Hormon chống lợi niệu – Vasopressin, ADH

Cận lâm sàng

TÊN KHÁC: vasopressin, ADH (tiếng Anh: Anti-Diuretic Hormone).

NGUÔN GỐC: do các nơron (tế bào thần kinh) của vùng dưới đồi thị bài tiết ra và sau đó được tích chứa ở trong thuỳ sau của tuyến yên.

TÁC DỤNG VÀ ĐIỀU HOÀ:

Hormon chống lợi niệu kích thích tái hấp thụ nước ở các ống thận, do đó có tác dụng cô đặc nước tiểu đầu tiên (do các tiểu cầu thận lọc ra). Cơ chế là hormon tác động tối các thụ thể (receptor) đặc hiệu ở trên bề mặt của các tế bào ống thận. Nếu các thụ thể này không tiếp nhận hormon chống lợi niệu thì sẽ gây ra bệnh đái tháo nhạt do thận.

Ngoài tác dụng chống lợi niệu, hormon còn có tác dụng vận mạch làm co các tiểu động mạch.

Áp lực thẩm thấu của tuần hoàn máu động mạch tới vùng dưới đồi thị (ở đây có các thụ thể cảm nhận áp lực thẩm thấu) là một trong những yếu tố kích thích hoặc kìm hãm sự bài tiết hormon chống đái tháo. Bài tiết hormon chống lợi niệu cũng chịu ảnh hưởng của những biến động của khối lượng máu, thông qua sự phát hiện bởi những thụ thể của thành các động mạch ở xoang cảnh, thành các tâm nhĩ, và cung động mạch chủ (thụ thể áp suất)

Kích thích những thụ thể β – adrenergic, chất nicotin và stress làm tăng bài tiết hormon chống lợi niệu, ngược lại kích thích những thụ thể a – adrenergic làm giảm bài tiết hormon này.

HÀM LƯỢNG TRONG HUYẾT TƯƠNG: bình thường là 1,8 – 4,8 μmol/l (nếu không hạn chế uống nước).

GIẢM BÀI TIẾT, xem bệnh đái tháo nhạt (trừ trường hợp đái tháo nhạt do thận).

TĂNG BÀI TIẾT, xem: hội chứng bài tiết hormon chống lợi niệu không thích hợp (hội chứng Schwartz-Bartter), tổn thương hệ thống thần kinh trung ương (nhiễm khuẩn, chấn thương, xuất huyết, khối u), viêm đa rễ dây thần kinh, động kinh.

THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH (trong trường hợp giảm bài tiết):

Thử nghiệm (test) hạn chế uống nước,xem thử nghiệm này.

Test với vasopressin:tiêm tĩnh mạch 1 pg một chất tương tự với hormon chống lợi niệu (lypressin hoặc desmopressin) sẽ làm giảm bài niệu, và tăng áp lực thẩm thấu của nước tiểu > 9% trong trường hợp đái tháo nhạt do thiếu hụt hormon chống đái tháo của tuyến yên. Test này sẽ không hiệu quả trong trường hợp bệnh đái tháo nhạt do thận.

Thử nghiệm quá tải muối: đã bỏ không làm.

Test với nicotin: đã bỏ không làm.

THỬ NGHIỆM (TEST) KÌM HÃM (trong trường hợp tăng chế tiết), xem: thử nghiệm quá tải nước.

Cận lâm sàng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

Hỏi đáp - bình luận