SULFAMID HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
(Sulfonylure)
Tính chất: các sulfamid hạ đường huyết kích thích giải phóng insulin nội sinh được trữ trong các tế bào beta của tuỵ đảo Langerhans. Chúng không làm thay đổi quá trình sinh tổng hợp insulin. Ngoài ra, chúng làm giảm sự tạo thành glucose ở gan và làm tăng tác dụng của insulin ở tế bào đích. Tác dụng hạ đường huyết chỉ có khi tuỵ vẫn còn khả năng. Đường thải là gan mật đối với tolbutamid và gliben- clamid, thải đường thận đối với carbutamid. Các thuốc chỉ khác nhau về thời gian tác dụng tổng hợp insulin (tránh dùng thuốc mạnh ở người già và người suy thận).
Chỉ định
Chỉ dùng sulfamid hạ đường huyết để điều trị tiểu đường ở người lớn, không phụ thuộc insulin (Typ II) khi áp dụng nghiêm ngặt chế độ ăn vẫn không đưa được cân nặng và/hoặc đường huyết vể bình thường.
Thất bại ngay từ đầu: 15-30% số bệnh nhân tiểu đường typ II không nhạy cảm với các thuốc chống tiểu đường uống ngay từ đầií. Đôi khi, bệnh nhân không nhậy cảm với tolbutamid lại đáp ứng với clolopropamid, glipizidin hoặc glibenclamid.
Thất bại thứ phát: hàng năm có khoảng 5 – 10% bệnh nhân tiểu đường typ II trở nên kháng thuốc sulffonylure nên sau 10 năm điều trị, chỉ có gần 50% bệnh nhân vẫn còn đáp ứng với thuốc chống tiểu đường uống. Cần phân biệt kháng thuốc về sau với tiểu đường mất bù do các yếu tố” có thê đảo ngược được: sai trong chế độ ăn, bệnh kèm theo, điều trị đồng thời bằng thuốc lợi niệu thiazid.
Trong trường hợp bị ceton niệu hoặc bị nhiễm khuẩn, các thuốc hạ đường huyết uống phải được thay thế tạm thời bằng insulin. Các thuốc hạ đường huyết uống không thay thế được insulin để điều trị bệnh nhân tiểu đường typ I. Không dùng các thuốc này để điều trị bệnh nhân béo phì bị tiểu đường typ II.
Thận trọng
Trước khi điều trị phải chắc chắn là chỉ dùng chế độ ăn không thể đưa đường huyết về bình thường.
Dùng thuốc hạ đường huyết uống vẫn phải theo chế độ ăn.
– Phải theo dõi đường huyết (lúc đói, sau bữa ăn), nhất là vào lúc đầu điều trị.
Người già: các sulfamid hạ đường huyết có thể gây tai biến đường huyết thấp, nhất là ở người già.
Chuyển sang dùng sulfamiđ hạ đường huyết ở người đã được điều trị bằng insulin là việc phức tạp và có thể xảy ra các cơn hạ đường huyết. Cần giảm liều insulin từ từ vào lúc đầu dùng thuốc uống và phải theo dõi đường huyết.
Không được uống rượu trong khi điều trị.
Nếu phải mổ hoặc có các nguyên nhân làm tăng bệnh tiểu đường thì cần phải dùng insulin nếu cần.
Chống chỉ định
Tiểu đường typ I (thuốc hạ đường huyết uống không thay thế được insulin); tiểu đường nhiễm toan-ceton.
Tiểu đường ở trẻ em hoặc người trẻ.
Tiểu đường typ II ở người rất béo phì.
Dị ứng với sulfamid.
Suy thận hoặc suy gan.
Người già ăn uống kém: không được dùng các sulfonylure có thời gian trong huyết tương dài vì có nguy cơ bị hạ đường huyết.
Khi có thai (thuốc gây quái thai trên động vật) và cho con bú.
Tác dụng phụ
Hạ đường huyết: tuổi càng cao thì càng dễ bị và càng bị nặng (trên 60 tuổi), ăn không đủ, suy thận, dùng nhiều thuốc, nghiện rượu.
Rối loạn tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Dị ứng (hiếm): nhạy cảm với ánh nắng, viêm da, phỏng nước.
Thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt.
Độc với gan: vàng da ứ mật.
Tác dụng chống bài niệu: giữ muối và nước.
Làm tăng cân.
Lo âu, bồn chồn.
Quá liều: đường huyết hạ, toát mồ hôi, tái nhợt, khó chịu, tim nhanh, đói cồn cào. Hôn mê hạ đường huyết do sulfonyl urê có thể rất nặng (tỷ lệ tử vong tối 10%) và kéo dài (nhiều ngày), đặc biệt nặng ở người già và người bị suy thận.
Điếu trị: uống nước đường (nếu bệnh nhân tỉnh), truyền dung dịch glucose vào tĩnh mạch (nếu bị hôn mê). Không dùng glucagon vì có thể làm đường huyết bị tụt lại do tăng bài tiết insulin.
Tương tác thuốc: với rượu (buồn nôn, đau bụng, nôn, hạ đường huyết); với thuốc chống đông coumarin (làm nồng độ cả hai thuốc trong máu tăng và tác dụng hạ đường huyết bị giảm dần); với các thuốc chẹn beta (nguy cơ hạ hoặc tăng đường huyết; các thuốc chẹn beta có thể che lấp triệu chứng hạ đường huyết); với các thuốc chống viêm không phải steroid, các sulfamid kháng khuẩn, thuốc chống trầm cảm kháng IMAO, chloramphenicol (tăng tác dụng hạ đường huyết); với miconazol (hạ đường huyết nặng); với barbituric, corticoid, thuốc cường giao cảm, thuốc lợi tiểu thiazin, hormon giáp (làm giảm tác dụng hạ đường huyết).
CÁC BIỆT DƯỢC (sulfamid hạ đường huyết)
Carbutamid
Glucỉdoral ® (Servier)
Thời gian tác dụng rất dài (24 – 60 giờ)
Liều dùng: người lớn 250 – 500mg/ ngày dùng 1 lần.
Chlorpropamid
Diabenèse ® (Pfizen)
Thời gian tác dụng rất dài (24 – 60 giờ)
Chỉ định: tiểu đường vừa phải, đái tháo nhạt (lợi tiểu tác động lên ống thận xa)
Liều lượng (người lớn)
Tiểu đường: 125 – 250mg/ngày (uông 1 lần)
Đái tháo nhạt: 250 – 500mg/ ngày. Glibenclamid
Daonil ® (Hoechst)
Daonil Faible ® (Hoechst) Eglucan ® (Bochringer Mannheim) Hemi-Daonil ® (Hoechst) Miglucan ® (Boehringer Maunheim). Thời gian tác dụng dài (6-12 giờ)
Liều dùng: người lớn 2,5 – 10mg/ngày, chia 1 – 3 lần.
Glibornurid
Glutril ® (Roche)
Thời gian tác dụng dài (12 – 24 giờ)
Liều dùng: người lớn 25 – 50mg/ ngày chia 2 lần
Gliclazid
Diamicron ® (Servier)
Thời gian tác dụng dài (12-24 giờ)
Liều dùng: người lớn 80 – 160mg/ ngày chia 2 lần.
Glipizid
Glibénese ® (Pfizer)
Minidiab ® (Pharmacia & Upjohn)
Ozidia ® (Pfizer) [viên giải phóng chậm].
Thời gian tác dụng ngắn (3-8 giờ)
Liều dùng: người lớn 5 – 20mg/ ngà,y chia 2 lần.
Tolbutamíd
Dolipol ® (Hoechst)
Thời gian tác dụng ngắn (3 – 12 giờ)
Liều: người lớn 500 – 1500mg/ ngày. Chia 2,- 3 lần.
CÁC BIGUANID
Metformin (Dimethylbiguanid) Glucinan ® (Lipha Santé) Glucophage ® (Lipha Lanté) Stagid ® (Merck – Clévenot)
Tính chất: các biguanid hình như cải thiện độ nhạy ngoại vi với insulin và không làm hạ đường huyết ở người bình thường. Cơ chế tác dụng còn chưa rõ. Thuốc được thải qua thận và không được dùng ở người bị suy thận.
Chỉ định
Tiểu đường typ II không bị nhiễm toan-ceton ở người lớn, nhất là thể trọng quá lớn, khi áp dụng chế độ ăn nghiêm ngặt vẫn không đưa được cân nặng và/hoặc đường huyết vể bình thường.
Ngoài ra còn dùng để bổ sung cho trị liệu bằng insulin ở người béo phì bị tiểu đường typ I.
Liều lượng: người lớn 1000 – 1500mg/ngày, chia 2 – 3 lần.
Thận trọng
Định lượng creatinin huyết trước điều trị và 3 – 6 tháng 1 lần trong khi điều trị.
Nếu phải mổ hoặc có nguyên nhân làm bệnh tiểu đường nặng lên thì chuyển sang dùng insulin.
Chống chỉ định
Suy thận ngay cả suy vừa (creatinin huyết > 135/imol/l ở nam giới; 110//mol/l ở nữ giới).
Suy gan, suy tim hoặc suy hô hấp.
Nhiều acid ceton, tièn hôn mê tiểu đường.
Ngộ độc rượu cấp hoặc mạn tính.
Mất nước, sốt, nhiễm khuẩn.
Người già: tăng nguy cơ nhiễm acidlactic.
Khi có thai và cho con bú.
Tác dụng phụ
Rối loạn tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Hay gặp lúc bắt đầu dùng thuốc, giảm đi nếu giảm liều uống vào giữa bữa ăn và tăng liều dẫn.
Nhiễm acid lactic: chủ yếu là do phenformin (hiện không còn bán ở một số nước), do quá liều metformin. Nhiễm acid thể hiện bằng chuột rút, đau bụng, rất mệt mỏi và cơ yếu, khó thở do nhiễm acid, thân nhiệt giảm và tiến tới hôn mê. Chẩn đoán xác định: pH máu giảm, lactat máu tăng > 5mmol/l. Tỷ lệ tử vong do nhiễm acid lactic vì biguanid là 10 – 30%.
THUỐC ỨC CHẾ ALPHA GLUCOSIDASE
Arcabose
Glucor ® (Bayer)
Tính chất: chất ức chế alphaglucosidase tiêu hoá làm chậm quá trình thuỷ phân glucid và hạ mức đường huyết cao sau bữa ăn, không làm tăng insulin huyết, không làm thay đổi cân nặng. Được khuyên dùng để điều trị tiểu đường typ II (bổ sung cho chế độ ăn và các thuốc khác).
Liều lượng: người lớn 50 -100mg, ngày 3 lần, uống ngay trước bữa ăn (tối đa: 600mg/ngày).