Bệnh mùa hè: Say nóng, say nắng, chuột rút

Sức khỏe gia đình

Say nóng

Khi làm việc trong môi trường nóng nực ra nhiều mồ hôi, người lao động thấy rất mệt, da lạnh và ẩm, nhợt nhạt, mạch đập nhanh và yếu – đó là những dấu hiệu của say nóng. Nguyên nhân thường do:

  • Có nhiều điều kiện thuận lợi gây ra say nóng
  • Khí hậu nhiệt đói ẩm ướt (độ ẩm cao).
  • Không có gió.
  • Trời oi bức, trưốc khi có cơn giông.
  • Trời nắng hạ ngả về chiều, tròi nhiều mây, ít tia tử ngoại và nhiều tia hồng ngoại.
  • Làm việc ở cánh đồng trũng, nước mất đi mặt trời hun nóng cả ngày. Làm việc cạnh hầm lò, chạy marathon.
  • Không đủ nước uống và muối pha vào nước uống.
  • Đối với trẻ em bị cảm sốt xoàng được bố mẹ chăm sóc không đúng quy cách: đóng kín cửa, đắp chăn chùm kín cho con.

Trong trường hợp này phải đưa nạn nhân vào nằm chỗ mát, đặt chân cao hơn đầu để bảo đảm máu nuôi não. Cho nạn nhân uống nước muối (pha một thìa muối nhỏ vào một lít nước lọc), uống từ từ từng ngụm. Nếu nạn nhân bị bất tỉnh thì không nên cho ăn uống bất kỳ thứ gì mà mời ngay cán bộ y tế đến xử lý.

Các biểu hiện của say nóng
Các biểu hiện của say nóng

Say nắng

Trong thời tiết nắng nóng, người lao động như muốn ngất xỉu, da nạn nhân đỏ, rất nóng và khô, ngay cả hõm nách nơi ra nhiều mồ hôi nhất cũng không có mồ hôi. Nạn nhân sốt rất cao, thường là bất tỉnh.

Gặp trường hợp này phải cứu người bị nạn bằng cách đưa ngay vào chỗ mát, phải làm cho nhiệt độ cơ thể hạ xuống bằng cách lau nước mát, quạt mát… và mời cán bộ y tế đến xử lý. Say nắng hiếm gặp hơn so với say nóng, nhưng rất nguy hiểm, đặc biệt đối với người già hoặc người nghiện rượu.

Chuột rút

Trong mùa nắng, chúng ta lao động trong môi trường nắng nóng, mất nhiều mồ hôi, làm cơ thể mất đi một lượng muối và nước đáng kể. Thường hay gặp là trường hợp co rút cơ (còn gọi là chuột rút) do cơ thể bị thiếu muối natriclorua. Thường gặp là co rút các nhóm cơ ở tay, chân, đôi khi có trường hợp đau vùng thượng vị do dạ dày bị co thắt đột ngột. Trường hợp này người lao động nên nghỉ ngơi và uống nước muối loãng để bù lại lượng muối natriclorua đã mất qua mồ hôi.

Một điều nữa cũng cần lưu ý trong mùa nắng là trẻ em rất nhạy cảm với nhiệt độ. Trong môi trường nắng nóng cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại bằng cách ra nhiều mồ hôi để chống lại.. Lúc này trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, vật vã, đòi uống vì khát. Nếu sau đó trẻ không được uống nước để bù đắp lại lượng nước đã mất, cơ thể sẽ không toát mồ hôi nữa và thân nhiệt bắt đầu tăng lên, có thể sốt trên 40 độ C. Khi đó hãy nhanh chóng làm mát cho bé bằng cách tắm nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của trẻ từ 2-3 độ c, có thể chườm lạnh hoặc quấn tã tẩm nước mát. Sau đó cho uống thuốc hạ sốt. Nếu 30 phút sau trẻ vẫn không hạ sốt thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế cấp cứu. Để phòng trúng nắng trúng nóng, cần cho trẻ uống đủ nước, không cho trẻ mặc nhiều quần áo, không nên cho trẻ ở quá lâu dưới ánh nắng mặt trời.

Phòng chống say nắng, say nóng

Các biện pháp dự phòng say nắng, say nóng là không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,… Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng. Thường xuyên uống nước dù chưa khát. Nên uống nhiều nước có pha muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây. Nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 – 20 phút.

Sức khỏe gia đình
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận