Ỉa chảy là chứng đại tiện loãng hoặc như nước, nhiều lần. Một năm bốn mùa đều có thể xảy ra, nhưng nhiều nhất là vào mùa thu và hạ. Nội kinh nói : “Mùa trưởng hạ dễ bệnh động tiết hàn bên trong”.
Bệnh biến chủ yếu là ở tỳ vị và tiểu trường. Trương Cảnh Nhạc nói : “Cái gốc của bệnh Ỉa chảy, không ngoài tỳ vị. Đó là vì vị là biển của thuỷ cốc, còn tỳ chủ vận hoá. Nếu tỳ kiện và vị hoà thì thuỷ cốc sẽ đủ nhiệt để hoá khí, hoá huyết, vận hành khí doanh vệ. Nếu việc ăn uống thất thường, ngủ thức không đúng thời làm cho tỳ vị bị thọ thương, như vậy thuỷ sẽ ngược lại thành thấp, cốc sẽ ngược lại thành trệ, khí tinh hoa không còn luân hoá được, tất cả hợp lại thành bệnh”.
Cái lý của bệnh Ỉa chảy là như vậy, nhưng nhân tố gây bệnh thì khá phức tạp. Ví dụ như trong khoảng mùa thu và hạ, thấp khí chủ về thức ăn, thân thể lại nhận lấy hàn khí không hợp với thời như vậy sẽ gây ra thấp khí thịnh mà sinh ra chứng tiết. Cảm bởi hàn thì ruột sôi, động tiết. Hơn nữa nếu ăn uống quá độ, uống thức lạnh làm cho tổn đến trường vị, nghịch khí làm thương đến thực khí thành chứng tiết, có thể do tỳ khí vốn hư, sự lo lắng giận dữ làm thương đến can khí, can khí hoành nghịch làm phạm đến tỳ vị, tức là cái mà Nội kinh nói: “Khi nào thanh khí ở dưới thì thành bệnh xôn tiết”. Hoặc do mệnh môn hoả hư suy, âm khí thịnh một mình, thận khí mất đi sự bế tàng, cứ mỗi lần ngủ canh trong đêm thì Ỉa chảy, gọi là ngũ canh Ỉa chảy.
Nói tóm lại, nguyên nhân của chứng Ỉa chảy tuy đa dạng, sự phân loại thành danh mục cũng nhiều, nhưng căn bản của bệnh biến đều tại tỳ vị. Do đó, phép chính của việc chữa trị là làm cho tỳ vị được cường kiện, sơ thông tà khí, làm lợi thấp khí. Châm cứu trị liệu bệnh này chỉ cần phân biệt được hư thực, hàn nhiệt là đủ.
TRỊ LIỆU
Chứng trạng: Triệu chứng chính là đại tiện phân nát mà nhiều lần, đau bụng, sôi bụng, bụng trướng. Khi hàn thì đại tiện ra phân trong loãng, không hôi thối giống như phân của vịt; khi nhiệt thì đánh rắm yà tiêu ra phân thối, đau một com, ỉa một cơn; nếu do thấp thì tiêu chảy như nước mà bụng lại không đau. Nếu bị thương bởi ăn uống thì đại tiện ra chất bẩn thối, hơi tống ra như mũi tên. Nếu do xốn tiết thì mỗi khi bụng đau là muốn tiêu ra (tả), sau khi tiêu ra rồi thì bớt đau. Nếu là ngũ canh tiết thì cứ đến gần sáng (canh năm) là đại tiện (Ỉa chảy). Nếu đau bụng do tỳ hư thì khi ăn vào là muốn đi ngoài.
Phép trị: Kiện tỳ, ích vị, thanh trệ, lợi thấp làm chủ. Căn cứ theo Nội kinh thì cấp nên trị tiêu, mãn nên trị bản. Hàn thì lưu kim, nhiệt thì châm nhanh, hư thì bổ, thực thì tả.
Xử phương và phép châm cứu : Châm bổ trung quản 3 phân; bổ khí hải 3 phân, cứu thiên khu 5 tráng, không châm; bổ tỳ du 2 phân, bổ hợp cốc 3 phân, bổ túc tam lý 3 phân, lưu kim 10 đến 20 phút.
Phép gia giảm : Nếu là bị hàn mà Ỉa chảy thì cứu thần khuyết, thuỷ phần từ 5 đến 7 tráng. Nếu do thận hư mà Ỉa chảy châm thêm thận du, chương môn đều 5 phân, sau khi rút kim dùng phép cứu cách gừng từ 5 đến 7 tráng. Nếu là bị thương đến vấn đề thức ăn mà thành Ỉa chảy thì châm vị du 3 phân, đại trường du 3 phân. Nếu là do nhiệt mà Ỉa chảy châm thiên khu bằng hào châm, châm nông, không cứu, tất cả đều dùng cả bổ lẫn tả, châm thêm tả dương lăng tuyền. Nếu do thấp mà Ỉa chảy thì châm thêm tả bàng quang du 3 phân, cứu thuỷ phân 5 tráng; nếu là do xôn tiết, châm thêm tả can du 3 phân, tả dương lăng tuyền 5 phân.
CẤM KỴ
Cấm ăn đồ dầu mỡ, sông, lạnh và đồ cay, kích thích…
GHI CHÚ
Nếu là Ỉa chảy do hư nên cứu thiên khu, kết quả rất hay. Phối hợp thuốc:
+ Xử phương : Bình vị tán gia vị:
|
Sắc uống.
Nếu kiêm thêm ngoại cảm phong hàn thì gia thêm tử tô 9g, phòng phong 5g. Nếu do thương thực no, bứt rứt, trướng và thống thì gia thêm sơn tra 6g, mạch nha 3g. Nếu bụng đau, tay chân bị giá lạnh thì gia thêm can khương 6g, nhục quế 3g , cứu nhiều trung quản và mai hoa huyệt vùng rốn. Nếu trong miệng bị nhiệt, lưỡi đỏ, bụng đau lúc nặng lúc nhẹ, đi tiểu ít, đó là hoả tà; nên gia thêm mộc thông 6g, cát căn 9g. Như có chứng lý cấp hậu trọng (lỵ) thì gia thêm hoàng liên 3g, bạch thược 9g. Nếu là thuỷ tả cần gia thêm hoạt thạch 15g.
Y ÁN
Thí dụ 1: Chúng xôn tả
Cô Trương Thị Ng… 28 tuổi, làm ruộng.
Khám lần 1 (15 tháng 3): Bệnh nhân cho biết gần đây ăn ít và bụng bị trướng, hung hiếp bị bĩ mãn. Bốn ngày trước đột nhiên đại tiện loãng như nước màu vàng, mỗi ngày đi 4 đến 5 lần, mỗi lần bụng đau là muốn đi cầu, sau khi đi thì giảm đau, trong bụng ruột bị sôi, ói ra chất chua, ưa ngủ, đến xin châm cứu, mạch huyền hoạt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng. Đây là chứng thuộc tỳ hư thấp trệ, can uất khắc thổ.
+ Phép trị: Sơ can, kiện tỳ, thanh nhiệt, lợi thấp.
+Xử phương : Châm bổ trung quản 5 phân, bổ khí hải 3 phân, bổ tam âm giao 5 phân, cứu thiên khu 5 tráng, bổ túc tam lý 5 phân, tả dương lăng tuyền 1 thốn, tả can du 3 phân, lưu kim 10 phút.
Xử phương thuốc đông dược :
Trần bì | 9g | Bạch thược | 10g |
Bạch truật | 10g | Phòng phong | 6g |
Cam thảo | 3g | Sa nhân | 6g |
Chỉ xác | 6g | Thần khúc | 3g |
Sinh khương | 3 miếng |
Sắc uống nóng.
Khám lần 2 (20 tháng 3): Sau khi châm, số lần đi đại tiện giảm xuống, bụng đau giảm nhiều, châm như cũ.
Khám lần 3 (28 tháng 3): Bụng đau đã khỏi, đại tiện khá nhiều, số lần giảm thấp.
+Xử phương: Châm bổ trung quản, khí hải, túc tam lý, tam âm giao đều 5 phân, đều cứu 3 tráng, cứu thiên khu 5 tráng, cứu thuỷ phân 3 tráng, tất cả lưu kim 15 phút. Châm như vậy gia giảm tất cả là 4 lượt các chứng đều khỏi.
Thí dụ 2 : Chứng ngũ canh tả
Anh Cao Văn H… 28 tuổi.
Khám lần 1 (17 tháng 1) : Bệnh nhân bị chứng Ỉa chảy đã lâu, mỗi ngày 2-3 lần, tiêu ra phân như hồ, ăn it và không nghĩ đến ăn, vùng hoãn bị bứt rứt, bụng trướng, mỗi lần cứ đến sau nửa đêm thì bụng bị đau, lăn lộn không an, khó mà ngủ được. Đến sáng sớm thì phải vào nhà tiêu, sau khi tiêu xong cảm thấy dễ chịu, hơn nữa gần 10 ngày trở lại đây số lần đi đại tiện tăng lên, thức ăn không hoá, tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng, gầy. Anh dùng thuốc tây nhiều nhưng kết quả không khả quan, xin được châm cứu trị liệu. Mạch trầm tế nhược, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng. Đây thuộc tỳ thận đều hư.
+ Phép trị : Kiện tỳ, bô thận.
+ Xử phương : Châm bổ trung quản 5 phân, bổ khí hải 5 phân, bổ quan nguyên 5 phân, bổ túc tam lý 5 phân, bổ tỳ du 3 phân, bổ thận du 3 phân, bổ chương môn 3 phần, bổ tam âm giao 5 phân, cứu đều 5 trắng, lưu kim 20 phút.
Khám lần 2 (21 tháng 1): Lần trước sau khi châm xong ăn nhiều hơn, bụng đau giảm, các chứng khác như cũ. Châm theo phép cũ thêm phúc kết 3 phân, cứu 20 phút.
Khám lần 3 (24 tháng 1): Sau 2 lần chữa, đại tiện còn 2 lần mỗi ngày, đau bụng nhẹ có thể chịu được, ăn nhiều hơn, các chứng còn lại vẫn như cũ. Châm theo phép cũ thêm cứu thiên khu 5 tráng, lưu kim 20 phút.
Cho uống thêm 2 thang thuốc đông y.
Phá cố chỉ 12g Ngô thù du 10g
Nhục đậu khấu 9g Ngũ vị tử 9g
Đại táo 5 trái Sinh khương 3 miếng
Khám lần 4 (27 tháng 1): vẫn còn tiêu mỗi ngày một lần, chứng đau bụng đêm giảm nhiều, tinh thần khá hơn, các chứng đều giảm. Châm theo phép cũ thêm đại trường du sâu 3 phân, cứu 5 tráng, lưu kim 20 phút, uống thêm 2 thang thuốc nói trên.
Khám lần 5 (31 tháng 1): Các chứng giảm hơn phân nửa, đau bụng đã hết, đại tiện đã thành hình (phân), châm theo phép cũ, có gia giảm 2 lượt nữa, chứng ngũ canh tiết khỏi hẳn.
+Xử phương : Châm bổ trung quản, khí hải, túc tam lý đều 3 phân và đều cứu 5 tráng, lưu kim 20 phút. Sau khi châm bệnh khỏi hẳn.