10 điều không nên trồng hoa ở trong phòng
Trồng những cây hoa cỏ có nhiều sinh khí ở trong phòng thì rất có lợi. Nhưng cần chú ý những điều sau đây :
Không được đặt bình hoa lên trên ti-vi.
Không được đặt những cây hoa cỏ có thể tích lớn ở trong phòng. Diện tích của những cây hoa cỏ không nên chiếm quá l/10 diện tích căn phòng.
Không nên trồng quá nhiều loại hoa, số lượng quá nhiều, số loài quá phức tạp, màu sắc không nên quá nhiều. Nên bố trí sắp đặt sao cho ít mà tinh.
Màu sắc hoa cỏ và màu sắc bối cảnh, về mặt sắc điệu hai cái đó không nên quá gần nhau.
Những loài cây có gai, có chất độc thì không được đặt ở nơi mà trẻ con có thể với tới được.
Không nên đặt những chậu cây có màu xanh thẫm lên trên những dụng cụ có màu trà thẫm, bởi sẽ gây cảm giác u tối, không có sinh khí.
Không nên đặt những chậu hoa cao tròn lên trên những chiếc bàn dài. Bởi vì sự thay đổi trực tuyến và cô tuyến quá lớn dễ gây cho người ta cảm giác không thoải mái.
Những hoa cỏ có hình thân cao không nên đặt lên trên những chiếc ghế hoặc trên bàn cao, nếu không sẽ gây cho người ta một cảm giác không ổn định.
Không nên đặt những chậu hoa xa nhau quá. Hướng đông một bó, hướng tây một cành, chang có cảm giác gì về màu sắc bối cảnh, khiến cho căn phòng trở nên rời rạc thảm hại.
Trong phòng ngủ không nên để những chậu hoa có mùi thơm nồng quá; trong thư viện không nên đặt những chậu hoa màu sắc tươi quá; trên bệ cửa sổ không nên đặt những loài cây có thân cao, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự thông gió và ánh sáng ở trong phòng.
Không nên trồng những cây hoa lá có hại cho sức khỏe con người
Những loài hoa cỏ không nên để lâu ở trong phòng:
Những loại cây như Tùng bách, nếu để ở trong phòng một số lượng tương đối nhiều thì sẽ toả ra nhiều mùi dầu thông nồng đậm, ảnh hưởng đến khẩu vị của người trong phòng, làm cho người có mang bị buồn nôn; Thiên trúc tế sẽ làm cho một số người phản ứng quá mẫn cảm; mùi thơm của hoa cây Uc kim có chứa chất kiềm độc, tiếp xúc lâu ngày sẽ làm cho người ta nhức đầu chóng mặt và có thể làm cho rụng tóc; ban đêm, khi hết tác dụng quang hợp thì sẽ toả ra khối lượng thán khí rất lớn, sẽ làm cho những người cao huyết áp và những người mắc bệnh đau tim cảm thấy u buồn; mùi của cây Tiếp cốt mộc toả ra cũng làm cho người ta buồn nôn và chóng mặt. Do đó, những loài cây cỏ kể trên không nên để lâu ở trong phòng.
Những loài hoa cỏ có chất độc là:
Đỗ quyên vàng: trong thân và hoa cây đều có chứa chất độc. Nếu ăn nhầm thì sẽ bị trúng độc.
Nhất phẩm hồng: cả cây đều có độc, nhựa màu trắng có thể kích thích da sưng đỏ, nếu ăn nhầm phải nụ, phải lá của nó thì sẽ có nguy hiểm ngộ độc chết người.
Hiệp trúc đào: trong cành, lá và vỏ cây đều chứa chất glucozit. Nếu ăn nhầm chỉ vài gam Hiệp Trúc Đào thôi cũng đủ bị trúng độc.
Cây có độc thuộc loài thực vật nhiều nhựa, sau khi ngắt nụ, nó sẽ chảy ra một thứ nước trắng có thể làm cho da bị mọng đỏ, nếu bắn vào mắt có thể bị mù.
Mai ngũ sắc: hoa, lá đều có chất độc, ăn nhầm sẽ bị đau bụng đi ngoài, sẽ phát sốt.
Thuỷ tiên: trong thân cây có chất Lacôtin, ăn nhầm sẽ bị viêm ruột, bị nôn. Nước ở trong lá và hoa của nó có thể làm cho da bị mọng đỏ.
Thạch toan: thân cây có chứa chất kiềm thạch toan có chất độc. Nếu người nào chạm da vào nó thì sẽ sưng mọng lên và sẽ rất ngứa. Chất kiềm thạch toan vào đường hô hấp sẽ làm cho người ta chảy máu cam, nếu ăn nhầm phải nó thì sẽ bị nôn mửa, đau bụng đi ngoài, chân tay rét run, đầu óc choáng váng. Nếu nghiêm trọng sẽ làm cho trung khu tê liệt dẫn đến tử vong.
Cỏ hàm tu: trong cơ thể mà có chất kiềm cỏ hàm tu, nếu tiếp xúc nhiều sẽ dẫn đến bị rụng tóc, rụng lông mày.
Hổ kích mai, Bá vương tiên: chất nhựa trắng trong thân cây rất độc, tuyệt đối không được để rơi vào mắt.
Hoa lá Vạn niên thanh: trong hoa lá có chứa chất axit và chất tung môn tung, ăn nhầm phải nó sẽ bị sưng đau mồm, họng, thực quản, dạ dày và ruột, thậm chí còn nguy hại đến thanh đới, làm cho người ta bị câm.
Loài cây Tiên nhân chưởng: có chứa chất độc, sau khi nó châm vào người thì sẽ bị mọng đỏ và rất đau, rất ngứa.