. ĐÔI khi có hồng cầu có nhân.
Giảm bạch cầu, đôi khi giảm tiểu cầu. |
tủy đổ có (ch để chẩn đoán những bệnh bạch cầu và dl căn ung thư vào tủy xương (ung thư, u lympho bào). |
Thiếu máu trong các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh thận và bệnh gan | Thiếu máu đôi khi hồng cầu bình thường, đôi khi hồng cầu to. | tủy đổ bình thường, nhưng có ích để loại trừ những nguyên nhân khác. |
Thiếu máu tan máu | Tăng hồng cầu lưới | Tăng tạo máu dòng hồng cầu. |
Thiếu máu do mất máu không thiếu sắt | Thiếu máu hồng cầu bình thường hoặc hơi to.
Tăng hồng cầu lưới |
Phản ứng bình thưởng: tăng tạo huyết dòng hồng cầu. |
Bệnh đa hồng cầu nguyên phát | Đa hồng cầu, hay có tăng bạch cầu dạng tế bào non. | Tăng sản mọl dòng tế bào tủy xương. |
Bệnh bạch cầu (tăng bạch cầu) | Tăng bạch cầu, các dạng tế bào non, hoặc không điển hình. | tủy đổ thường cho phép xác định bệnh bạch cầu thuộc kiểu nào. |
Bệnh bạch cầu (không tăng bạch cầu) | Đôi khi giảm bạch cầu, tế bào dạng không điển hình. | tủy đổ thường cho phép xác định chan đoán. |
Bệnh Hodgkin | Không thấy những biến đổi đặc biệt. | Thâm nhiễm tủy xương không thường xuyên. Nên làm sinh thiết tủy xương. |
Mất bạch cầu hạt | Không thiếu máu, không giảm tiểu cầu. Tăng lympho bào tương đối. | Không thấy bạch cầu hạt. Dòng hồng cầu và tế bào nhân khồng lổ bình thưởng. |
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát | Giảm tiểu cầu đơn thuẩn. | tủy xương bình thường, tế bào nhân khồng lổ bình thường hoặc tăng số lượng. |
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu thứ phát | Giảm tiểu cầu đơn thuần hoăc phối hợp với những dấu hiệu của bệnh bạch cầu. | tủy xương bình thường hoặc có dấu hiệu bệnh bạch cầu, di căn ung thư vào tủy xương. |
NHỮNG TẾ BÀO TIỀN THÂN Ở TỦY XƯƠNG (CFU hoặc “Colony Forming Units”): nghiên cứu những tế bào tiền thân của tủy xương có ích trong chẩn đoán những trường hợp suy tủy xương, đặc biệt là những hội chứng loạn sản tủy xương, bệnh bạch cầu, đa hồng cầu, và có ích trong đánh giá độ phong phú của tủy xương trước khi lấy tủy xương để ghép. Những tế bào tiền thân ở tủy xương được nghiên cứu bằng cách xét nghiệm những đám tế bào (colony: đám hoặc cụm tế bào) mọc lên trong môi trường cấy tế bào tủy xương đã cho thêm các yếu tố tăng trưởng tạo huyết (xem thuật ngữ này). Dòng bạch cầu hạt trung tính và dòng bạch cầu đơn nhân là những dòng hay được nuôi cấy nhất.